I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Giúp HS xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định MĐHT. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch HT.
- Tỏ ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện MĐ, hoàn thành kế hoạch HT. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong HT.
- Biết xây dựng kế hoạch HT và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong HT.
II/ CHUẨN BỊ: Sưu tầm báo, tranh ảnh theo chủ đề.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’) Nêu những biểu hiện của tích cực, tự giác trong HĐTT và trong HĐXH? Vì sao phải tích cực, tự giác trong HĐTT và trong HĐXH?
3/ Tiến trình tổ chức bài mới:
7 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 14 đến tiết 16, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên bảng:
?/ Điền dấu X vào ô trống tương ứng với những động cơ học tập mà em cho là hợp lý:
1. Học tập vì bố mẹ.
2. Học tập vì tương lai của bản thân.
3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè.
4. Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này.
5. Học tập để có khả năng xây dựng quê hương đất nước.
6. Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo.
7. Học tập để trở thành người có văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại
8. Học tập để trở thành con người sáng tạo, lao động có kỹ thuật.
- Lựa chọn ý kiến HS trả lời đúng
?/ Tiếp tục nêu câu hỏi cho HS thảo luận: Từ bài tập trên, em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì?
+ Định hướng cho HS trao đổi.
+ Chốt lại ý đúng.
HĐ3: HS thảo luận nhóm theo chủ đề:ước mơ của em (13')
- Tổ chức cho HS thảo luận theo các nhóm đã phân công.
Nội dung: Nêu ước mơ của bản thân em.
+ Yêu cầu 1 số HS nói rõ muốn ước mơ đó trở thành hiện thực em sẽ phải làm gì cho hiện tại, tương lai?
+ Bổ sung thêm ý kiến
+ Kết luận: Muốn đạt được ước mơ của mình, các em phải cố gắng, nổ lực phấn đấu, say mê, kiên trì học tập, tích lũy thêm kiến thức, trau dồi đạo đức. Có như vậy, các em mới trở thành các nhà nghiên cứu khoa học, nhà văn, bác sĩ, kỹ sư như em mơ ước.
- Đọc truyện
- Trao đổi.
1. Vì: Bạn đã say mê, kiên trì, vượt khó trong học tập:
+ Bạn tự học, mỗi bài toán tìm nhiều cách giải khác nhau.
+ Say mê học tiếng Anh, sưu tầm bài toán bằng tiếng Anh để giải.
2. Em học tập ở bạn Tú:
+ Sự say mê, kiên trì trong học tập.
+ Tìm tòi độc lập suy nghĩ trong học tập.
+ Xác định được Mục đích học tập.
- Nhận xét, bổ sung
- Trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung
Những động cơ học tập hợp lý là: 2, 4, 5, 7, 8
- Mục đích học tập đúng nhất là:
+ Trước mắt: Học giỏi, cố gắng học tập để trở thành người lao động toàn diện (Đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ), trở thành con ngoan, trò giỏi.
+ Tương lai: Trở thành người công dân tốt, người lao động tốt, người hữu ích cho gia đình và xã hội.
- Các nhóm thảo luận theo nội dung
- Cử thư ký ghi lại ước mơ của từng thành viên trong nhóm
- Đại diện các nhóm nộp kết quả thảo luận cho GV.
- Nhận xét chéo.
- Nghe.
4/ Dặn dò: (2')
- Đọc trước nội dung bài học, làm bài tập a, b sgk.
- Sưu tầm những tấm gương học tập chăm chỉ dẫn tới thành công.
e h í g f
PHẦN BỔ SUNG
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
TUẦN 15 - Tiết 15
MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (TT)
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Giúp HS xác định mục đích học tập, hiểu ý nghĩa của việc xác định MĐHT. Sự cần thiết phải xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch HT.
- Tỏ ý chí, nghị lực tự giác trong quá trình thực hiện MĐ, hoàn thành kế hoạch HT. Khiêm tốn học hỏi bạn bè, người khác và sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong HT.
