I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những yếu tố gì.
- Hiểu vì sao phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
- Nêu được một số biện pháp thể hiện tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
- HS biết nhận xét,đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên .
- Kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Biết tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên do nhà trường và địa phương tổ chức.
3. Thái độ:
- HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Yêu thiên nhiên, phê phán những hành vi pha hại thiên nhiên.
*Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Kỹ năng giải quyết vấn đề,tư duy phê phán,đảm nhận trách nhiệm
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4825 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 7: Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7- Tiết 7
Ngày soạn:16/09/2013
BÀI 7: YÊU THIÊN NHIÊN SỐNG HOÀ HỢP VỚI THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
-Giúp HS hiểu thiên nhiên bao gồm những yếu tố gì.
- Hiểu vì sao phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
- Nêu được một số biện pháp thể hiện tình yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
- HS biết nhận xét,đánh giá hành vi của bản thân và người khác đối với thiên nhiên .
- Kịp thời ngăn chặn những hành vi cố ý phá hoại môi trường, xâm hại đến cảnh đẹp của thiên nhiên.
- Biết tham gia các hoạt động bảo vệ thiên nhiên do nhà trường và địa phương tổ chức.
3. Thái độ:
- HS biết giữ gìn và bảo vệ môi trường, thiên nhiên, có nhu cầu sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Yêu thiên nhiên, phê phán những hành vi pha hại thiên nhiên.
*Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Kỹ năng giải quyết vấn đề,tư duy phê phán,đảm nhận trách nhiệm
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: SGK, SGV, SBT GDCD 6. Tranh ảnh, máy chiếu...
2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh về thiên nhiên.
III. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ: .
Thế nào là biết ơn? Vì sao phải biết ơn? Chúng ta cần biết ơn những ai?
Đáp:
- Biết ơn là: sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công với dân tộc, đất nươc
- Tổ tiên, ông bà, người giúp đỡ chúng ta lúc khó khăn, anh hùng liệt sĩ, ĐCSVN và Bác Hồ, các dân tộc trên thế giới )
- những người sinh thành, nuôi dưỡng ta, mang đến điều tốt lành cho ta...
3. Bài mới:
GV cho hs quan sát tranh, băng hình về cảnh đẹp thiên nhiên tươi đẹp của đất nước, của địa phương sau đó GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của mình.
HĐ 1: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU TRUYỆN ĐỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
GV: Gọi HS đọc truyện sgk.
GV nêu câu hỏi:
? Ngày chủ nhật “tôi” được đi đâu? Tâm trạng như thế nào.
- “Tôi”tham quan Tam Đảo với tâm trạng háo hức, phấn khởi.
? Em thấy cảnh thiên nhiên trên con đường đến Tam Đảo và tại Tam Đảo được tác giả tả như thế nào.
- Những ngọn đồi xanh mướt. Núi Tam Đảo hùng vĩ, mờ trong sương, cây xanh ngày càng nhiều, mây trắng. Quang cảnh thiên nhiên đẹp hùng vĩ, thơ mộng.
? “Tôi và các bạn cảm thấy như thế nào trước thiên nhiên.
- Các bạn cảm thấy ngơ ngác, ngây ngất trước cảnh đẹp thiên nhiên.
? Theo em thiên nhiên cần thiết và có tác dụng như thế nào tới cuộc sống của con người.
- Thiên nhiên làm cho tâm hồn sảng khoái sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi. Thiên nhiên làm đẹp cho môi trường, giúp không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người.
? Để bảo vệ thiên nhiên chúng ta cần làm gì.
- Chúng ta phải biết chăm sóc, bảo vệ và hiểu được vẻ đẹp, tác dụng của thiên nhiên với chính mình và cuộc sống cộng đồng.
- Qua truyện đọc chúng ta thấy nhân vật “tôi” và các bạn rất yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người.
I.Truyện đọc “ Một ngày chủ nhật bổ ích.”
HĐ2: HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
? Em hiểu thiên nhiên gồm những gì.
? Hãy kể một số danh lam thắng cảnh của đất nước mà em biết?
HS: Kể
? Thế nào là yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên?
GV: Để hiểu thiên nhiên có vai trò như thế nào chúng ta sang phần 2
Thảo luận nhóm. (3')
1.Thiên nhiên cần thiết cho cuộc sống của con người như thế nào? Cho ví dụ?
+ Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người, thiên nhiên cung cấpcho con người những thứ cần thiết của cuộc sống như : thức ăn, nước uống, không khí để thở, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người
.+ Nó là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế.
+ Đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của nhân dân.
2. Cuộc sống của con người sẽ ra sao nếu thiên nhiên bị tàn phá?
GV:Gợi ý cho HS phân tích kỹ vai trò của thiên nhiên.
Gv: cho hs quan sát 3 bức tranh
?Em hãy nhận xét hành động của con người đối với thiên nhiên qua các bức tranh?
HS:Nhận xét
? Hãy nêu những hành động bảo vệ thiên nhiên và phá hoại thiên nhiên khác mà em biết?
HS:Liên hệ
?Chúng ta cần làm gì để bảo vệ thiên nhiên?
HS:Nêu các hành động bảo vệ thiên nhiên.
? Hãy nêu các hoạt động của trường em để bảo vệ thiên nhiên và môi trường?
HS:Kể
KL: Bằng những việc làm thiết thực, các em hãy góp phần dù nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ, giữ gìn thiên nhiên, thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình
II. Nội dung bài học
1. Thiên nhiên là gì?
Thiên nhiên bao gồm: Không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật, khoáng sản...
* Yêu thiên nhiên sống hoà hợp với thiên nhiên là sự gắn bó, rung động trước cảnh đẹp của thiên nhiên; Yêu quý, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
2. Vai trò của thiên nhiên:
- Thiên nhiên giúp tâm hồn sảng khoái, làm bầu không khí trong lành, bảo vệ cuộc sống con người, gắn bó và rất cần thiết đối với đời sống con người. Là tài sản chung vô giá của dân tộc và nhân loại .
- Thiên nhiên bị tàn phá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tồn tại của con người
3. Trách nhiệm của học sinh:
- Phải bảo vệ thiên nhiên.
- Sống gần gũi, hoà hợp với thiên nhiên.
- Kịp thời phản ánh, phê phán những việc làm sai trái phá hoại thiên nhiên
HĐ3: (5’) HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP
Gv: HD học sinh làm bài tập a sgk/22.
HS trình bày, nhận xét, bổ sung, sau đó gv chốt lại
BÀI TẬP
Bài tập a.
- Đáp án đúng: 1, 2, 3, 4.
4/Củng cố, dặn dò
- Cho HS nêu lại ND toàn bài.
- Học bài, làm bài tập b SGK/22.
- Xem lại nội dung các bài đã học, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
IV.Rút kinh nghiệm
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- cd6 t7hagiang.doc