A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu những qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Học sinh thấy được tính mạng, sức khoẻ là cái quí giá nhất cần được giữ gìn và bảo vệ.
2. Kĩ năng: HS biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại và biết tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
3. Thái độ: HS biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 29 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 29: BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM.(T2)
Ngày soạn: 5/4/09
Ngày giảng: 15/4/09
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp Hs hiểu những qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm. Học sinh thấy được tính mạng, sức khoẻ là cái quí giá nhất cần được giữ gìn và bảo vệ.
2. Kĩ năng: HS biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại và biết tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
3. Thái độ: HS biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Luật hình sự 1999
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 1 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Pháp luật Việt Nam có những qui định gì về bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự và nhân phẩm của CD?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (1 phút): Gv Dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: (10 phút) Rèn luyện cách ứng xử cho hs.
Gv: HD học sinh làm bài tập c ở sgk/45.
Gv: Theo em khi tính mạng, thân thể bị xâm hại cần phải làm gì?.
( Phản kháng, thông báo tìm sự giúp đỡ của người có trách nhiệm..).
*HĐ2: HS thảo luận nhóm ( 10 phút):
ND: Tìm hai hành vi xâm hại đến:
N1: Tính mạng,
N2: Thân thể, Sức khoẻ
N3: Danh dự.
N4: Nhân phẩm.
Các nhóm thảo luận, trình bày, GV nhận xét, chốt lại.
Gv: Khi thân thể tính mạng...của người khác bị xâm phạm thì chúng ta cần làm gì?.
* HĐ3:( 12 phút) Luyện tập.
Gv: HD học sinh làm các bài tập b,d,đ sgk/46.
( Ở bài tập b, Gv có thể cho HS sắm vai).
Gv: HD học sinh làm các bài tập ở sách bài tập tình huống 6/49,50.
( Nếu còn thời gian Gv cho HS làm tiếp những bài tập sau:
1. Trong những hành vi sau hành vi nào xâm phạm đến tính mạng..... của CD?.
a. Lan ở nhà trông em, sợ em chạy ra đường nên đã lấy dây buộc chân em vào chân giường.
b. Hà, Nam Huân cùng vào hùa với nhau trêu đùa Linh đến phát khóc.
c. Nghe thấy một bạn nói xấu cô giáo, Hiền đến lớp mách cô giáo, cô phê bình làm bạn có lỗi rất xấu hổ.
d. Sợ con gẫy tay, gẫy chân bố mẹ cấm không cho Hưng chơi bất cứ môn thể thao nào.
2. Nguyên vô tình hắt nước vào Nhân, rồi lẳng lặng bỏ đi. Bực quá Nhân đuổi theo đá cho Nguyên mấy cái thế là cuộc ẩu đã xãy ra.
Em có suy nghĩ gì về cách cư xử của 2 bạn. Nếu em là một trong hai bạn đó em sẽ xử sự ntn?.
2. Trách nhiệm của công dân học sinh:
- Phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Biết tự bảo vệ quyền của mình.
- Phê phán, tố cáo những việc làm trái với qui định của pháp luật.
IV. Cũng cố: ( 2 phút)
Gv yêu cầu HS khái quát nội dung toàn bài.
V. Dặn dò: ( 3 phút)
- Học bài,
- Xem trước nội dung bài 17.
- Nhóm 1 chuẩn bị đồ dùng chơi sắm vai, theo tình huống của bài.
Phần bổ sung:
..
..
File đính kèm:
- tiet 29.doc