- Biết xây dựng kế hoạch HT và các hoạt động khác một cách hợp lý, biết hợp tác trong HT.
II/ CHUẨN BỊ: Sưu tầm báo, tranh ảnh theo chủ đề.
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’)
- Điền dấu X vào ô trống tương ứng với những động cơ học tập mà em cho là hợp lý:
(Ghi bài tập vào bảng phụ)
1. Học tập vì bố mẹ. 1
2. Học tập vì tương lai của bản thân. 1
3. Học tập để khỏi thua kém bạn bè. 1
4. Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này. 1
5. Học tập để có khả năng xây dựng quê hương đất nước. 1
6. Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo. 1
7. Học tập để trở thành người có văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại. 1
8. Học tập để trở thành con người sáng tạo, lao động có kỹ thuật. 1
- Em hãy cho biết mục đích học tập đúng nhất là gì?
3/ Tiến trình tổ chức bài mới:
a. Giới thiệu bài: (2’) Tiết trước các em đã tìm hiểu bài, thảo luận về Mục đích học tập của học sinh, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu Nội dung bài học và làm các bài tập.
b. Tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HĐ CỦA TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1: HDHS tìm hiểu Nội dung bài học (16')
- Nêu câu hỏi để HS trao đổi:
1. MĐHT trước mắt của học sinh là gì?
2. Ý nghĩa của việc xác định đúng MĐHT của HS?
2. Để đạt được mục đích đó, HS phải làm gì?
- Chốt lại vấn đề bằng nội dung bài học, ghi bảng
HĐ2: HDHS luyện tập (20')
Bài tập 1: Cần học tập như thế nào để đạt được mục đích đặt ra?
- Bổ sung
Bài tập 2: Bài d, SGK
- Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng.
Bài tập 3: Trong lớp em có một bạn gặp hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, có thể bạn sẽ phải thôi học. Em có cách gì để giúp bạn ấy không?
- Chốt lại ý đúng.
* Tổng kết bài học: Nêu mục đích yêu cầu của bài.
- Trao đổi các câu hỏi
- Ghi Nội dung bài học vào vở.
- Trao đổi thảo luận nhóm
+ Các nhóm thảo luận, cử thư kí ghi kết quả và cử đại diện trình bày
+ Lớp bổ sung.
- Muốn học tập tốt phải có ý chí, có nghị lực, phải tự giác sáng tạo trong học tập.
- Học tập một cách toàn diện.
- Học ở mọi nơi, mọi lúc.
- Học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong cuộc sống.
- Câu trả lời của Tuấn có thể là:
+ Tìm những tấm gương về tích cực, tự giác trong HĐTT và trong HĐXH ở trong sách để chuẩn bị cho nội dung kiểm tra hôm sau.
+ Đọc sách “Người tốt, việc tốt” để chuẩn bị cho bài mới.
+ Đọc sách liên hệ với bản thân để rèn luyện.
+ Đọc để giải trí
- Nêu ra các biện pháp như:
+ Đến nhà động viên gia đình cho bạn ấy đi học.
+ Vận động các bạn trong lớp quyên góp giúp đỡ.
+ Đề nghị lên nhà trường, hội khuyến học, hội cha mẹ HS giúp đỡ,
I/ Bài học:
1. Mục đích học tập của HS:
- Mục đích trước mắt của học sinh là học giỏi, cố gắng rèn luyện để trở thành con ngoan trò giỏi, phát triển toàn diện, góp phần xây dựng gia đình và xã hội hạnh phúc.
- Phải kết hợp mục đích vì mình, vì gia đình, vì xã hội.
2. Ý nghĩa: Xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt.
3. Nhiệm vụ của học sinh:
- Xác định những việc cần làm để đạt được mục đích đã đề ra.
- Có kế hoạch, tự giác, học đủ các môn, chuẩn bị tốt phương tiện, có phương pháp học tập.
- Vận dụng vào cuộc sống, tham gia tích cực hoạt động tập thể và xã hội.
