1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Hiểu trách nhiệm của bản thân trong năm học cuối cấp và thống nhất phương hướng hoạt động của lớp trong năm học mới này.
- Lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo để góp phần phát huy truyền thống của trường, của lớp.
- Tự giác, tích cực hợp tác chặt chẽ trong mọi hoạt động của lớp.
2. Nội dung và hình thức hoạt động:
a) Nội dung
- Tổng kết hoạt động của lớp, của cán bộ lớp trong năm học vừa qua và phương hướng hoạt động năm học mới.
- Bầu cán bộ lớp mới.
b) Hình thức
- Báo cáo và thảo luận.
- Bầu cán bộ lớp.
54 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 926 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Chủ điểm tháng 9: Truyền thống trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớp lựa chọn và xây dựng.
- Phần thưởng (nếu có)
b) Về tổ chức
- Lựa chọn những môn học sẽ được đưa vào danh sách để xây dựng câu hỏi, bài tập, tình huống v.v Định hướng cả lớp vào việc chuẩn bị nội dung cho hoạt động Hội vui học tập.
- Tập hợp một số học sinh khá giỏi của lớp để xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập, tình huống
- Thông qua giáo viên chủ nhiệm để xin ý kiến giáo viên bộ môn nhằm hoàn thiện nội dung các câu hỏi, bài tập đó; đồng thời giúp học sinh đáp án trả lời.
- Để hình thành nhóm dự thi, có thể làm theo cách sau: cho lớp điểm số theo thứ tự từ 1 đến 5 theo chiều kim đồng hồ. Sau đó những người có số trùng nhau tự tìm về nhóm mình theo vị trí phân công của người điều khiển.
- Biểu điểm
- Cử ban giám khảo.
- Mời giáo viên bộ môn tham gia.
- Phân công người điều khiển chương trình, nhóm trang trí lớp, chuẩn bị phần thưởng (nếu có).
3. Tiến hành hoạt động :
a) Khởi động
b) Thi giải câu đố :
- Người điều khiển chương trình ra hiệu lệnh bắt đầu thi.
- Đại diện của nhóm lên bắt thăm câu hỏi, đọc to cho các nhóm khác cùng nghe. Các nhóm thực hiện trong 1 phút. Nhóm nào giơ tay trước thì trả lời đầu tiên. Nếu không trả lời được, gọi nhóm khác trả lời thay. Điểm số chỉ được tính cho nhóm trả lời đúng.
- Biểu điểm do ban giám khảo quyết định và thông báo cho toàn lớp biết.
- Ban giám khảo công bố kết quả thi.
c) Văn nghệ
4. Kết thúc hoạt động
Hoạt động 03:Sinh hoạt văn nghệ chào mừng ngày giải phóng
hoàn toàn miền nam thống nhất đất nước
1. Nội dung và hình thức hoạt động :
a) Nội dung
Ca ngợi giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước; ca ngợi những tấm gương hy sinh quên mình của những cá nhân và tập thể, của các binh chủng quân đội
b) Hình thức
- Biểu diễn văn nghệ
- Trình bày tiểu phẩm
2. Chuẩn bị hoạt động
a) Về phương tiện
- Bài hát, bài thơ, tiểu phẩm
- Các nhạc cụ (nếu có).
- Khẩu hiệu trên bảng “Mừng ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 30-4”, khăn trải bàn, lọ hoa.
- Trang phục của cá nhân (nếu cần).
b) Về tổ chức
- Mỗi tổ chuẩn bị 3 hoặc 4 tiết mục văn nghệ theo các thể loại khác nhau như : hát, đọc thơ, kể chuyện, tiểu phẩm báo cáo cán bộ lớp về số tiết mục của tổ để tập hợp xây dựng chương trình.
- Cán bộ lớp sắp xếp các tiết mục đăng ký của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn.
3. Tiến hành hoạt động :
a) Khởi động
b) Biểu diễn văn nghệ
- Người điều khiển chương trình lần lượt giới thiệu các tiết mục văn nghệ lên biểu diễn.
- Trong quá trình biểu diễn, có thể xen kẽ bằng những câu đố vui để thay đổi bầu không khí hoạt động, kích thích sự tham gia của các lớp.
4. Kết thúc hoạt động
* Rút kinh nghiệm :Tuần 4: Hoạt động 04
Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại 26/3
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh :
- Hiểu các nội dung, công việc phải chuẩn bị để tham gia hội trại 26 – 3 do nhà trường tổ chức.
- Nhiệt tình, sẵn sàng tham gia.
