Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 26 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 2)

I- Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu

- Ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ HT của CD;

- Thấy được sự quan tâm của NN và XH đối với quyền HT của CD và trách nhiệm của bản thân trong HT.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt những biểu hiện đúng và chưa đúng trong thực hiện quyền và nghĩa HT;

- Thực hiện đúng những qui định nhiệm vụ HT của bản thân;

- Siêng năng, cố gắng cải tiến PP HT để kết quả HT đạt tốt.

3. Thái độ:

- Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ HT;

- Yêu thích việc học; Thực hiện theo lời Bác dạy.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 26 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26. Tiết 26. Ngày 3 tháng 3năm 2014 BÀI 15- QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (Tiết 2) Mục tiêu bài học: Kiến thức: Giúp HS hiểu Ý nghĩa của việc học tập, hiểu nội dung quyền và nghĩa vụ HT của CD; Thấy được sự quan tâm của NN và XH đối với quyền HT của CD và trách nhiệm của bản thân trong HT. Kĩ năng: Phân biệt những biểu hiện đúng và chưa đúng trong thực hiện quyền và nghĩa HT; Thực hiện đúng những qui định nhiệm vụ HT của bản thân; Siêng năng, cố gắng cải tiến PP HT để kết quả HT đạt tốt. Thái độ: Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ HT; Yêu thích việc học; Thực hiện theo lời Bác dạy. Tài liệu phương tiện: SGK GDCD 6- NXB GD năm 2013; SGV GDCD 6- NXB GD TKBG GDCD 6 Hiến pháp 2013 (Đ39) , Luật GD (Đ10), Luật BV-CS và GD trẻ em (năm 2004) (Đ16). Tranh ảnh về quyền HT (tranh bài 15) Máy chiếu, video clip về hđ học của HS khoá trước. Các hoạt động: ÔĐTC: Lớp 6A 6B 6C Vắng KTBC: Tình huống: Trong XH hiện nay nhiều GĐ bận làm ăn đã phó thác việc giáo dục và học tập của con cho nhà trường. Mặt khác họ cho rằng con cái sợ thầy cô hơn sợ mẹ cha. Theo em quan niệm đó đúng hay sai? Vì sao? Sai. Vì cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm . Bài mới: *Giới thiệu chủ đề bài mới: Tiết 2 bài 15 *Nội dung mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung trọng tâm Hoạt động 1. Tiếp tục tìm hiểu nội dung bài học. ?NN có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo quyền HT của công dân? Thực hiện công bằng trong giáo dục; Điều 39 – HP 2013 Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân – Luật GD 2005 Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình. Mở mang hệ thống trường lớp; MN, TH, THCS, công lập, dân lập, tư thục, trường chuyên biệt, trường của các cơ quandành cho người khuyết tật, dành cho trẻ em có hành vi lệch chuẩn. Miễn học phí cho các đối tượng chính sách, học sinh Tiểu học (học trong các trường công lập Điều 16. Quyền được học tập- Luật BVCS&GD TE năm 2004 1. Trẻ em có quyền được học tập. 2. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí. Hỗ trợ học phí, sinh hoạt phí cho đối tượng 202; Điều 28. Trách nhiệm bảo đảm quyền được học tập – Luật BVCS GD TE năm 2004 5. Nhà nước .; chính sách miễn, giảm học phí, cấp học bổng, trợ cấp xã hội để thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Tình huống: Hiện nay, nhà nước ta có những chính sách hỗ trợ nào đối với những học sinh gặp nhiều khó khăn trong học tập như: học sinh nghèo, học sinh là con thương binh, bệnh binh, học sinh là người khuyết tật, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn? Trả lời Học tập là quyền cơ bản của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập. Điều 59, Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp." Cụ thể hóa quy định trên, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, các biện pháp hỗ trợ những học sinh nghèo gặp khó khăn, nhằm bảo đảm cho mọi học sinh đều được học tập. Đó là : Chính sách cấp học bổng cho học sinh nghèo vượt khó, học sinh là người tàn tật, học sinh là người dân tộc thiểu số. Chính sách trợ cấp và miễn giảm học phí cho người học là đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người mồ côi không nơi nương tựa, người tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, người có hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn vượt khó trong học tập Chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội cấp học bổng và trợ cấp cho người học. Nhà nước thành lập trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Người khuyết tật được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia Nhà nước tạo mọi điều kiện để người có tài được phát triển, cống hiến tài năng cho tổ quốc. Tình huống: Hiện nay, nhà nước ta có những chính sách gì để khuyến khích, bồi dưỡng những học sinh tài năng, có thành tích cao trong học tập? “Hiền tài là nguyên khí quốc gia.” Nhà nước ta luôn luôn có chính sách ưu đãi, khuyến khích bồi dưỡng nhân tài. Điều 59, Hiến pháp 1992 quy định rằng: “Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng.” Hiện nay, Nhà nước ta có rất nhiều các chính sách để khuyến khích bồi dưỡng các học sinh tài năng, có thành tích cao trong học tập: Nhà nước thành lập các trường chuyên, trường năng khiếu, ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, ngân sách cho các trường năng khiếu; khuyến khích các tổ chức cá nhân thành lập các trường chuyên, năng khiếu, có chính sách ưu đãi đối với trường chuyên, năng khiếu do các tổ chức, cá nhân thành lập; Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu; người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các tổ chức cá nhân trong xã hội cấp học bổng cho người học có thành tích tốt. Nhà nước quy định chế độ ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng đối với học sinh có năng khiếu, có thành tích học tập xuất sắc ?Vì sao NN lại có những chính sách trên? Thể hiện tính nhân đạo của PL NN ta; Khẳng định bản chất của NN là NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. ?Nếu không cố gắng học tập thì hậu qủa sẽ như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội? Nội dung bài học. a/ Tầm quan trọng của HT: b/ Quyền và nghĩa vụ học tập: *Quyền học tập: *Nghĩa vụ học tập: c. Trách nhiệm của cha, mẹ, người đỡ đầu d. Trách nhiệm của NN Hoạt động 2. Luyện tập BT 1 BT2 BT3/SGK Tr 40 Điều 63. Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật- Luật GD 2005. 1. Nhà nước thành lập và khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật nhằm giúp các đối tượng này phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, hòa nhập với cộng đồng. 2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do Nhà nước thành lập; có chính sách ưu đãi đối với các trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật do tổ chức, cá nhân thành lập. Điều 52. Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học- Luật BV CS GD TE 2004 Trẻ em khuyết tật, tàn tật, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ, chăm sóc, được tạo điều kiện để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào các lớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡ học văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội. BT 4/SGK Tr40 HS trả lời tự do – GV cho điểm nếu hợp lí. Bài tập. Củng cố: Tình huống: Nhà Nam nghèo, không đủ điều kiện cho con học tập. Nhưng bố mẹ Nam vẫn có gắng không để Nam thất học. Vậy mà vào lớp, Nam lại lười học, Nam cho rằng nhà mình nghèo có cố gằng HT cho tốt cũng không có ích lợi gì. Nam đến trường chỉ vì cha mẹ bắt buộc mà thôi. Nhận xét về việc làm của bố mẹ Nam và Nam. Nhà nghèo có nên cố gắng học tập không Tại sao? NN có những chính sách gì hỗ trợ cho người nghèo thực hiện quyền HT? Khoản 1 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau: "1. Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước." HDHT: Học thuộc nội dung bài học; Chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra 45 phút.

File đính kèm:

  • docTuan 26 Tiet 26 GD 6.doc
Giáo án liên quan