A- Mục tiêu bài học.
- Như tiết trước.
B- Chuẩn bị.
1- Phương pháp.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.
- Sử dụng bài tập trắc nghiệm.
2- Tài liệu phương tiện.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
6 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 3: HD học sinh tìm hiểu những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập.
- GV: Treo bảng phụ.
“Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập”
- Điều 59: Hiến pháp 1992.
- Điều 10: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Điều 9: Luật giáo dục.
- Điều 29: Công ước LHQ quyền trẻ em.
? Vậy qua đây mọi trