Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 16 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

-Giúp học sinh xác định đúng mục đích học tập; hiểu được ý nghĩa việc xác định mục đích học tập; hiểu ý nghĩa sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập.

2. Kỹ năng

-Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí; biết hợp tác trong học tập.

3. Thái độ

-Có ý chí nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập; khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong hoạt động học tập.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3919 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 16 - Bài 11: Mục đích học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16 Tiết 16 Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (Tiết 2) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức -Giúp học sinh xác định đúng mục đích học tập; hiểu được ý nghĩa việc xác định mục đích học tập; hiểu ý nghĩa sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch học tập. 2. Kỹ năng -Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí; biết hợp tác trong học tập. 3. Thái độ -Có ý chí nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, hoàn thành kế hoạch học tập; khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong hoạt động học tập. II. Nội dung Trước mắt xác định học tập rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, có đủ điều kiện học lên THPH hoặc ra trường tham gia lao động sản xuất. -Phải nắm vững kiến thức các môn học, không xem nhẹ môn nào, không học lệch. -Hoàn thành tốt nhiệm vụ thầy cô giáo yêu cầu. -Phải tự giác, tự học, tìm tài liệu đọc thêm, liên hệ thực tế cuộc sống. -Tham gia hoạt động tập thể, xã hội, rèn luyện phẩm chất đạo đức, rèn luyện kỉ năng tự khẳng định mình. III. Tài liệu và phương tiện -SGK – SGV GDCD 6. -Sưu tầm gương có mục đích học tập tốt. -Gương điển hình có mục đích học tập tốt. -Mẫu chuyện danh nhân trong các lĩnh vực. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ -Học sinh được xem là gì? Vậy cần phải làm gì? 3. Giới thiệu bài mới. Các em đã biết mục đích học tập của học sinh. Vậy còn nhiệm vụ chính của học sinh là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu nội dung còn lại bài 11: Mục đích học tập của học sinh (Tiết 2) 4. Phát triển chủ đề Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung HĐ1: Xác định những việc cần làm để đạt được mục đích đã đề ra. Œ Truyện đọc  Nội dung bài học a. b. Cho HS đánh dấu ngoài khung ô vuông của bảng phụ vì còn dạy ở nhiều lớp. Bảng phụ: Em cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập: Có kế hoạch.  Tự giác.  Học đều các môn.  Chuẩn bị tốt phương tiện.  Đọc tài liệu.  Có phương pháp học tốt.  Vận dụng vào cuộc sống.  Tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.  HS nhận xét. N Hãy kể những gương biết vượt khó vươn lên khó khăn, vượt lên số phận để học tốt ở địa phương. HS nêu những trường hợp mình biết. GV treo bảng phụ. Gọi 1 HS đọc các tình huống trong bảng phụ. Yêu cầu cả lớp nhận xét về các tình huống. Bảng phụ: Gương vượt khó vươn lên. VD1: Bố Hòa mất sớm, một mình mẹ nuôi 2 chị em, nhà nghèo nhưng 2 chị em Hòa vẫn cố gắng học giỏi. VD: Bố mẹ Trang li dị, Trang phải ở với bà. Bà già yếu nghèo khổ, nhưng trang vẫn vượt lên và đạt được thành tích tốt trong học tập. VD3: Bạn Lê bị bệnh tim bẩm sinh vẫn yêu đời, chăm học. GV giới thiệu thêm về “Cô gái Italia khó quên” G.Nam-mi-ni. Cô nổi tiếng nhờ có giọng ca mãnh liệt, bốc lửa, nồng nhiệt. Để đạt được sự nổi tiếng đó cô phải trải qua nhiều gian nan . c.Ý nghĩa sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch học tập. F Qua phân tích, các em thấy học sinh phải làm gì với đạo đức ? HS phải tu dưỡng đạo đức, N Cho ví dụ về tu dưỡng đạo đức? _Chăm ngoan, vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức xã hội. F Còn học tập? học tập tốt, N Học như thế nào là học tập tốt? _Đến lớp thuộc bài, làm bài đầy đủ, tích cực phát biểu trong giờ học, xung phong lên bảng giải bài tập khó, F Đối với hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội N Hoạt động nào là hoạt động tập thể? Hoạt động nào là hoạt động xã hội? F Mục đích tham gia vào hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? để phát triển toàn diện nhân cách. Liên hệ thực tế N Cần học như thế nào để đạt được mục đích đề ra? -Phải có ý chí, nghị lực, tự giác, sáng tạo. -Học một các toàn diện, mọi nơi, mọi lúc. -Học thầy, bạn, sách, trong thực tế. -Phải nắm vững kiến thức các môn, không xem nhẹ môn nào. -Hoàn thành nhiệm vụ thầy cô yêu cầu. -Tham gia hoạt động tập thể, xã hội. → Luôn suy nghĩ về mục đích khi học tập khi đọc sách, xem phim, tham quan . Riêng đối với phim tivi, video mình tự nguyện không xem những phần không có ích cho học tập, có hại cho tu dưỡng đạo đức. Biết vâng lời cha mẹ anh chị khi được hướng dẫn “Không được xem phim dành cho người lớn”. → Nếu mình có khiếu về âm nhạc, hội họa, thể thao hoặc môn nào đó (như toán, văn, ngoại ngữ ) mình phải quyết tâm học tập, rèn luyện tốt, đạt kết quả cao nhất. HĐ2: Đóng vai, luyện tập. Đóng vai: tình huống: chưa xác định đúng mục đích học tập. Học sinh xây dựng kịch bản và diễn. Cả lớp theo dõi, nhận xét. Giáo viên nhận xét chung. * Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Ž Bài tập GV nhận xét sửa chữa. Bt a : Học tập để kiếm được việc làm nhàn hạ: Mục đích học tập không đúng. Các câu còn lại đúng nhưng chưa đủ, học phải tổng hợp nhiều yếu tố. Phải vì quê hương đất nước, tương lai bản thân, vì danh dự gia đình, nhà trường. Bt b: Học tập vì “điểm số” và “giàu có” là biểu hiện không đúng đắn. Bt d: Có rất nhiều cách giả định về trường hợp của Tuấn: -Tìm gương tốt cho tiết học sau. -Đọc để giải trí, . 5. Củng cố -Nhiệm vụ chủ yếu của học sinh là gì? -Trong học tập và hoạt động phải như thế nào? 6. Hướng dẫn học ở nhà Học bài. Làm bài tập còn lại. Xem lại từ bài 1 à 11 để tiết sau ôn tập HỌC KÌ I

File đính kèm:

  • docCD6 T16 Bai11 Muc dich hoc tap HS Tiet 2.doc
Giáo án liên quan