A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.
2. Kĩ năng: HS biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.
3. Thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?.
2. Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác của em
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1323 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 13 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 13: BÀI 10: TÍCH CỰC,TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI (tiết 2)
Ngày soạn: 23/11/09
Ngµy d¹y: 24/11/09
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác.
2. Kĩ năng: HS biết lập kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người tích cực, tự giác.
3. Thái độ: HS biết tự giác, chủ động trong học tập và các hoạt động khác.
B. Phương pháp:
- Kích thích tư duy
- Giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm....
C. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh
2. Học sinh: Xem trước nội dung bài học.
D. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định: ( 2 phút).
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
1. Thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?.
2. Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính tích cực, tự giác của em?.
III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề (2 phút):
Gv dẫn dắt từ bài cũ sang bài mới.
2 Triển khai bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức
* HĐ 1: ( 20 phút)Tìm những biểu hiện thể hiện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
Gv: Hoạt động tập thể là gì? Hãy nêu một số nd của hoạt động tập thể?.
Gv: Hoạt động xã hội là gì? Nêu một số nd về hoạt động xã hội?.
Gv: Khi được lớp trưởng phân công phụ trách tập văn nghệ cho lớp em sẽ làm gì?.
Gv: Theo kế hoạch của tổ sản xuất, thứ bảy cả tổ đi tham quan một cơ sở sản xuất tiên tiến nhằm học tập kĩ năng vận hành quy trình sản xuất mới. Nam ngại không muốn đi, báo cáo ốm. Sau đó ít lâu, tổ sản xuất áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
- Em thử đoán xem điều gì sẽ đến với Nam.
- Nếu em là Nam, trước tình thế ấy em sẽ xử sự ntn?.
Gv: Tích cực, tự giác mang lại những lợi ích gì?
Gv: Hãy kể những việc thể hiện tính tích cực, tự giác và kết quả của công việc đó?.
* HĐ2: ( 12 phút) Luyện tập.
Gv: Hướng dẫn HS làm bài tập b,c, d, đ sgk/31
Bài tập 1,2,3 sbt/29
Tổ chức trò chơi " đố tài".
- Cách chơi: các nhóm xây dựng kịch bản, tạo tình huống ( Tích cực và chưa tích cực, tự giác) rồi đố các nhóm khác.
+ Từng nhóm lên trình bày, các nhóm khác quan sát, giải quyết.
Gv: Theo em cần rèn luyện ntn để trở thành người tích cực, tự giác?.
* Hoạt động tập thể: là những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,....tổ chức.
- Nội dung: Các hoạt động học tập, văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí, thể dục thể thao...
* Hoạt động xã hội: là những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức.
- Nội dung: liên quan đến các vấn đề toàn xã hội quan tâm có ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội như: Các phong trào xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự trị an, cứu trợ đồng bào lũ lụt, phòng chống Ma tuý, bảo vệ môi trường và các phong trào thi đua yêu nước khác....
3. Lợi ích của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.
- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.
- Rèn luyện được kỉ năng cần thiết của bản thân.
- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.
- Được mọi người tôn trọng, quý mến.
4. Cách rèn luyện:
( Hs tự liên hệ)
IV. Củng cố: ( 2 phút)
Vì sao phải tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
V. Dặn dò: ( 2 phút)
- Học bài
- xem trước bài 11.
File đính kèm:
- TIET 13.doc