Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 20 - Bài 18: Vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp)

I. Mục tiêu bài học:

 Sau bài học, HS cần :

 1. Kiến thức:

 HS trình bày được tình hình phát triển, phân bố một số ngành kinh tế chính ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.

2. Kỹ năng:

- Biết đọc và phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế.

- Xác lập mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế.

II. Phương tiện:

 - Lược đồ KT vùng TD&MNBB

 - Một số tranh ảnh liên quan

III. Các bước lên lớp:

1. Ổn định tổ chức

2. KTBC:

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 20 - Bài 18: Vùng trung du và miền núi bắc bộ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 28/10/2012 Tiết 20 Bài 18 : VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (TT) I. Mục tiêu bài học: Sau bài học, HS cần : 1. Kiến thức: HS trình bày được tình hình phát triển, phân bố một số ngành kinh tế chính ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Kỹ năng: - Biết đọc và phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế. - Xác lập mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế. II. Phương tiện: - Lược đồ KT vùng TD&MNBB - Một số tranh ảnh liên quan III. Các bước lên lớp: 1. Ổn định tổ chức 2. KTBC:  ? Em hãy nêu sự khác nhau về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học GV: Cho hs đọc nhanh kênh chữ "Nhờ có nguồn thủy năng... tại chỗ". ? Dựa vào biểu đồ, nội dung SGK. Cho biết TD và MNBB phát triển mạnh về ngành công nghiệp nào? Vì sao? HS: - Điện, khai thác và chế biến lâm sản. Do ở đây có nguồn thủy năng, nguồn than đá và nguồn khoáng sản phong phú. GV: ? Dựa vào lược đồ, xác định các nhà máy nhiệt điện, thủy điện, về các mỏ khai thác khoáng sản ? HS: - Thủy điện: Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La (đang xây dựng). - Nhiệt điện: Uông Bí. - KT than ở Qninh, Sắt ở Thái Nguyên * Thảo luận nhóm nhỏ (theo bàn). ? Em hãy cho biết các nhà máy thủy điện đặc biệt là nhà máy thủy điện Hòa Bình có vai trò như thế nào đối với sự phát triển KT-XH của nước ta? - Có vai trò : cung cấp điện, điều tiết lũ, tưới tiêu nông nghiệp, điều hòa khí hậu, du lịch và nuôi thủy sản. GV : Ngoài phát triển các ngành thuộc công nghiệp nặng, vùng còn chú trọng phát triển các ngành CN nào ? ? TD&MNBB phát triển những loại cây trồng nào ? - Cây lương thực, cây chè, hồi, cây ăn quả. ? ở vùng TD và MNBB lương thực chính là laoij cây nào? Phân bố ở đâu? - Lúa, ngô. Lúa được trồng ổ những cánh đồng giữa núi (như SGK), ngô trồng ở nương rẫy. ? Cây công nghiệp ở đây phát triển mạnh những cây gì? - Chè, hồi, - Dựa vào lược đồ, hãy xác định địa bàn các cây công nghiệp lâu năm như: chè, hồi? Chè: Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn. - Hồi: Lạng Sơn. - Mân, mơ, vải, lê, đào.. ? Cây ăn quả gồm có loại cây gì ? - Theo em, vì sao cây chè, hồi và một số cây ăn quả mận, mơ, lê, đào được trồng nhiều ổ TD và MNBB? Và chiếm tỉ trọng lớn so với cả nước? - Đất feralit + khí hậu cận nhiệt đới là điều kiện để các cây này phát triển. Đặc biệt là cây chè. Ngoài ra, thị trường rộng lớn (thức uống truyền thống) trong và ngoài nước cũng là điều kiện để phát triển các loại cây này. GV: Vùng còn có thế mạnh về trồng rừng. ? Trồng rừng ở đây được phát triển theo hướng nào? - Được giao đất, giao rừng