I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
2. Thái độ:
- Thái độ quý trọng tính mạng,sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ danh dự nhân phẩm của người khác. Phản đối những hành vi xâm phạm tới thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
3. Kĩ năng:
- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm của công dân.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày soạn: 26/03/2014
Tiềt : 29 Ngày dạy : 28/03/2014
BÀI 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN THỂ, SỨC KHOẺ, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM(tt)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Nêu được nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm của công dân.
- Nêu được ý nghĩa của quyền đó đối với mỗi công dân.
2. Thái độ:
- Thái độ quý trọng tính mạng,sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của bản thân, đồng thời tôn trọng tính mạng, sức khoẻ danh dự nhân phẩm của người khác. Phản đối những hành vi xâm phạm tới thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
3. Kĩ năng:
- Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm hại thân thể, danh dự, nhân phẩm.
- Biết xử lí các tình huống phù hợp với quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ danh dự và nhân phẩm của công dân.
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong các tình huống để bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá những hành vi xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Kĩ năng ứng phó với những tình huống bị xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 6A2:................................................................................................................
2. Kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng là quyền cơ bản?
- Pháp luật nước ta quy định về quyền này như thế nào?
3. Bài mới: Liên hệ kiến thức bài cũ để vào bài.
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống
GV: Vận dụng bài tập b sgk
HS: Đọc bài tập b
GV: Nêu các câu hỏi:
? Trong tình huống trên ai vi phạm? Vi phạm điều gì?
? Theo em Hải có thể có cách ứng xử nào?
HS: Thảo luận nhóm đưa ra phương án đúng.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS: Đọc lại phần các nhóm đã ghi trên bảng.
? Trong những cách giải quyết đó, cách nào là đúng nhất? vì sao?
HS: Trả lời
Hoạt động 2: Liên hệ trách nhiệm của bản thân.
? Vậy chúng ta phải có trách nhiệm gì đối với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?
HS: Đọc bài tập c sgk
HS:Tự trả lời
? Vì sao em chọn cách ứng xử đó?
HS:Thảo luận cử đại diện nhóm trả lời
HS: Đọc bài tập d sgk
GV tổ chức: Thi trả lời nhanh
c. Trách nhiệm của bản thân:
- Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
- Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, phê phán, tố cáo những việc làm sai traí với quy định của pháp luật.
3. Bài tập:
c. Cách ứng xử đúng là:
Hà tỏ thái độ phản đối nhóm con trai, ...biết bày tỏ ý kiến của bản thân
d. Đúng ba ý đầu
sai 2 ý sau
4/ Củng cố: Gọi hs nhắc lại nội dung bài học.
5/ Đánh giá: GV cho HS liên hệ thực tế về các hành vi liên quan nội dung bài học.
6/ Hộng động nối tiếp: Về học và chuẩn bị phần bài sau
7/ Rút kinh nghiệm:...........................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 29 CD 6 Tiet 29.doc