I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu: Các quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em và bổn phận của trẻ em.
2. Thái độ: - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chămsóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
3. Kĩ năng: -Biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và những việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.
- Bảng phụ, tranh về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.
III.NỘI DUNG:
- Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương nên cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt. Hiện nay, trên thế giới vẫn còn tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, suy dinh dưỡng, bị phân biệt đối xử
- Trẻ em có bổn phận hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ , thầy cô đã chăm sóc, dạy dỗ mình ; trẻ em cần đền đáp lại bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình.
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 2074 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 20 - Bài 12: Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Tiết 20 - Bài 12: CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM
Ngày soạn : 22 / 1 / 2005
Ngày dạy: 26 / 1 / 2005
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu: Các quyền cơ bản của trẻ em, ý nghĩa của Công ước LHQ về quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em và bổn phận của trẻ em..
2. Thái độ: - Học sinh tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chămsóc, dạy dỗ, đem lại cuộc sống hạnh phúc cho mình, phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
3. Kĩ năng: -Biết phân biệt những việc làm vi phạm quyền trẻ em và những việc làm tôn trọng quyền trẻ em.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.
Bảng phụ, tranh về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.
III.NỘI DUNG:
Trẻ em do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương nên cần được bảo vệ, chăm sóc đặc biệt. Hiện nay, trên thế giới vẫn còn tình trạng trẻ em bị bỏ rơi, suy dinh dưỡng, bị phân biệt đối xử
Trẻ em có bổn phận hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ , thầy cô đã chăm sóc, dạy dỗ mình ; trẻ em cần đền đáp lại bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào về Công ước LHQ về quyền trẻ em? Kể tên các nhóm quyền mà em đang được hưởng theo quy định của Công uớc?
2.Bài mới :
Giới thiệu bài: - GV tóm tắt nội dung tiết học hôm trước.
b. Dạy – học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu biểu hiện tốt và chưa tốt về việc thực hiện các quyền của trẻ em:
* GV nêu yêu cầu . HS thảo luận:
- Nhóm 1 + 3: Hãy tìm những biểu hiện tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em.
- Nhóm 2 + 4: Hãy tìm những biểu hiện chưa tốt trong việc thực hiện quyền trẻ em.
* Biểu hiện tốt :
Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn
Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em
Dạy nghề miễn phí cho trẻ em có khó khăn
Tổ chức tiêm phòng dịch cho trẻ em
Tổ chức trại hè cho trẻ em
Tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi bổ ích
Tre ûem được nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo
* Biểu hiện chưa tốt :
Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý
Lợi dụng trẻ em vào con đường nghiện hút
Đánh đập trẻ em .
Cha mẹ ly hôn , không chăm sóc con cái .
Không nhận trẻ em nghèo vào lớp .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ý nghĩa của công ước đối với trẻ em và bổn phận của trẻ em
- H:Các quyền của trẻ em cần thiết như thế nào?
( Rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em .Vì đó chính là điều kiện, là cơ sở cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.)
- H: Là trẻ em, em thấy mình phải có bổn phận như thế nào khi thực hiện quyền trẻ em?
-Bảo vệ quyền của mình , chống mọi hành vi xâm phạm.
- Tôn trọng quyền của người khác và thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình : học tập ; kính trọng cha mẹ , ông bà, người lớn
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học:
- HS đọc phần nội dung bài học ( SGK / 37)
- GV yêu cầu HS tóm tắt nội dung bài học cần ghi nhớ.
- Lưu ý HS: Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em : ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc
III. Nội dung bài học :
Các nhóm quyền: Có 4 nhóm quyền cơ bản ( Bài học a, b, c, d / 37 / sgk)
Ý nghĩa Công ước LHQ về quyền trẻ em:
- Thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của Cộng đồng quốc tế đối với trẻ em.
- Đó là những điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm.
3. Bổn phận và trách nhiệm của trẻ em:
- Biết bảo vệ quyền của mình .
- Tôn trọng quyền của người khác.
- Thực hiện tốt bổn phận, nghĩa vụ của mình : học tập ; kính trọng cha mẹ , ông bà, người lớn
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK:
1.Bài tập a/ 37, 38/ SGK.
HS đọc bài tập a.
Làm việc cá nhân.
Trình bày ý kiến ( GV hướng dẫn)
2. Bài tập d, đ / 38/ SGK.
GV nêu yêu cầu.
H S thảo luận, sắmvai.
+ Nhóm 1 + 3: Sắm vai, giải quyết BT d.
+ Nhóm 2 + 4: Sắm vai, giải quyết BT đ.
HS phân vai diễn, trình bày.
Các nhóm: Nhận xét cách ứng xử của nhóm bạn.
GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương các nhóm đã thực hiện tốt yêu cầu.
IV. Bài tập:
1. Bài tập a/ 37, 38/ SGK:
- Đáp án: 1,4, 5 ,7 ,9.
2. Tổ chức sắmvai:
- Bài tập d / 38 / SGK: Lan sai, nếu là Lan em không nên đòi mẹ mua xe đạp mới trong khi mẹ chưa có tiền và không nên oán trách mẹ.
- Bài tập đ / 38 / SGK: Nếu là Quân, em không nên buồn và giận bố mẹ mà cần giải thích cho bố mẹ hiểu .
Củng cố bài học: HS nhắc lại Nội dung bài học.
Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc nội dung bài học.
Làm BT b / 38 vào vở.
Chuẩn bị bài 13 : Công dân nước CH XHCN Việt Nam
(+ Đọc tình huống, các nhóm phân vai, dư ïđoán câu trả lời.
+ Công dân nước CH XHCN Việt Nam bao gồm những người như thế nào?)
File đính kèm:
- tuan 20.doc