I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung quyền bình đẳng của CD trong các lĩnh vực: HN-GĐ, lao động, kinh doanh.
- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm cho CD thực hiện quyền bình đẳng trong HN-GĐ, trong LĐ, trong kinh doanh.
2. Về kĩ năng
- Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của CD trong các lĩnh vực nói trên.
3. Về thái độ
- Có ý thức tôn trọng các quyền bình đẳng của CD trong HN- GĐ, lao động, kinh doanh.
13 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5024 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội (3 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CD bình đẳng trong thực hiện quyền lao động:
- Mọi người đều có quyền làm việc
- Tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng... Không bị phân biệt về giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nguồn gốc gđ, thành phần KT.
+ Luật LĐ qui định: Người LĐ đủ tuổi, có khả năng lđ được giao kết HĐLĐ
- Có trình độ , kĩ thuật thì được ưu đãi, tạo đk thuận lợi....
*Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động:
+ HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lđ về việc làm có trả công, điều kiện lđ và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lđ.
+ Việc giao kết phải dựa trên nguyên tắc: tự do, tự nguyện , bình đẳng, không trái PL.
+ Sau kí kết LĐ, quyền LĐ của CD trở thành quyền thực tế, mỗi bên đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định và thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
*Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ:
+ Bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm
+ Bình đẳng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng
+ Được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc và việc làm, tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều kiện lđ và đk làm việc khác...
Hoạt động 3:
* Mục tiêu : Hiểu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trong lao động.
*Cách tiến hành: GV sử dụng pp nêu vấn đề, Giảng giải, Liên hệ thực tế.
*GV nêu vấn đề:
1. Nhà nước đã làm gì thể hiện trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trong lao động?
2. Lấy 1 vài ví dụ để chứng minh?
c. Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của CD trong lao động. (7 phút)
+ Nhà nước ban hành luật lao động (sửa đổi bổ sung năm 2006) quy định:
- Mở rộng dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn kinh doanh, cho vay vốn để có cơ hội tạo việc làm.
- Khuyến khích việc quản lí lđ theo nguyên tắc dân chủ, công bằng , có c/s, chủ trương để người lđ góp vốn, mua cổ phần...
- Khuyến khích và có c/s ưu đãi đối với người lđ có trình độ cao
- Có c/s ưu đãi về giải quyết việc làm cho lđ là người thiểu số.
- Ban hành các quy định để đảm bảo cho phụ nữ bình đẳng với nam giới trong lđ; có các c/s ưu tiên đối với nữ...
3. Củng cố , luyện tập: (4 phút)
*. HĐLĐ có 5 đặc điểm:
- Chủ thể của HĐLĐ: Người lđ và người sử dụng lđ
- Giữa 2 bên kí kết phải: Có quan hệ pháp lí ràng buộc
- HĐLĐ phải : Do chính người lđ và người sử dụng lđ thực hiện.
- Sự thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ phải : Đúng khuôn khổ PL
- HĐLĐ phải : Được thực hiện liên tục trong 1 thời gian nhất định
*. GV đưa ra sơ đồ và hs điền vào ô để trống:
(1)
(2)
(3)
(4)
Giao kết trực tiếp giữa người sử dụng lđ với người lao động
Nguyên tắc giao
kết hợp đồng lao động
Đáp án: 1. Tự do
2. Tự nguyện;
3. Bình đẳng
4. Không trái PL và thỏa ước lao động tập thể.
III. hướng dẫn về nhà. (2 phút)
+ Đọc lại toàn bộ kiến thức và phần tư liệu tham khảo đã học ở mục 2
+ Làm các bài tập 4, 5 sgk
+ Đọc trước nd mục 3: Bình đẳng trong kinh doanh.
Tiết: 10 PPCT
Ii. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
1. Thế nào là bình đẳng trong lao động?
2. Hãy nêu các nội dung của bình đẳng trong lao động? Cho ví dụ minh họa?
2. Dạy bài mới
*Giới thiệu bài mới:
kinh doanh là 1 trong những công việc rất quan trọng đối với sự pt kinh tế của đất nước. Để thúc đẩy sự phát triển KT Nhà nước ta đã ban hành luật kinh doanh và quy định mọi người đều bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh.
*Bài mới:
3. Bình đẳng trong kinh doanh
Hoạt động 1 *Mục tiêu : Hiểu được thế nào là bình đẳng trong kinh doanh
*Cách tiến hành: GV sử dụng PP động não, vấn đáp, thuyết trình
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
*GV nêu vấn đề:
1. Em hãy nêu các thành phần KT, các loại hình sở hữu cơ bản ở nước ta hiện nay?
*GV phân tích : Trong nền KT thị trường, các hình thức tổ chức kinh doanh tồn tại đa dạng, phong phú, tham gia tích cực và cạnh tranh.
2. Để bảo vệ lợi ích của các chủ thể KT Nhà nước ta đã làm gì?
Để bảo vệ lợi ích của các chủ thể KT,kinh doanh nhà nước ta đã ban hành luật doanh nghiệp để đảm bảo sự bình đẳng của các chủ thể (cá nhân, tổ chức) trong kinh doanh.
3.Vậy kinh doanh là gì?
4. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?