- Có quan điểm riêng của mình và biết bày tỏ quan điểm đó trong thảo luận, bàn bạc chuẩn bị, thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công.
2. Nội dung và hình thức hoạt động :
a) Nội dung
- Các nhiệm vụ chuẩn bị hội trại của lớp theo yêu cầu của nhà trường.
- Các nội dung tham gia hoạt động trại như : thể thao, văn nghệ, trò chơi.
- Các kế hoạch chuẩn bị.
b) Hình thức
- Thảo luận kế hoạch chuẩn bị.
3. Chuẩn bị hoạt động
a) Về phương tiện
- Bản thông báo của nhà trường về kế hoạch, nội dung tổ chức Hội trại, nhiệm vụ của nhà trường phân công cho lớp.
- Câu hỏi thảo luận.
- Điều 12, 13, 31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
b) Về tổ chức
- Phân công người điều khiển chương trình thảo luận
- Chuẩn bị nội dung thảo luận ( ví dụ: hình thức lều trại, địa điểm cắm trại, phương tiện đi lại, nội dung hoạt động trại, kế hoạch thực hiện, .)
- Dự kiến phân công chuẩn bị tham gia hội trại cho các tổ, nhóm, cá nhân.
4. Tiến hành hoạt động :
a) Khởi động
b) Thảo luận hình thức lều trại
- Người điều khiển chương trình có thể nêu một số hình thức lều trại, yêu cầu cả lớp thảo luận, lựa chọn, bổ sung hoặc đề xuất mô hình mới. Vận dụng điều 12, 13 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để động viên cả lớp mạnh dạn tự tin tham gia vào thảo luận.
- Thảo luận về các dụng cụ, phương tiện cần thiết để dựng trại.
- Thống nhất sự lựa chọn và phân công cụ thể cho các tổ, nhóm, cá nhân chuẩn bị.
c) Thảo luận nội dung tham gia hội trại.
- Người điều khiển chương trình nêu các nội dung mà lớp sẽ tham gia (ví dụ: tham quan, văn nghệ, thể thao, trò chơi, ). Liên hệ Điều 31 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- Lần lượt cho lớp thảo luận.
- Sau khi thống nhất các nội dung tham gia, lớp sẽ phân công cụ thể chi các tổ (nhóm), cá nhân chuẩn bị.
d) Thảo luận kế hoạch và phương tiện đi lại.
- Kế hoạch hoàn tất công việc chuẩn bị.
- Phương tiện đi lại đến vị trí cắm trại ( đi chung phương tiện với nhà trường; đi xe đạp; đi bộ .)
5. Kết thúc hoạt động
Ngày soạn: /9/ 2007
Ngày dạy: / 10/ 2007
Chủ điểm tháng 5
Bác hồ kính yêu
Hoạt động 01
Thảo luận về chủ đề “bác hồ với thanh niên”
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh :
- Hiểu được những lời dạy, những tư tưởng của Bác Hồ đối với thanh niên trong việc phát triển tài năng và nhân cách.
- Tự hào, trân trọng và ghi nhó những lời Bác Hồ dạy đối với thanh niên.
- Xác định trách nhiệm của thanh niên học sinh trong việc góp phần thực hiện lời di chúc của Bác Hồ.
2. Nội dung và hình thức hoạt động :
a) Nội dung
- Những lời dạy ân cần của Bác Hồ đối với thanh niên.
- Trách nhiệm của học sinh lớp 9 trong việc thực hiện những lời dạy của Bác Hồ. Chuẩn bị cho việc tiếp tục học lên trung học phổ thông hoặc vào các trường trung học chuyên nghiệp – dạy nghề hay đi vào cuộc sống lao động.
b) Hình thức
- Thảo luận, phát biểu cảm tưởng
- Báo cáo kết quả tìm hiểu
3. Chuẩn bị hoạt động
a) Về phương tiện
- Báo cáo kết quả sưu tầm những lời Bác Hồ dạy, truyện ngắn nói lên tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ đối với thanh niên
- Điều 12, 13, 14, 15 Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em (xem phần tư liệu tham khảo)
- Bài phát biểu cảm tưởng
- Một số bài hát, nhạc cụ (nếu có)
b) Về tổ chức
- Xây dựng nội dung chương trình thảo luận; phát động cả lớp sưu tầm tìm hiểu nội dung theo định hướng đã thống nhất.
- Tập hợp các báo cáo kết quả sưu tầm, lựa chọn một số bài viết hay, có chất lượng tốt để làm nòng cốt cho buổi thảo luận.
- Phân công người điều khiển chương trình, thư ký
- Cử nhóm trang trí lớp.
