I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện đúng sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Tôn trọng quyền học tập của mình và người khác.
II. CÁC KĨ NĂNG SÓNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kĩ năng hợp tác
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiềt: 26 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26 Ngày soạn:05/03/2014
Tiềt : 26 Ngày dạy :07/03/2014
Bài 15: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
- Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt được những biểu hiện đúng sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
- Thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.
3. Thái độ:
- Tôn trọng quyền học tập của mình và người khác.
II. CÁC KĨ NĂNG SÓNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ học tập
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Kĩ năng hợp tác
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: 6A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra 15 phút
Câu hỏi: Theo quy định của pháp luật thì công dân có những quyền và nghĩa vụ gì về học tập?
Đáp án:
Đáp án
Biểu điểm
Theo quy định của pháp luật: Học tập là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân.
*Quyền:
- Công dân đều có quyền học không hạn chế, từ tiểu học -->sau đại học
- Học bất kì ngành nghề nào
- Học bằng nhiều hình thức
- Có thể học suốt đời
*Nghĩa vụ:
- Trẻ em từ 6-->14 tuổi bắt buộc hoàn thành bậc tiểu học vì nó là nền tảng của hệ thống giáo dục nước ta.
- Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nhiệm vụ học tập.
1.0đ
1.5đ
1.5đ
1.5đ
1.5đ
2.0đ
1.0đ
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Liên hệ kiến thức tiết 1 để vào bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Sắm vai.
*Nội dung: Nam đến rủ Hùng đi học thì nghe Hùng nói:
- Học tập là quyền của mình thì mình học cũng được mà không cũng chẳng sao, không ai bắt được mình.
- Khoa đang ngồi chơi cùng Hùng lên tiếng:
Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo, lại nhiều bạn là dân tộc nữa. Chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.
? Em nghĩ gì về suy nghĩ của Khoa và Hùng?
HS: Trả lời.
GV: Kết luận: suy nghĩ của hai bạn là không đúng, học là quyền đồng thời cũng là nghĩa vụ của CD. Các bạn nghèo, các bạn dân tộc cũng có quyền và nghĩa vụ học tập như nhau không phân biệt giàu nghèo hay dân tộc.
GV: Giới thiệu Điều 9 luật giáo dục.
? Điều 9 luật giáo dục quy định điều gì?
HS: Liên hệ thực tế ở trường ta.
GV: Cho hs quan sát tranh “HSDT ở nội trú” liên hệ hs DT ở trường không phải đóng tiền XD, HS kinh và DT ở vùng khó khăn không phải đóng học phí vv.
? Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo lại có điều kiện đi học không?
HS: Nhờ vào nhà nước và các tổ chức XH
? Nhà nước có trách nhiệm gì?
? Những quy định trên thể hiện điều gì của pháp luật Việt Nam?
Hoạt động 2: Luyện tập:
Bài tập a:
GV: Đọc bài tập a sgk
HS: Trình bày cá nhân
GV: Đọc bài tập b sgk
HS: Tự trình bày
GV: Đọc bài tập c
HS: Thảo luận .Ghi vào vở
GV: Yêu cầu hs làm phần d
HS: Trả lời: Ý 3
2. Nội dung bài học:
- Điều 9 luật giáo dục: “..mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng nguồn gốc gia đình, địa vị XH, hoặc hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập..”
* Trách nhiệm của nhà nước:
Nhà nước thực hiện công bằng XH trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành .Mở mang trường lớp, miễn phí cho hs tiểu học, quan tâm giúp đỡ trẻ em khó khăn
==> Thể hiện tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam. Chúng ta phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập của mình.
3. Bài tập:
a.Các hình thức học tập: Học ở trường, lớp, tự học ở nhà .
b. Nguyễn Ngọc Kí:
Ở trường:
c. Họ đều có quyền nghĩa vụ học tập, họ có thể học ở lớp giành riêng cho họ, hoặc học qua sách, tivi, qua bạn bè..
d.Ý đúng Ý 3
4. Củng cố: Thi đấu giữa 4 nhóm làm bài tập e sgk
Gv: Đọc theo thứ tự quay vòng từ nhóm 1 đến 4
5. Đánh giá:
Tình huống: Nam sinh ra trong gia đình đông anh chị em, Nam là con đầu trong gia đình, các em còn nhỏ. Hằng ngày bố mẹ em rất vất vả để kiếm sống nuôi cả gia đình. Trước khó khăn đó, bố mẹ đã yêu cầu Bình nghỉ học để chăn bò giúp mẹ hỗ trợ nuôi các em.
Theo em, quyết định của bố mẹ bạn ấy có đúng không? Nếu em là Bình thì em cần làm gì để có thể đến trường trở lại?
6. Hoạt động nối tiếp: Về học bài
Ôn tập bài 13,14,15 tiết sau kiểm tra
7. Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 26 CD 6 tiet 26.doc