* Nói đến bình đẳng trong KD là nói đến bình đẳng của CD trước PL về KD. Đó là quyền bình đẳng dựa trên nguyên tắc"Mọi CD đều bình đẳng trước PL".
5. Tại sao ở nước ta doanh nghiệp nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo?
* Đối với Nước ta hiện nay doanh nghiệp Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo vì: Hiện nay Nước ta đang pt KT hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo nền kinh tế. Có như vậy sự pt của đất nước mới đi đúng hướng. Các thành phần KT, các doanh nghiệp đều bình đẳng trước PL.
* GV chuyển ý : Vậy bình đẳng trong kinh doanh được thể hiện như thế nào?
Tgian(7 phút)
*K/n: Kinh doanh là việc thực hiện liên tục 1, 1 số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sx đến tiêu thụ sp hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh
*K/n: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ KT, từ việc lựa chọn ngành , nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sx kd đều bình đẳng theo qui định của PL
Hoạt động 2: *Mục tiêu : Hs nắm được nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh.
*Cách tiến hành: GV sử dụng PP Thuyết trình, động não, vấn đáp, thích cho hs 1 số thuật ngữ về kinh doanh:
*GV giải thích :
1. Doanh nghiệp: Là tổ chức KT có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng kí kd theo qui định của PL nhằm thực hiện các hđ kinh doanh.
2. Góp vốn: Là việc đưa tài sản vào công ti để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ti. ( có thể là tiền VN, ngoại tệ, vàng, quyền sử dụng đất...)
4. Doanh nghiệp nhà nước: Là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.
5. Vốn điều lệ: Là vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong 1 thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ti.
6. Cổ đông: Là người sở hữu ít nhất 1 cổ phần đã phát hành của công ti cổ phần.
7. Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do 1 cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân.
8. Công ti cổ phần: Là doanh nghiệp
9. Công ti trách nhiệm hữu hạn: Bao gồm công ti trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên hoặc công ti trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
Công ti trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.
*GV nêu vấn đề:
* Em hãy trình bày nội dung của bình đẳng trong kinh doanh?
* GV cho hs trả lời từng nội dung, GV có thể bổ sung.
* GV khẳng định: Bình đẳng về nghĩa vụ như kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích cho người lđ, tuân thủ PL về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử...
* GV đặt các câu hỏi sau:
1. Theo em hiện nay ở Nước ta có những loại hình doanh nghiệp nào? Kể tên 1 số loại hình?
2. Vì sao Nhà nước lại thừa nhận sự tồn tại lâu dài và pt của các loại hình doanh nghiệp?
* Hs suy nghĩ trả lời
* GV chuyển ý: Từ những nội dung về bình đẳng trong kinh doanh ta thấy vai trò của nhà nước là vô cùng to lớn. Vậy trách nhiệm đó như thế nào?
b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh (20 phút)
+ Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
+ Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành nghề mà PL cho phép.
+ Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích pt lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.
+ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh như:
- Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết.
- Tự do liên doanh liên kết với cá nhân, tổ chức kinh tế trong ngoài nước đúng PL.
- Tự do kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
+ Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình hoạt động sx
Hoạt động 3:
*Mục tiêu : Hiểu được trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh
*Cách tiến hành: Cho hs đọc kĩ nội dung, gọi hs trình bày ND dựa trên câu hỏi .
*GV nêu vấn đề:
1. Theo em Nhà nước ta có trách nhiệm như thế nào đối với việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh?
2. Chính sách bình đẳng giới ở nước ta qui định: "ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ", theo em có mâu thuẫn với qui định nam, nữ bình đẳng trong kinh doanh hay không? Vì sao?
* HS trả lời:
* GV: Nhận xét, kết luận
c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng trong kinh doanh. (8 phút)
+ Nhà nước thừa nhận sự tồn tại lâu dài và pt của các loại hình doanh nghiệp nước ta.
+ Nhà nước qui định địa vị pháp lí của các loại hình doanh nghiệp, qui định quyền và nghĩa vụ trong sx và kd. (cụ thể trong luật doanh nghiệp)
+ Nhà nước khẳng định bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp của mọi loại hình doanh nghiệp để yên tâm sx.
+ Nhà nước qui định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, sx, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, thị trường...
3. Củng cố , luyện tập: (3 phút)
*Bài tập : Có ý kiến cho rằng trong lĩnh vực kinh doanh phụ nữ không thể thành đạt như nam giới.Quan điểm của em như thế nào?
*Kết luận:
Thông qua nội dung 3 tiết học bài 4: Quyền bình đẳng của CD trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, chúng ta hiểu được vai trò của Nhà nước, trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện đối với những qui định mà Nhà nước đã đặt ra. Mỗi người tự nắm được quyền bình đẳng của mình chính là góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đất nước, đảm bảo cho sự pt của XH.
III. hướng dẫn về nhà. (2 phút)
* Đọc thêm 1 số tư liệu tham khảo như: Luật lao động, Luật bình đẳng giới, Luật HN-GĐ, Luật bảo vệ bà mẹ và trẻ em, Luật kinh doanh...
* Làm hết các bài tập trong SGK
* Đọc kĩ nội dung bài 5 sgk
File đính kèm:
- bai4 lop 12.doc