Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 13 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội

I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Những biểu hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Tác dụng của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

 2. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tự giác, chủ động , tích cực trong học tập, hoạt động xã hội; quan tâm , lo lắng đến công việc của tập thể, của trường và công việc chung của xã hội.

3. Kĩ năng: -Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể củalớp, của Đội và những hoạt động khác.

II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:

- Truyện kể về những tấm gương học sinh có thành tích tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

III.NỘI DUNG:

- Biểu hiện cụ thể của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

- Vì sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc3 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 13 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 13 - Bài 10: TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ VÀ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI Ngày soạn : 27 / 11 / 2004 Ngày dạy: 30 / 11 / 2004 I .MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: Những biểu hiện tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Tác dụng của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. 2. Thái độ: - Giáo dục HS có ý thức tự giác, chủ động , tích cực trong học tập, hoạt động xã hội; quan tâm , lo lắng đến công việc của tập thể, của trường và công việc chung của xã hội. 3. Kĩ năng: -Biết lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể củalớp, của Đội và những hoạt động khác. II. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: - Truyện kể về những tấm gương học sinh có thành tích tham gia hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. III.NỘI DUNG: Biểu hiện cụ thể của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Vì sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Bài mới : a. Giới thiệu bài : Tiết học hôm trước chúng ta đã khai thác truyện đọc, tìm hiểu nội dung bài học. Tiết học hôm nay , cô cùng các em sẽ tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. Vì sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. b. Dạy – học bài mới : Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu các biểu hiện cụ thể của tính tích cực , chủ động trong các hoạt động tập thể , hoạt động xã hội: * Cách thực hiện : GV treo bảng phụ đã chuẩn bị bài tập a ( SGK / 31) - Gọi 1 HS lên bảng làm . Các HS khác dưới lớp làm vào vở. - GV hướng dẫn HS nhận xét , đưa đáp án đúng. * GV kết luận : Qua bài tập trên , các em đã nhận biết các biểu hiện cụ thể của tính tích cực, chủ động trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội. * Chuyển ý : Vậy vì sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, chúng ta cùng tìm hiểu HĐ 2 III. Luyện tập: Bài tập a ( SGK / 31) * Các biểu hiện cụ thể của tính tích cực, chủ động trong các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội: - Tích cực tham gia dọn vệ sinh công cộng. - Tham gia văn nghệ, TDTT của trường. - Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai. Tham gia các câu lạc bộ học tập. Tham gia Hội chữ thập đỏ. Nhận chăm sóc cây hoa nơi công cộng. Tham gia Đội tuyên truyền phòng chống TNXH. Tham gia các hoạt động của lớp. Tham gia phụ trách sao nhi đồng. Đi thăm thầy, cô giáo cũ cùng các bạn trong lớp. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu vì sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội: - H: Vì sao cần tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? VD: Kĩ năng nói trước tập thể, mạnh dạn, tự tin khi nói vàhoạt động trước đám đông. * Cần tích cực, tự giác tham gia các HĐTT, HĐXH: - Để nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội, góp phần xây dựng quê hương đất nước. - HS tích cực, tự giác tham gia vì HS là những công dân nhỏ tuổi , là thành viên của cộng đồng.Thực hiện những HĐTT, HĐXH vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi, vừa thể hiện được tình cảm đối với những người xung quanh. - Đồng thời , còn giúp ta phát triển toàn diện, rèn luyện được những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết cho bản thân, thiết lập được mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hiện trò chơi “ Hái hoa dân chủ” * GV chuẩn bị 1 cây hoa, trên có 4 hoa giấy, mỗi hoa có 1 câu hỏi. - HS hái hoa nào sẽ trả lời câu hỏi ở trên hoa đó ( ưu tiên cho các HS thường ít tham gia hoạt động ) * Nội dung câu hỏi: 1. Em có mơ ước gì? Em sẽ làm gì để thực hiện được mơ ước đó? 2. Hãy kể 1 tấm gương tích cực, tự giác tham gia các HĐTT, HĐXH mà em biết? 3. Em đã tham gia những phong trào của trường, lớp, địa phương như thế nào? Cho biết suy nghĩ của em khi tham gia các phong trào đó? 4. Nếu trong lớp em có 1 bạn luôn tìm cách trốn tránh các HĐTT em sẽ làm gì? * GV hướng dẫn các HS khác nhận xét, bổ sung. GV định hướng lại theo nội dung bài học. Củng cố bài học: HS nhắc lại nội dung bài học. Hướng dẫn về nhà: Học lại nội dung bài học. Chú ý rèn luyện bản thân. Làm BT b, d / 31 / SGK. Chuẩn bị bài 11: Mục đích học tập của HS + Đọc truyện : tấm gương của một HS nghèo vượt khó. + Tóm tắt nội dung câu truyện, tập kể lại và trả lời câu hỏi gợi ý trong SGK. + Suy nghĩ mục đích HT đúng đắn cuỉa HS, ước mơ của bản thân.

File đính kèm:

  • doctuan 13.doc
Giáo án liên quan