Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 58 - Bài 23: Thực hành xây dựng thực đơn (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 - Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày.

 2. Kĩ năng:

 - Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình.

 3. Thái độ :

 - Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong công việc của gia đình.

 4. Tích hợp môi trường:

 - Giữ gìn vệ sinh nơi nấu ăn, an toàn thực phẩm.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 1. Chuẩn bị giáo viên:

 - Danh sách các món ăn thường dùng trong gia đình

 - Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn hàng ngày.

 2. Chuẩn bị của học sinh:

 - Sưu tầm một số thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày.

 

docx2 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 58 - Bài 23: Thực hành xây dựng thực đơn (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 Ngày soạn : 23 /03/2014 TIẾT 58 Ngày dạy: 28 /03/ 2014 Bài 23: THỰC HÀNH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN ( Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Biết cách xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày. 2. Kĩ năng: - Có kĩ năng vận dụng để xây dựng được những thực đơn phù hợp đáp ứng yêu cầu ăn uống của gia đình. 3. Thái độ : - Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị trong công việc của gia đình. 4. Tích hợp môi trường: - Giữ gìn vệ sinh nơi nấu ăn, an toàn thực phẩm. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Chuẩn bị giáo viên: - Danh sách các món ăn thường dùng trong gia đình - Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn hàng ngày. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sưu tầm một số thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu về quy trình tổ chức bữa ăn. Vậy, muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo thì đầu tiên chúng ta phải lập được một thực đơn dùng cho bữa ăn đó. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hành xây dựng thực đơn dùng trong bữa ăn thường ngày. b. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh: Tên thực hành Vật liệu – dụng cụ Quy trình thực hành Kết quả thực hành Xây dựng thực đơn + Danh sách các món ăn thường dùng trong gia đình + Bảng cơ cấu thực hiện bữa ăn hàng ngày. - GV giới thiệu cách làm. - HS tiến hành thực hành. c. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức thực hành * Giới thiệu bài thực hành - Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải thực hiện các bước như thế nào? - Em hãy cho biết thực đơn là gì? - Em hãy cho biết nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn thường ngày cho gia đình là gì? - GV nêu mục tiêu tiết thực hành: Tiết thực hành hôm nay chúng ta sẽ thực hành xây dựng thực đơn dùng cho bữa ăn thường ngày - Cho học sinh quan sát hình 3.26 SGK - Gia đình em thường dùng những món ăn gì trong ngày? - Muốn tổ chức tốt bữa ăn cần phải + Xây dựng thực đơn. + Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn + Chế biến món ăn + Bày bàn và thu dọn sau khi ăn - HS trả lời khái niệm thực đơn - Nguyên tắc xây dựng thực đơn + Thực đơn có chất lượng và số lượng món ăn phù hợp. + Thực đơn phải có đủ các loại món ăn chính. + Thực đơn phải đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và hiệu quả kinh tế - HS: Chú ý lắng nghe I. Thực đơn dùng cho các bữa ăn hàng ngày. 1. Số món ăn. - Trong bữa ăn thường có từ 3 – 4 món. 2. Các món ăn. - 3 Món chính: Canh, mặn, xào. - 1 hoặc 2 món phụ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành - GV cho HS xem H3.26/sgk + Danh mục các món ăn thường ngày và bảng cơ cấu thực đơn hợp lý của bữa ăn thường ngày. - Em hãy nêu nhận xét về thành phần và số lượng món ăn của bữa cơm gia đình? - Gia đình em thường dùng những món ăn gì thường ngày? - GV yêu cầu học sinh thực hành cá nhân mỗi học sinh lập thực đơn cho gia đình dùng trong một ngày làm tại lớp nộp cho giáo viên nhận xét, đánh giá HS quan sát hình 3.26/trang 114 SGK - có từ 3-4 món thuộc loại chế biến đơn giản, nhanh gọn. - Món canh,mặn, xào. - Mỗi HS tập lập một thực đơn cho gia đình trong 1 ngày. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả thực hành - GV thu và nhận xét bài làm của học sinh và thu bài về nhà chấm - HS: Chú ý lắng nghe và rút kinh nghiệm 3. Dọn vệ sinh lớp – dụng cụ thực hành: - Hướng dẫn học sinh vệ sinh lớp học. 4. Nhận xét - dặn dò: - GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc trong giờ thực hành của học sinh. - Chuẩn bị trước một số món ăn dùng trong bữa tiệc để tiết sau thực hành IV. RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docxTuan 29 Cong nghe 6 Tiet 58 2013 2014.docx