Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 4: Lễ độ

1. Mục tiêu bài học :

a. Kiến thức: Giúp học sinh:

 - Hiểu thế nào là lễ độ? Biểu hiện của lễ độ.

- Hiểu ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người

b. Kĩ năng:

- Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử.

- Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện trong các tình huống giao tiếp.

- Biết cư xử lễ độ đối với những người xung quanh.

c.Thái độ:

- Học sinh có thái độ tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hóa của lễ độ.

- Đồng tình ủng hộ các hành vi cư xử có lễ độ với mọi người

- Không đồng tình với thái độ vô lễ.

2. Chuẩn bị:

 a. Giáo viên:

 b. Học sinh:

- Giấy khổ lớn, bút dạ.

- Ca dao, tục ngữ về lễ độ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3934 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 4: Lễ độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct : 5 LỄ ĐỘ Ngày dạy : Bài 4: 1. Mục tiêu bài học : a. Kiến thức: Giúp học sinh: - Hiểu thế nào là lễ độ? Biểu hiện của lễ độ. - Hiểu ý nghĩa của việc cư xử lễ độ với mọi người b. Kĩ năng: - Biết nhận xét đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về lễ độ trong giao tiếp, ứng xử. - Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp thể hiện trong các tình huống giao tiếp. - Biết cư xử lễ độ đối với những người xung quanh. c.Thái độ: - Học sinh có thái độ tôn trọng quy tắc ứng xử có văn hóa của lễ độ. - Đồng tình ủng hộ các hành vi cư xử có lễ độ với mọi người - Không đồng tình với thái độ vô lễ. 2. Chuẩn bị: a. Giáo viên: b. Học sinh: - Giấy khổ lớn, bút dạ. - Ca dao, tục ngữ về lễ độ. 3. Phương pháp dạy học: - Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, giải quyết tình huống. - Sắm vai. 4. Tiến trình: 4.1 Ổn định tổ chức: - Kiểm diện học sinh 4.2 Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Tiết kiệm là gì? (5 điểm) HS: Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, đúng mức của cải, sức lực, thời gian của mình và của người khác. Câu 2. Nêu những biểu hiện trái với tiết kiệm ? ( 5 điểm) HS: chi tieâu khoâng ñuùng möùc, laõng phí thôøi gian, GV: Nhận xét, cho điểm. 4.3 Giảng bài mới: Giới thiệu bài GV: Cho HS xem TH trên bảng phụ: “ Trong giờ học GV dang giảng bài thì 1 HS đi học trễ chạy ùa vào lớp mà không xin phép thầy cô” GV: Em có suy nghĩ, nhận xét gì về hành động của bạn HS trong câu chuyện trên? HS: Bạn HS đó không có tính lễ độ. GV: Nhận xét GV: Vậy lễ độ là gì? Biểu hiện, ý nghĩa của lễ độ là gì? Đó là nội dung của bài học hôm nay mà chúng ta cùng tìm hiểu. Họat động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học - Họat động 1: Tìm hiểu truyện . Cách tiến hành: cho HS đọc truyện và trả lời câu hỏi trong SGK phần gợi ý. 2HS: Đọc truyện. + 1 HS đọc lời thoại của Thuỷ + 1 HS đọc lời thoại của tác giả câu chuyện GV: Em hãy kể lại những việc làm của Thủy khi khách đến nhà? HS: Giới thiệu khách với bà, mời khách uống nước GV: Em nhận xét gì về cách ứng xử của Thủy? HS: Lịch sự, khéo léo, nhanh nhẹn. Tôn trọng bà và khách; Làm vui lòng khách, để lại ấn tượng tốt. GV: Những hành vi, việc làm của Thủy thể hiện đức tính gì? HS: Đức tính lễ độ. GV kết luận: Em học tập được gì ở bạn Thuỷ? HS: Em học tập được tính lễ độ và biết kính trọng người lớn Liên hệ thực tế bản thân GV: Hãy kể những việc em hoặc các bạn em đã làm thể hiện lễ độ? HS: trả lời - Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học. Cách tiến hành: Sd tình huống cho HS đóng vai và chia nhóm thảo luận GV: Đưa ra tình huống: Mai và Hòa cùng học một cô giáo, nhưng khi gặp cô Mai lễ phép chào cô còn Hòa không chào mà chỉ đứng sau lưng Mai. HS đóng vai TH. GV: Em có nhận xét gì về cách cư xử,và đức tính của Hòa? HS: Chưa lễ độ. GV: nhận xét và cho điểm HS GV:Thế nào là lễ độ? Nêu ví dụ. HS: Là biết cách cư xử với mọi người 1 cách đúng mực. VD: khi nói chuyện với người lớn phải vâng, dạ GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút) HS:Thảo luận và trình bày kết qủa. Nhóm 1, 2:Thái độ thể hiện lễ độ đối với ông bà, cha mẹ? HS: Tôn kính, biết ơn, vâng lời. Nhóm 3,4: Thái độ đối anh chị em trong gia đình? HS: Quý trọng, đòan kết, hòa thuận. -Nhóm 5, 6: Đối với cô dì, chú bác, người lớn tuổi? HS: Kính trọng, gần gũi, lễ phép. HS khác nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét kết quả thảo luận của HS GV: Biểu hiện của lễ độ? HS: Biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặtnhư biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, giự thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng GV: Trái với lễ độ là gì? Nêu ví dụ? HS: Vô lễ, ngông nghênh. Cãi lại bố mẹ. GV: Sống lễ độ giúp ta điều gì? HS: Trở thành người có văn hoá, đạo đức *GV: Nhận xét, kếtluận (làm cho mqh giữa mọi người trở nên tốt đẹp) GV: Phải rèn luyện lễ độ như thế nào? HS: Rèn luyện thường xuyên. - Học hỏi các quy tắc, cách ứng xử có văn hóa -Tự kiểm tra hành vi, thái độ cá nhân. -Tránh hành vi, thái độ vô lễ GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý Hoạt động 3: Làm BT Cách tiến hành: cho HS làm BT SGKa/ 13. BTb: cho HS đóng vai *GV kết luận phần BT I. Truyện đọc:”Em Thủy”. II.Nội dung bài học: 1. Thế nào là lễ độ? - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác. - Biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặtnhư biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, giự thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng *Biểu hiện của lễ độ: Biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặtnhư biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, giự thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng 3. Ý nghĩa của lễ độ: - Thể hiện sự tôn trọng hòa nhã, quý mến, quan tâm đối với mọi người. - Là biểu hiện của người có văn hóa, đạo đức, có lòng tự trọng, được mọi người quý mến. - Làm cho quan hệ giữa mọi người trở nên tốt đẹp, xã hội văn minh, tiến bộ. III/ Bài tập: Bt a: 1,3,5,6 4.4/ Củng cố và luyện tập. 1. Thế nào là lễ độ? - Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác ? Biểu hiện của lễ độ? HS: Biểu hiện qua lời nói, cử chỉ, dáng điệu, nét mặtnhư biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, giự thái độ đúng mực, khiêm tốn ở những nơi công cộng - Cho HS tìm các câu ca dao, tục ngữ về lễ độ? Trên kính dưới nhường Cho cả lớp HS hát bài hát về lễ độ “ Con chim vành khuyên” 4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: * Bài cũ: + Học bài kết hợp làm BTsách giáo khoa trang 12, 13. + Xem và làm BTTH/ 11 * Bài mới: Chuẩn bị bài 5: Tôn trọng kỉ luật. + Đọc truyên, trả lời câu hỏi gợi ý SGK/14, 15. + Xem trước bài học, bài tập SGK/15, 16. + Tìm tranh ảnh về tôn trọng kỉ luật. Chuẩn bị tiểu phẩm sắm vai

File đính kèm:

  • docbai le do.doc