I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Hiểu những biểu hiện của viêc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể.
- Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khỏe bản thân.
- Biết tự chăm sóc sức khỏe, đề ra kế hoạch bản thân.
II. Thiết bị tài liệu:
Tranh ảnh, một số câu danh ngôn, ca dao tục ngữ nói về sức khỏe
III. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (Thông qua)
2. Giới thiệu bài mới: (3 phút)
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Người hạnh phúc là người có ba điều: sức khỏe, giàu có và tri thức”. Theo em, trong ba điều trên điều nào cơ bản nhất? Vì sao?
3. Giảng bài mới:
32 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Tiết 1 đến tiết 11 - Trường THCS Võ Đắt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khanh là không nhập cuộc dù được rất nhiều người động viên. Khi lớp đạt giải được biểu dương trước toàn trường ai cũng xúm vào khen ngợi Phương, chỉ có Khanh là thui thủi một mình.
- Nêu nhận xét của em về Phương và Khanh?
- Nếu tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động XH, ta sẽ có lợi ích gì?
- Hãy nêu những tấm gương về người tích cực trong hoạt động tập thể và hoạt động XH mà em biết?
* Tích cực dọn vệ sinh bảo vệ môi trường, trồng cây chăm sóc hoa ờ vườn trường, tuyên truyền mọi người giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, thức hiện tốt ATGT, tham gia tốt sinh hoạt đội
* Hoạt động 2: Tập thể lớp(15 phút)
Hướng dẫn làm bài tập
- Gọi HS đọc bài tập a sgk/25
- Yêu cầu 1 HS làm bài tập GV nhận xét, kết luận
- Gọi HS đọc bài tập b SGK/25.
- Nếu em là Tuấn em sẽ khuyên Phương như thế nào?
II. Nội dung bài học:
- Cách rèn luyện:
Mỗi người cần phải có ước mơ phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia vào hoạt động tập thể và hoạt động XH
- Ý nghĩa:
- Sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện những kỉ năng cần thiết của bản thân
- Góp phần xây dựng mối quan hệ tập thể, tình cảm thân ái với mọi người xung quanh, được mọi người yêu quý
III. Bài tập:
1) Bài tập a sgk/25
Ý đúng: 1,2,3,4,5,6,7,8,10,12
2) Bài tập b SGK/25
HS tự do trả lời
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nêu những biểu hiện của 1 số người tích cực tham gia hoạt động tập thể ở lớp, trường.
- Học bài, làm bài tập
- Xem, trả lời phần câu hỏi gợi ý SGK/26, bài 11
Tuần 14
Tiết 14 Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập
- Có ý chí nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. Khiêm tốn, họ hỏi ở bạn bè.
- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí
B. Thiết bị, tài liệu:
- Sưu tầm những tấm gương, mẫu chuyện danh nhân
C. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Ý nghĩa của việc tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, XH? Nêu những việc làm cụ thể của mình biểu hiện đã tham gia tích cực hoạt động tập thể?
2. Giới thiệu bài mới: (4 phút)
GV đưa tình huống -> chuyển ý
3. Giảng bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung
* Hoạt động 1: Tập thể lớp (13 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện đọc ở SGK
- Gọi HS đọc phần truyện đọc ở sgk/32.
- Nêu những biểu hiện về tự học, kiên trì, vượt khó trong học tập của bạn Tú?
- Vì sao Tú đạt được kết quả cao trong học tập?
- Tú đã gặp khó khăn gì trong học tập?
- Tú đã ước mơ gì? Để đạt được mơ ước. Tú đã suy nghĩ và hành động ntn?
- Em học được những gì ở bạn Tú?
- Bạn Tú đã học tập và rèn luyện để làm gì?
GV kết luận – chuyển ý
* Hoạt động 2: Nhóm – lớp (20 phút)
Hướng dẫn HS thảo luận, tìm hiểu nội dung bài học
- GV phát phiếu học tập với nội dung:
Hãy điền dấu X vào ô trống tương ứng những động cơ học tập mà em cho là hợp lí
a) Học tập vì bố mẹ
b) Học tập vì tương lai của bản thân
c) Học tập để khỏi thua kém bạn bè
d) Học tập để có khả năng tự lập cuộc sống sau này
e) Học tập để có khả năng xây dựng quê hương, đất nước
f) Học tập để làm vui lòng thầy cô giáo
g) Học tập để trở thành người có văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống hiện đại
h) Học tập để trở thành con người lao động sáng tạo, lao động có kỷ luật
- HS làm trên phiếu -> đại diện 1 số HS trình bày -> GV nhận xét, bổ sung, kết luận
- Vậy mục đích học tập đúng nhất của em là gì?
- Mục đích học tập đúng nhất của em là gì?
- GV nhận xét, kết luận
I. Truyện đọc:
Tấm gương của một học sinh nghèo vượt khó
(sgk/32)
II. Nội dung bài học:
a) Mục đích học tập của HS:
- HS là chủ nhân tương lai của đất nước.
- Phải nổ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt
- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng đất nước, quê hương, bảo vệ tổ quốc XHCN
4. Củng cố - Dặn dò: (3 phút)
- Thảo luận cả lớp với chủ đề “Ước mơ của em”
- Sưu tầm tấm gương về việc học tập chăm chỉ dẫn đến thành công
Tuần 15
Tiết 15 Bài 11: MỤC ĐÍCH HỌC TẬP CỦA HỌC SINH (tt)
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Xác định đúng mục đích học tập. Hiểu được ý nghĩa của việc xác định mục đích học tập và sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập
- Có ý chí nghị lực, tự giác trong quá trình thực hiện mục đích, kế hoạch học tập. Khiêm tốn, họ hỏi ở bạn bè.
