Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 14; Mục đích học tập của học sinh

1. Mục tiêu bài học :

a. Kiến thức:

Giúp học sinh:

- Hiểu được thế nào là mục đích ht của HS, xác định được mục đích học tập.

- Hiểu được ý nghĩa của việc xác định được mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập.

- Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai mục đích

b. Kĩ năng:

- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý.

- Biết xác định mục đích HT đúng đắn cho bản thân và những cần việc làm để thực được mục đích đó

- GDKNS: đặt mục tiêu trong học tập

Lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu trong học tập.

c.Thái độ:

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 14; Mục đích học tập của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct : 14. Ngày dạy: Bài 11 MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1. Mục tiêu bài học : a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là mục đích ht của HS, xác định được mục đích học tập. - Hiểu được ý nghĩa của việc xác định được mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập. - Phân biệt được mục đích học tập đúng và mục đích học tập sai mục đích b. Kĩ năng: - Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lý. - Biết xác định mục đích HT đúng đắn cho bản thân và những cần việc làm để thực được mục đích đó - GDKNS: đặt mục tiêu trong học tập Lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu trong học tập. c.Thái độ: - Có ý chí nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. - Khiêm tốn học hỏi bạn bè, mọi người, sẵn sàng hợp tác với mọi người trong HT - Quyết tâm thực hiện mục đích đó. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: -Tranh -b. Học sinh: - Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về học tập. - Ca dao, tục ngữ, tấm gương về học tập. 3. Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, đàm thoại 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Nêu ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? (5 điểm) HS:- Mở rộng hiểu biết, rèn kỹ năng, góp phần xây dựng, quan hệ tình cảm Câu 2. - Nêu những việc bản thân em đã làm biểu hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội? (5 điểm) HS: Tự liên hệ bản thân trả lời GV: Nhận xét, cho điểm 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Tìm hiểu truyện . Cách tiến hành: Sdpp thảo luận HS: Đọc truyện. GV: Chia nhóm thảo luận: (3 phút) HS: Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm 1, 2: Hãy nêu những biểu hiện vượt khó trong học tập của bạn Trương Bá Tú? HS: Sau giờ học trên lớp, Tú thường tự học ở nhà, mỗi bài toán Tú tìm nhiều cách giải, say mê học tếng Anh GV: Nhận xét chốt ý. Nhóm 3, 4: Vì sao Tú đạt được thành tích cao trong học tập? Tú gặp khó khăn gì? HS: - Vì Tú đã học tập, rèn luyện tốt. - Tú là con Út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân. HS khác nhận xét. GV: Nhận xét, chốt ý. Nhóm 5,6: Tú đã ước mơ gì? Để đạt được ước mơ đó Tú suy nghĩ và học tập như thế nào? HS: - Trở thành nhà toán học. - Tú đã tự học rèn luyện, kiên trì vượt khó để học tập tốt, không phụ lòng cha mẹ, thầy cô. GV: Nhận xét chốt ý. GV: Cho HS thảo luận nhóm . GV: Qua truyện đọc em học tập được những gì ở bạn Tú? HS: Sự độc lập suy nghĩ và say mê tìm tòi trong học tập. GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý. GV: Bạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì? HS: Để đạt được mục đích học tập. GV: Qua truyện đọc em rút ra được bài học gì? HS: Trả lời - Họat động 2 : Liên hệ thực tế. Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề (GDKNS) GV: Tổ chức cho HS tự giới thiệu về mình. GV: Mục đích học tập lớn nhất của em là gì? Đối với em? -Trở thành người toàn diện - Con ngoan trò giỏi -Trở thành công dân tốt -Góp phần xây dựng bảo vệ tổ quốc GV . Vì sao chúng ta cần học tập tốt? H Đ 4. Tìm hiểu nội dung. Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề, đdtq(GDKNS) GV . Chủ nhân tương lai của đất nước là ai? GV . Vì sao học sinh phải nổ lực học tập? GV .gọi hs lấy VD về những tấm gương nỗ lực học tập,những gương phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi Bác Hồ, Mạc Đĩnh Chi GV: Treo tranh Gv: Hãy nêu những mục đích học tập đúng và mục đích học tập không đúng? Hs: Mục đích học tập đúng là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà còn vì tương lai của dân tộc và sự phồn vinh của đất nước; hai mục đích này phải gắn liền với nhau HĐ5. HDHS làm bài tập 1a SGK trang 27 Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề, gqth -HS .Làm bài tập a SGK/33 - GV.Nhận xét . - Học sinh nêu ca dao tục ngữ về học tập: + Có công mài sắt, có ngày nên kim I. Truyện đọc: “Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó”. II.Nội dung bài học 1. Thế nào là mục đích học tập của học sinh? - Học tập để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. - Trở thành con ngoan chân chính có đủ khả năng lao động góp phần xây dựng quê hương đất nước. 2. Mục đích học tập đúng và mục đích học tập không đúng: - Mục đích học tập đúng là không chỉ học tập vì tương lai của bản thân mà còn vì tương lai của dân tộc và sự phồn vinh của đất nước; hai mục đích này phải gắn liền với nhau. - Mục đích học tập không đúng đắn: học tập chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến việc học là để nắm vững kiến thức( vì điểm số); chỉ nghĩ đến lợi ích tương lai của bản thân( học để có nhiều tiền, để sung sướng) III/ Bài tập: Bài tập a SGK trang 33. 4.4/ Củng cố và luyện tập. GV: Vì sao học sinh phải nổ lực học tập? HS: Để trở thành con ngoan trò giỏi, Cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt ;trở thành con ngoan chân chinh có đủ khả năng lao động GV: Nhận xét, bổ sung, cho điểm. GV: Hướng dẫn HS cách làm một điều tra ngắn về mục đích và ước mơ của các bạn trong lớp hoặc trong tổ. Câu hỏi: Bạn ước mơ sau này làm gì? Vì sao? Muốn đạt được mục đích đó bạn phải làm gì cho hiện tại và tương lai? GV: Kết luận tòan bài. 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Bài cũ: + Thực hiện việc điều tra. + Làm bài tập a,b,c,d, đ sách giáo khoa trang 33,34. * Bài mới: - Chuẩn bị bài 11 “tiếp theo” + Xem trước bài học, bài tập còn lại SGK/33,34. + Tìm tranh ảnh, gương bạn học tốt + Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai về việc học tập. 5/ Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docBai Muc dich hoc tap cua HS.doc
Giáo án liên quan