I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung quyền và nghĩa vụ học tập của công dân và sự quan tâm của nhà nước , xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân.
2. Thái độ: - Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ học tập.
3. Kĩ năng: -Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Hiến pháp 1992 ( điều 59 )
- Điều 10 – Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em.
- Điều 9 – Luật giáo dục.
- Điều 1 – Luật phổ cập giáo dục.
- Số liệu về thành tựu giáo dục trong những năm qua.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 25 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Tiết 25 - Bài 15:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP
Ngày soạn: 6/ 3 / 2005
Ngày dạy: 9 / 3 / 2005
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của việc học tập, nội dung quyền và nghĩa vụ học tập của công dân và sự quan tâm của nhà nước , xã hội đối với quyền lợi học tập của công dân.
2. Thái độ: - Tự giác và mong muốn thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ học tập.
3. Kĩ năng: -Phân biệt được những biểu hiện đúng và không đúng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
Hiến pháp 1992 ( điều 59 )
Điều 10 – Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em.
Điều 9 – Luật giáo dục.
Điều 1 – Luật phổ cập giáo dục.
Số liệu về thành tựu giáo dục trong những năm qua.
III.NỘI DUNG:
Ý nghĩa của việc học tập.
Những quy định của pháp luật về quyền , nghĩa vụ học tập.
Tính nhân đạo của pháp luật nước ta về quyền và nghĩa vụ học tập, trách nhiệm của học sinh.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu những quy định về đi đường đối với người đi bộ, xe đạp?
- Hãy nêu những quy định đối với người đi xe gắn máy và an toàn đường sắt?
2.Bài mới :
a.Giới thiệu bài:
GV: Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết?
HS: Học theo trường lớp, tự học, vừa học vừa làm, học ở lớp học tình thương
GV:Với các hình thức học tập đó, mỗi chúng ta sẽ thực hiện tốt quyền vànghĩa vụ học tập của mình. Pháp luật nước ta cũng đã có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ học tập.
b. Dạy – học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung qua truyện đọc “ Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”:
* HS đọc diễn cảm truyện.
* HS thảo luận nhóm:
- Nhóm 1: Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây như thế nào?
- Nhóm 2: Điều đặc biệt trong sự đổi thay ở Cô Tô ngày nay là gì?
- Nhóm 3: Gia đình, nhà trường và xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em được đến trường học tập?
- Nhóm 4: Đối với mỗi người,việc học tập quan trọng như thế nào?
- HS :trao đổi
- GV chốt vấn đề: Ở nước ta, mọi trẻ em đều có quyền học tập. Gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được học tập. Nhờ học tập, chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích.
I. Truyện đọc: “ Quyền học tập của trẻ em ở huyện đảo Cô Tô”
1. Cuộc sống ở huyện đảo Cô Tô trước đây:
- Quần đảo hoang vắng.
- Rừng cây bị chặt phá, đồng ruộng thiếu nước và phần lớn bị bỏ hoang.
- Trình độ dân trí thấp, trẻ em thất học nhiều.
2. Sự đổi thay:
- Trẻ em đến tuổi đều được đi học.
- Hội khuyến học được thành lập.
- Học sinh diện chính sách, gia đình khó khăn đều được giúp đỡ bằng tiền do nhân dân quyên góp.
- Có trường học nội trú.
- Trường được xây dựng khang trang.
- Phong trào thi đuahọc tập sôi nổi.
3. Gia đình, nhà trường và xã hội : đã quan tâm, tạo điều kiện để tất cả trẻ em đều được đến trường .
4. Đối với mỗi người,việc học tập là vô cùng quan trọng:
Học tập mang lại tri thức, sự hiểu biết.
Học tập giúp ta trở thành người có ích.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập:
- GV giới thiệu những quy định của pháp luật trên bảng phụ. ( Tư liệu trong SGV)
- HS đọc những quy định trên.
- GV kết luận: Ở nước ta, trẻ em cũng như mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập. Quyền này của công dân được pháp luật bảo hộ.
* Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập:
- Điều 59 : Hiến pháp 1992.
- Điều 10: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
-Điều 9 : Luật giáo dục.
-Điều 1: Luật phổ cập giáo dục.
- Điều 29 : Công ước LHQ về quyền trẻ em.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học:
* GV nêu câu hỏi . HS trao đổi:
1. Học tập có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống mỗi người?
2. Pháp luật nước ta có những quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân?
3. Những quy định đó thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta ở điểm nào?
* HS trình bày. GV chốt lại bằng nội dung bài học.
II. Nội dung bài học:
1.Ý nghĩa của việc học tập: ( bài học a)
2. Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: ( bài học b)
3. Tính nhân đạo của pháp luật nước ta về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân : ( bài học c)
3. Củng cố bài học:
HS nhắc lại nội dung bài học ( BT trắc nghiệm)
Hãy sắp xếp các bậc học từ thấp đến cao: THPT, đại học, tiểu học, cao học, THCS.
Trong các bậc học trên, bậc học nào là bắt buộc. Tại sao?
4. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc nội dung bài học a, b, c/ 49 / SGK.
Làm bài tập a, b, c, đ, e vào vở.
File đính kèm:
- tuan 25.doc