I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Giúp học sinh hiểu những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kỹ năng
-Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, của Đội, và những hoạt động xã hội khác với công việc giúp đỡ gia đình.
3. Thái độ
-Biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; có băn khoăn lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trường và công việc chung của xã hội.
II. Nội dung
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Tiết 13 - Bài 10: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Tiết 13
Bài 10: TÍCH CỰC TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG
TẬP THỂ VÀ TRONG HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
(Tiết 1)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
-Giúp học sinh hiểu những biểu hiện tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội; hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
2. Kỹ năng
-Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, của Đội, và những hoạt động xã hội khác với công việc giúp đỡ gia đình.
3. Thái độ
-Biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; có băn khoăn lo lắng đến công việc của tập thể lớp, của trường và công việc chung của xã hội.
II. Nội dung
- Tự nguyện tham gia vào các hoạt động của tập thể, hoạt động của xã hội vì lợi ích chung, vì mọi người.
-Đóng góp công sức vào những công việc chung.
-Biết những biểu hiện cụ thể của tích cực tham gia vào hoạt động tập thể.
-Vì sao cần phải tích cực, tự giác trong hoạt động chính trị, xã hội.
III. Tài liệu và phương tiện
-SGK – SGV GDCD 6.
-Các mẫu chuyện kể về gương người tốt, việc tốt.
-Sưu tầm các tranh ảnh hoạt động của thầy trò trong các hoạt động truyền thống của trường.
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
-Lịch sự, tế nhị là gì?
-Em làm gì để luôn là người lịch sự tế nhị?
3. Giới thiệu bài mới.
Đọc trên báo thiếu niên tiền phong, chúng ta được biết nhiều tấm gương học giỏi, chăm ngoan, tham gia các hoạt động đoàn thể một cách tự giác.
Để hiểu điều đó có ý nghĩa gì? Chúng ta tìm hiểu bài 10: Tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. (Tiết 1)
4. Phát triển chủ đề
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung
HĐ1: Khai thác nội dung bài qua truyện đọc.
Gọi học sinh đọc truyện đọc.
Cho học sinh thảo luận.
Bảng phụ:
Câu hỏi thảo luận
Chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
Chi tiết nào chứng tỏ Trương Quế Chi tự giác tham gia giúp đỡ cha mẹ, bạn bè chung quanh?
Chi tiết nào chứng tỏ tính tích cực, tự giác, sáng tạo của Trương Quế Chi? Động cơ nào giúp Trương Quế Chi hành động tự giác, tích cực?
N1
_Lập nhóm những người nói tiếng Pháp. Tham gia các câu lạc bộ, Đội, sinh hoạt tập thể, cộng đồng
N2
_Đưa đón em đi học, giúp đỡ mẹ trong việc nội trợ, cùng các bạn học tập, rèn luyện.
N 3
_Làm việc theo thời gian biểu, dành thời gian tham gia các hoạt động._Mơ ước trở thành con ngoan trò giỏi là mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể, sớm xác định nghề nghiệp cho cuộc đời.
Các nhóm thảo luận và cử nhóm trưởng trình bày.
Các nhóm nhận xét chéo nhau.
Giáo viên nhận xét chung.
F Ước mơ của Trương Quế Chi là gì?
F Trương Quế Chi sớm xác định được điều gì?
F Hành động tích cực, tự giác đó đáng cho chúng ta làm gì?
è Cần xác định mục tiêu mức độ phấn đấu để rèn luyện. Tham gia họp tổ, nhóm, lớp, Chi đội, Chi Đoàn để đổi mới sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm, học tập và rèn luyện.
HĐ2: Rút ra nội dung bài học.
F Tích cực là chúng ta phải vượt khó, kiên trì ở đâu?
F Tự giác là gì?
N Em có mơ ước gì về nghề nghiệp tương lai?
_HS trả lời.
N Qua tấm gương của Trương Quế Chi, em xây dựng kế hoạch ra sao để thực hiện được điều mơ ước của mình?
_HS trả lời tự do.
F Để trở thành người tích cực tự giác, con người phải có cái gì?
F Có mơ ước thì phải có kế hoạch, vậy phải làm gì với kế hoạch đã định?
F Ngoài việc lo nghề nghiệp cho tương lai, đối với hoạt động tập thể và hoạt động xã hội cần làm gì?
N Tham gia vào hoạt động tập thể và xã hội có ích lợi gì?
Nhằm đóng góp công sức vào công việc chung. Hoàn thiện được các năng lực của bản thân.
Liên hệ:
N Em có những việc làm nào thể hiện tính tích cực, tự giác trong học tập?
_Biểu hiện cụ thể trong các hoạt động tập thể:
Tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch tập thể.
Tự giác, tự nguyện nhận việc được phân công khi có điều kiện, khả năng tham gia.
Có quyết tâm, sáng tạo thực hiện nhiệm vụ được phân công.
N Để có tích tính cực chúng ta cần chống lại những thói xấu nào trong học tập?
Thụ động nghe, lười suy nghĩ.
Nói dựa theo người khác.
Hay nản chí khi gặp bài khó.
Học vẹt không hiểu gì cả.
Đóng vai:
Tình huống: tích cực, tự giác hoặc không tích cực trong học tập.
Học sinh chọn tình huống xây dựng kịch bản và diễn.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Bài tập:
Bảng phụ:
Việc làm nào thể hiện tích cực trong hoạt động tập thể và xã hội.
Thích đi sinh hoạt Đội.
Giúp đồng bào bị lũ lụt.
Giúp người nghèo neo đơn.
Thích trò chơi điện tử.
Đi mua sắm thường xuyên.
Năng tập thể dục.
Tham gia các công tác tại địa phương.
Năng tập thể dục
Gọi 2 HS lên xác định. Mỗi em xác định 4 câu.
Yêu cầu cả lớp nhận xét chung.
Nhận xét tình huống:
Lan hát hay nhưng không thích tham gia văn nghệ với lớp. Lan chỉ thích hát karaoké với bạn bè ở ngoài trường. Nhiều lần lớp vận động Lan tham gia văn nghệ nhưng Lan từ chối.
Em có cách nào để thuyết phục Lan?
Gọi học sinh nêu nhận xét.
Giáo viên nhận xét chung.
Truyện đọc
Điều ước của Trương Quế Chi.
Mơ ước thành nhà báo.
Sớm xác định nghề nghiệp cho cuộc đời.
Việc tích cực, tự giác đáng cho ta học tập noi theo.
Nội dung bài học
a.Tích cực là gì:
Là luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện.
b.Tự giác là gì:
Là chủ động, không cần ai nhắc nhở, giám sát.
c.Phải có mơ ước.
Phải thực hiện kế hoạch đã định.
Tham gia vào hoạt động tập thể và xã hội.
5. Củng cố
-Tích cực là gì?
-Tự giác là gì?
-Phải làm gì với các mơ ước tương lai?
6. Hướng dẫn học ở nhà
Học bài.
Xem trước nội dung còn lại bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội. (Tiết 2).
Làm bài tập, tiết sau sửa bài.
File đính kèm:
- CD6 T13 Bai10 Tich cuc tu giac trong HDTT va trong HDXH Tiet1.doc