II/ Bài tập:
4/ Dặn dò: (2')
Học bài, ôn lại các bài đã học qua.
Sưu tầm những tấm gương học tập chăm chỉ dẫn tới thành công và ca dao nói về học tập.
Tiết sau: Ôn tập.
e h í g f
PHẦN BỔ SUNG
Ngày soạn: ................
Ngày dạy: .................
TUẦN 16 - Tiết 16
ÔN TẬP
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
- Củng cố lại tri thức đã học bằng cách hệ thống hóa kiến thức qua các bài đạo đức đã học về: biểu hiện, ý nghĩa, phương pháp rèn luyện.
- Có niềm tin và tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
- Rèn luyện kỹ năng khái quát và hệ htống hóa kiến thức.
II/ CHUẨN BỊ:
III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ: (5’)
Kiểm tra vở bài tập và vở soạn bài ôn tập của vài HS, nhận xét, đánh giá cho điểm.
3/ Tiến trình tổ chức bài mới:
a. Giới thiệu bài: (2’) Các em đã được học qua các bài học về ứng xử các hành vi đạo đức trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập 11 bài đã học qua.
b. Tổ chức các hoạt động:
Đức tính
Biểu hiện
Ý nghĩa
PP rèn luyện
Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Giữ VS cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày tập TDTT
- Phòng - chữa bệnh.
Sức khỏe là vốn quí của con người , giúp chúng ta HT, LĐ có hiệu quả, sống lạc quan.
- Giữ VS cá nhân
- Thường xuyên tập TDTT.
- Phòng - chữa bệnh.
Siêng năng, kiên trì
- SN: Cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
- KT: Quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khó.
Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
Phải tự giác kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các HĐ khác.
Tiết kiệm
Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của trong chi tiêu.
Thể hiện sự tự giác trong kết quả lao động của bản thân mình và người khác.
Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
Lễ độ
Nụ cười, lời chào, ánh mắt thân thiện, biết cám ơn, xin lỗi.
- Là phẩm giá của con người.
- Biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức.
- Học các phép tắc cư xử của người lớn.
- Luôn tự kiểm tra hành vi của mình.
Tôn trọng kỷ luật
Tự giác chấp hành những qui định chung của tập thể.
Giúp xã hội có nề nếp, kỷ cương, bảo đảm lợi ích của bản thân.
Chấp hành tốt nội qui của nhà trường, nơi cộng cộng.
Biết ơn
Sự nhận biết, ghi nhớ những điều tốt lành mà người khác đem lại cho mình.
Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người.
Chăm học, chăm làm để khỏi phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
Biết bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên.
Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người .
Tôn trọng, yêu quí thiên nhiên.
Sống chan hòa với mọi người.
Vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung.
Được mọi người yêu quí và giúp đỡ.
Kỹ năng ứng xử cởi mở. Hợp lý với mọi người.
Lịch sự, tế nhị
Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp, hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
Thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh, tự trọng bản thân mình.
- Nói năng nhẹ nhàng.
- Biết cám ơn, xin lỗi.
- Biết nhường nhịn.
Tích cực, tự giác trong các HĐ tập thể và trong HĐ xa? hội
Là tự nguyện tham gia các hoạt đôùng của tập thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, vì mọi người.
Mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kỷ năng cần thiết của bản thân.
Tích cực, tự giác tham gia vào các HĐ của lớp, trường.
Mục đích học tập của học sinh
Xác định đúng Mục đích học tập của học sinh là học tập vì bản thân, vì tương lai cuộc sống để góp phần xây dựng đất nước quê hương.
Học sinh là chủ nhân, là tương lai của đất nước
- Nhiệm vụ của HS là: Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.
4/ Dặn dò: (2')
Học bài, ôn lại các bài đã học qua, xem lại các bài tập.
Chuẩn bị thi học kỳ.
Tiết sau: Thực hành.
e h í g f
PHẦN BỔ SUNG
File đính kèm:
- CD6 TUAN 141516 2009 THAODTNT.doc