Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 29 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được những việc cần làm để tự bảo vệ quyền của mình.

 2. Thái độ: - Biết quý trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình và tôn trọng quyền của người khác .

3. Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng ứng xử, phân biệt hành vi đúng sai trong việc thực hiện quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân .

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

- Sách bài tập tình huống GDCD 6.

III.NỘI DUNG:

- Trách nhiệm của công dân đối với quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân.

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1063 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 29 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 Tiết 29 - Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM Ngày soạn: 3 / 4 / 2005 Ngày dạy: 5 / 4 / 2005 I .MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được những việc cần làm để tự bảo vệ quyền của mình. 2. Thái độ: - Biết quý trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình và tôn trọng quyền của người khác . 3. Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng ứng xử, phân biệt hành vi đúng sai trong việc thực hiện quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân . II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: Sách bài tập tình huống GDCD 6. III.NỘI DUNG: Trách nhiệm của công dân đối với quyền được bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: -Pháp luật nước ta đã có những quy định như thế nào về quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân? 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: GV tóm tắt nội dung tiết học trước để dẫn dắt HS vào tiết học hôm nay. b. Dạy – học bài mới: 1. Hoạt động 1: Phát triển kĩ năng nhận biết và ứng xử trước các tình huống liên quan đến quyền được bảo hộ về tính mạng thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân: - GV treo bảng phụ , học sinh đọc tình huống: Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau ( SGK / 54 ) -HS trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến. -GV nhận xét, lựa chọn ý đúng để chốt đáp án. -HS đọc bài tập c/ 54 / SGK. -HS làmviệc cá nhân ( 3 phút ). -HS phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung. -GV chốt đáp án. * GV chuyển ý sang HĐ 2. III. Bài tập: 1.Bài tập b / 54 / SGK: 1.Tuấn đã vi phạm: chửi bạn, đánh bạn. Anh trai Tuấn cùng phạm tội : xâm phạm đến thân thể người khác. 2. Nếu là Hải, em sẽ: -Trực tiếp giải thích choTuấn hiểu là không nên đánh, chửi bạn. -Nếu Tuấn vẫn không nghe thì báo cáo với cô giáo chủ nhiệm, bố mẹ biết để cùng giải quyết. 2.Bài tập c/ 54 / SGK: - Đáp án : 4 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS liên hệ bản thân, rèn kĩ năng ứng xử để thực hiện quyền của mình: -H: Hãy nêu những ví dụ về xâm phạm quyền được bảo hộ về tính mạng, thân thể trong học sinh mà em biết? (Đánh bạn; xúc phạm bạn; gây gổ với bạn; nói xấu bạn; đùa dai; trêu chọc bạn; nói tục, chửi thề). -H: Khi gặp những trường hợp đó em cần phải làm gì? +Gặp các bạn, phân tích để các bạn thấy làm như vậy là sai. + Nếu thấy bạn tiếp tục vi phạm thì báo với GVCN hoặc nhà trường biết để kịp thời ngăn chặn. -H: Khi tính mạng , thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình bị xâm phạm em sẽ làm gì? +Tự biết bảo vệ quyền của mình. +Tố cáo những hành vi xâm phạm bằng cách báo cho thầy cô, bố mẹ biết để kịp thời ngăn chặn và xử lí, không tự ý giải quyết. * GV tổ chức cho các nhóm HS sắm vai một trong những biểu hiện vi phạm trên và cho biết cách ứng xử. - Lớp nhận xét và bổ sung. 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, củng cố kiến thức: -GV treo bảng phụ. HS đọc và xác định yêu cầu . 1. Những hành động nào sau đây xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của con người? a.Tỏ thái độ không đồng ý vì bị bạn trêu chọc quá mức. b.Đua xe gây tai nạn cho người đi đường rồi bỏ chạy. c.Báo cho thầy cô biết về việc bạn bỏ học đi chơi. d.Đánh bạn. đ.Bênh vực bạn khi bạn bị bắt nạt. e.Nhà trường lập biên bản HS đã vi phạm nội quy thi. f.Đổ rác bừa bãi. g.Vu oan cho người khác để trả thù. 2.Tan học lâu rồi mà vẫn chưa thấy bé Mai về * Đáp án: b, d, f , g. nhà, mọi người hốt hoảng đi tìm. Mãi đến gần tối, chú công an giao thông trông thấy bé Mai đứng khóc ở góc đường mới dẫn em về nhà .Thì ra bé mai bị một người phụ nữ lạ mặt bắt em đi theo. Đến một nơi khá xa trường, bà ta lấy hết bông tai, vòng vàng mà em đeo trên người rồi bỏ đi. Mọi người thở phào nhẹ nhõm, mừng rỡ. Bà ngoạibảo: “ Thôi thì của đi thay người”. Em có đồng ý với quan điểm của bà ngoại bé Mai không? Qua câu chuyện trên em rút ra được điều gì? * Đáp án: -Em đồng ý với quan điểm của bà ngoại bé Mai vì tính mạng, thân thể , sức khoẻ của con người là quý giá nhất. -Qua đó , em rút ra bài học: + Không đeo đồ nữ trang bằng vàng đến trường. + Nếu có người lạ mặt rủ đi không nên đi theo. Cần biết cách để tự bảo vệ mình . 3.Củng cố bài học: -Theo em , mỗi người cần phải làm gì để bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình và người khác. 4.Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc nội dung bài học. - Chuẩn bị bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

File đính kèm:

  • doctuan 29.doc