nên nông dân phát triển nghề rừng theo hướng nông lâm kết hợp -> hiệu quả kinh tế cao. GV: Ngoài trồng trọt, nông nghiệp của vùng còn chú trọng phát triển chăn nuôi. ? TD và MNBB phát triển chăn nuôi chủ yếu là nhừng con gì? Phân bố ở đâu? - Trâu: khắp cả vùng. - Lợn: trung du. - Thủy, hải sản: chủ yếu ở vùng biển Quảng Ninh. GV: Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp của vùng gặp một số khó khăn. ? Những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng là gì? - Thiếu qui hoạch, chưa chủ động được thị trường. GV: Với vị trí địa lícuar vùng, TD và MNBB có điều kiện để giao lưu kinh tế với vùng ĐBSH, một số tỉnh của Trung Quốc và Lào. ? Dựa vào lược đồ, xác định các tuyến đường sắt, đường ô tô, đường thủy nối liền TD và MNBB với ĐBSH? - HS xác định -> GV kết luận. ? Xác định trên lược đồ các cửa khẩu quan trọng trên biên giới Việt - Trung, Việt - Lào? - Việt - Trung: Lào Cai, Hữu Nghị, Móng Cái. - Việt - Lào: Tây Trang. ? Sự tiếp giáp với TQ, Lào, ĐBSH đã tạo điều kiện như thế nào đối với sự phát triển thương mại ? - Tạo nên mối quan hệ buôn bán lâu đời và khá tấp nập. - Du lịch hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái được phát triển mạnh. - Nêu ý nghĩa của ngành du lịch? - Nâng cao dời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh VN, tạo mối giao lưu văn hóa. - Vùng TD và MNBB có những trung tâm kinh tế nào quan trọng? ? Xác định trên lược đồ các trung tâm kinh tế trên và cho biết một số ngành sản xuất chủ yếu của từng trung tâm? - Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. + Thái Nguyên: luyện kim, cơ khí. + Lạng Sơn: Hàng tiêu dùng. + Việt Trì: hóa chất, lâm sản, lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng. + Hạ Long: hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, hóa GV: Ngoài ra các trung tâm kinh tế quan trọng vừa nêu, thì TP Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La đang trở thành các trung tâm kinh tế mới của vùng. IV. Tình hình phát triển kinh tế: 1. Công nghiệp: - CN nặng : CN Điện, Cn khai khóang, luyện kim, cơ khí, hóa chất . - CN nhẹ: CN chế biến thực phẩm, CNSX hành tiêu dùng, tiểu thủ cơng nghiệp 2. Nông nghiệp. a. Trồng trọt : - Cây lương thực : lúa, ngô - Cây công nghiệp : chè, hồi, cây dược liệu. - Cây ăn quả : mận, mơ, lê, đào, vải - Nghề rừng : chủ yếu phát triển theo hướng nông-lâm kết hợp. b. Chăn nuôi : - Đàn trâu (57,3%), lợn (22%) so với cả nước (năm 2002). - Nuôi trồng, khai thác thủy hải sản phát triển mạnh ở Quảng Ninh. * Khó khăn của NN: Thiếu qui hoạch, chưa chủ động được thị trường 3. Dịch vụ: a. GTVT : Hoạt động mạnh với nhiều tuyến đường bộ, sắt, thủy nối liền với ĐBSH, TQ và thượng Lào. b. Thương mại : Vùng đã phát triển mối quan hệ thương mại lâu đời với ĐBSH cũng như TQ và thượng Lào. c. Du lịch : - Sản phẩm du lịch : hướng về cội nguồn, du lịch sinh thái. - Các điểm du lịch nổi tiếng : Ha Long, Đền Hùng, Ba Bể, . V. Các trung tâm kinh tế: - Các trung tâm kinh tế quan trọng là: Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Các TTKT mới : TP Yên Bái, Điện Biên Phủ, Lào Cai, Sơn La. 4. Củng cố: (củng cố theo từng mục trong quá trình dạy). 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài cũ - Làm bài tập ở trong sgk và trong tập bản đồ - Soạn bài mới.

File đính kèm:

  • docDIA 9 TIET 20 BAI 18 VUNG TRUNG DU VA MIEN NUI BAC BO.doc