- Biết xây dựng kế hoạch, điều chỉnh kế hoạch học tập và các hoạt động khác một cách hợp lí
B. Thiết bị, tài liệu:
- Bài tập tình huống và 1 số tấm gương
C. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
Mục đích học tập của HS là gì?
2. Giới thiệu bài mới:
Liên hệ tâm gương của bạn Tú ở tiết trước -> bài mới
3. Giảng bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung
* Hoạt động 1: Tập thể lớp (15 phút)
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học
- Gọi 1 HS đọc bài tập a ở sgk/33
- Em đồng ý với quan niệm nào? Vì sao?
- Để đạt được mục đích đo,ù HS phải làm gì?
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
- Em cho biết những việc làm đúng để thực hiện mục đích học tập?
- GV nhận xét, kết luận
Chuyển ý
* Hoạt động 2: Tập thể lớp (18 phút)
Hướng dẫn HS làm bài tập
- Gọi 1 HS đọc bài tập d sgk/34
- Em thử đoán xem Tuấn trả lời Quang ntn?
- Cần học tập ntn để đạt được mục đích đề ra?
a) Muôn học tốt phải có ý chí, có nghị lực, phải tự giác sáng tạo trong học tập
b) Học tập một cách toàn diện
c) Học ở mọi lúc, mọi nơi
d) Học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong cuộc sống hằng ngày
- HS trao đổi để giải thích vì sao lại chọn như vậy?
- GV nhận xét, bổ sung, kết luận
- Gọi HS kể về tấm gương có mục đích học tập mà HS biết vượt khó khăn, vượt lên số phận dể học tốt ở địa phương?
GV nhận xét, kết luận
II. Nội dung bài học:
b) Chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập thì mới có thể học tập tốt
c) Nhiệm vụ của HS: Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực tham gia các hoạt động để phát triển toàn diện nhân cách
III. Bài tập:
Bài tập d sgk/34 HS sẽ là bạn Tuấn để trả lời
Bài tập kế tiếp HS tự do phát biểu ý kiến
4. Củng cố - Dặn dò: (6 phút)
- Nêu ca dao tục ngữ, danh ngôn về mục đích học tập của HS
- Lập kế hoạch học tập nhằm khắc phục môn học còn yếu
- Học bài cũ, làm BT và chuẩn bị bài ngoại khóa về TTATGT
Tuần 16
Tiết 15 Bài 11: THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA
CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Hiểu được môi trường là gì? Môi trường có vai trò như thế nào đến sự phát triển của con người và xã hội? Tình hình môi trường hiện nay ở địa phương em?
- Bồi dưỡng lòng yêu quý môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Tham gia, đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường, phê phán, lên án kể phá hoại, làm ô nhiễm môi trường.
B. Thiết bị, tài liệu:
- Một số tranh ảnh về môi trường, luật bảo vệ môi trường năm 1997
C. Tiến trình dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: (thông qua)
2. Giới thiệu bài mới: (1 phút)
Nêu nội dung cần truyền đạt
3. Giảng bài mới:
Hoạt động dạy và học
Nội dung
* Hoạt động 1: Tập thể (10 phút)
- Gv cho hs quan sát 1 số tranh về môi trường
- Những hình ảnh mà em vừa quan sát nói về vấn đề gì?
- Em hiểu thế nào là môi trường?
- Vậy môi trường mà chúng ta học gọi là môi trường gì?
- Liên hệ thực tế ở địa phương em. Nhận xét về tình hình môi trường ở địa phương em như thế nào?
- Qua sự hiểu biết, các kênh thông tin, truyền thông, em có nhận xét gì về tình hình môi trường hiện nay của nước ta? Ví dụ?
- Vậy môi trường có vai trò như thế nào đối với con người và sự phát triển đất nước? Ví dụ?
Giáo viên chuyển ý
* Hoạt động 2: Nhóm (32 phút)
- gv chia lớp làm 4 đội
- Mỗi nhóm sẽ tự lên sắm vai 1 tiểu phẩm (chuẩn bị trước) với nội dung: nói về “Môi trường của chúng ta”
- Thời gian cho mỗi đội (7phút) trình bày
- Mỗi nhóm tự nhận xét, về nội dung, tiểu phẩm, phần trình bày của mỗi tổ viên
- Nhóm khác nhận xét, góp ý
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm hoàn thành tốt động viên nhóm chưa đạt.
Gv sơ kết bài học
1. Môi trường và vai trò của môi trường:
a) Môi trường: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên
b) Vai trò: Có tầm quan trọng đặc biệt đến đời sống của con người và sự phát triển của đất nước
2. Cùng vui làm diễn viên
4. Củng cố – Dặn dò: (2 phút)
* Củng cố: Hãy nêu những câu khẩu hiệu hoặc vẽ 1 hình vẽ để kêu gọi mọi người cùng bảo vệ môi trường.
* Dặn dò: Học tất cả các bài để tiết sau ôn tập
File đính kèm:
- GDCD HKI.doc