I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức cơ bản đã được học để chuẩn bị tốt cho kiểm tra chất lượng HKI
2. Thái độ: - Giáo dục ý thức cố gắng, tự giác trong học tập, có nhu cầu áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
3. Kĩ năng: -Khái quát, hệ thống hoá kiến thức.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: Bảng phụ.
III.NỘI DUNG: Chương trình học kì I
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc soạn đề cương của học sinh:
3 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1026 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 17: Ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 17 :
ÔN TẬP HỌC KÌ I
Ngày soạn : 26/ 12 / 2004
Ngày dạy: 28/ 12 / 2004
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Giúp học sinh củng cố, hệ thống hoá kiến thức cơ bản đã được học để chuẩn bị tốt cho kiểm tra chất lượng HKI
2. Thái độ: - Giáo dục ý thức cố gắng, tự giác trong học tập, có nhu cầu áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
3. Kĩ năng: -Khái quát, hệ thống hoá kiến thức.
II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: Bảng phụ.
III.NỘI DUNG: Chương trình học kì I
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc soạn đề cương của học sinh:
2. Tiến trình ôn tập:
Hoạt động của thầy
1. Từ đầu năm đến nay em đã được học qua những bổn phận đạo đức, phẩm chất đạo đức nào?
HS trả lời – nhận xét – bổ sung.
GV đưa bảng phụ đã chuẩn bị sẵn nội dung thống kê các bổn phận đạo đức, phẩm chất đạo đức đã học.
Hoạt động của trò
1.
- Phẩm chất đạo đức: Siêng năng, kiên trì; Tiết kiệm; Lễ độ; Biết ơn; Lịch sự, tế nhị.
- Bổn phận đạo đức: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên; Sống chan hoà với mọi người; Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội; Mục đích học tập của học sinh.
2. Thế nào là sống chan hoà với mọi người? Sống chan hoà với mọi người có ích lợi gì? Nêu cách rèn luyện.
2.
- Sống chan hoà : Là sống vui vẻ, hoà hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham giacác hoạt động chung có ích.
- Ích lợi của sống chan hoà:
+ Người sống chan hoà sẽ được mọi người quý mến và sẵn sàng giúp đỡ.
+ Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
Cách rèn luyện:
+Sống chân thành; biết nhường nhịn nhau; biết yêu thương , giúp đỡ lẫn nhau, ân cần, chu đáo; sống trung thực , thẳng thắn; nghĩ tốt về nhau
+ Không lợi dụng lòng tốt của nhau, không đố kị, ghen ghét, không giấu dốt, nói xấu nhau
+ Biết đấu tranh với những thiếu sót của nhau nhưng phải tế nhị để bạn bè tiếp thu.
3. Hiểu thế nào là Lịch sự, tế nhị? Biểu hiện của Lịch sự, tế nhị? Yù nghĩa?
- Lịch sự , tế nhị giống và khác nhau ở điểm nào?
3.
* Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi dùng trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội, thể hiện truyền thống đạo đức của dân tộc.
- VD: Biết cảm ơn, xin lỗi
* Tế nhị : Là khéo léo sử dụng cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp, ứng xử, thể hiện là người có hiểu biết, có văn hoá.
- VD: Nói năng nhẹ nhàng, nói dí dỏm
* Biểu hiện: Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người , thể hiện sự tôn trọng người giao tiếp và những người xung quanh.
* Ý nghĩa: Lịch sự, tế nhị trong giao tiếp, ứng xử thể hiện trình độ văn hoá , đạo đức của mỗi người.
* Phân biệt:
- Giống nhau: Đều là những hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp với truyền thống đạo đức, quy định của xã hộithể hiện trình độ hiểu biết, đạo đức, văn hoá của mỗi người.
- Khác nhau:
+ Lịch sự: nói đến những phép tắc, chuẩn mực đạo đức
+ Tế nhị nói đến sự khéo léo, nghệ thuật của hành vi giao tiếp , ứng xử.
4. Thế nào là Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội có ích lợi gì? Để trở thành người Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội em cần phải làm gì?
5. Mục đích học tập của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đó, HS cần phải làm gì?
- Tại sao cần xác định mục đích học tập vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc?
4.
* Khái niệm:
- Tích cực: là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.
- Tự giác: là chủ động làm việc , học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.
* Ý nghĩa :
- Giúp ta mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
-Rèn luyện được những kĩ năng cần thiết cho bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người, sẽ được mọi người yêu quý.
* Cách rèn luyện:
- Cần phải có mơ ước.
- Có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
5.
- Mục đích học tập trước mắt của HS là học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
- Mục đích học tập lâu dài của HS là học tập để trở thành người công dân tốt, con người lao động chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ tổ quốc XHCN.
- Để đạt được mục đích đó, HS cần:
+ Học tập tốt.
+ Thường xuyên tu dưỡng đạo đức.
+ Tích cực tham gia các HĐTT, HĐXH.
-Chỉ có xác định mục đích học tập vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc thì mới có thể học tốt và trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
3. Củng cố : GV tóm tắt lại nội dung của tiết học.
4. Hướng dẫn về nhà: Nhắc nhở HS ôn tập theo đề cương GV hướng dẫn. Oân lại các bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
File đính kèm:
- tuan 17.doc