4. Tiến hành hoạt động :
a) Khởi động
b) Thảo luận chung
Người điều khiển chương trình nêu vấn đề cần thảo luận. Chẳng hạn như:
- Bạn cho biết Bác Hồ đã có câu nói nào về vai trò xung kích đi đầu của thanh niên ?
Đáp án: Đó là câu “Việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”
- Hãy đọc 4 câu thơ của Bác Hồ nói về tinh thần quyết tâm của thanh niên trong mọi công việc.
Đáp án: “Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
- Điều 15 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em quy định rằng, trẻ em có quyền gặp gỡ bạn bè và gia nhập hay thành lập các hiệp hội. Bạn hiểu điều này như thế nào ?
Đáp án : Điều này có nghĩa là trẻ em có quyền có các tổ chức của riêng mình. Tuy nhiên trong việc này cần có sự giúp đỡ, chỉ dẫn của thày cô giáo, cha mẹ, người lớn để bảo vệ trẻ em tránh khỏi những tình huống (hoặc cá nhân) có ảnh hưởng xấu đến các em.
- Trong thư nói về công tác Trần Quốc Toản, Bác Hồ có gợi ý thiếu nhi cách lập các tổ chức nhỏ tuổi ? Bạn có thể cho biết các gợi ý đó của Bác ?
Đáp án : Bác viết: “Từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội giúp nhau học hành. Khi rảnh rỗi, mỗi tuần mấy lần cả đội đem nhau đi giúp đồng bào"
Gợi ý này của Bác giúp chúng ta thấy rõ : Trẻ em có quyền có các tổ chức của riêng mình.
- Người điều khiển chương trình nêu vấn đề cần thảo luận. Mọi người xung phong phát biểu. Nếu không có ai xung phong, người điều khiển chương trình chỉ định một vài thành viên đã lựa chọn trình bày ý kiến của mình. Các ý kiến tham luận khác tiếp tục.
- Một số bài hát xen kẽ để thay đổi không khí, tăng phần vui vẻ cho buổi sinh hoạt.
- Thư ký ghi các ý kiến phát biểu, sắp xếp thành hệ thống vấn đề. Kết thúc thảo luận thư ký tóm tắt ý kiến, nhấn mạnh những điểm chính
5. Kết thúc hoạt động.
Hoạt động 02
Sinh hoạt văn nghệ mứng sinh nhật bác 19/5
1. Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh :
- Biết thêm nhiều bài hát, bài thơ về Bác Hồ để bổ sung cho vốn hiểu biết của mình.
- Rèn luyện kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ với yêu cầu cao hơn có tính nghệ thuật hơn.
- Tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho những ngày tháng cuối cùng của cấp THCS.
2. Nội dung và hình thức hoạt động :
a) Nội dung
Những bài hát ca ngợi công lao của Bác Hồ, ca ngợi tình cảm thân thiết của Bác Hồ đối với dân tộc, với thanh niên; lòng biết ơn và tự hào của người dân đối với Bác Hồ kính yêu.
b) Hình thức
- Thi hát theo tổ
- Biểu diễn cá nhân
3. Chuẩn bị hoạt động
a) Về phương tiện
- Bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
- Phần thưởng.
b) Về tổ chức
- Cán bộ phổ biến yêu cầu, nội dung cần chuẩn bị và phân công nhiệm vụ cho từng tổ.
- Tổ có nhiệm vụ chọn lựa các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ.
- Phân công người điều khiến chương trình, nhóm chuẩn bị hoa có ghi tên các bài hát, bài thơ.
- Cử ban giám khảo
4. Tiến hành hoạt động :
a) Khởi động
b) Thi hát tập thể (theo tổ)
- Đại diện từng tổ lên hái hoa, đọc tên bài hát và mời tổ lên trình bày bài hát này.
- Kết thúc phần thi hát của các tổ, ban giám khảo công bố điểm.
c) Biểu diễn cá nhân
- Từng cá nhân xung phong lên biểu diễn. Nếu không có ai xung phong, người điều khiển chỉ định một vài bạn trình bày bài hát của mình.
- Hoạt động này diễn ra trong khoảng 15 đến 20 phút. Người điều khiển khéo léo động viên để có nhiều học sinh tham gia.
- Ban giám khảo cho điểm công khai. Tổng số điểm của tổ bao gồm điểm của các cá nhân và điểm thi hát tập thể.
- Ban giám khảo công bố số điểm của từng tổ. Trao phần thưởng (nếu có).
d) Văn nghệ
Hát tập thể một bài hát quen thuộc vui tươi.
5. Kết thúc hoạt động
File đính kèm:
- GAHD 9.doc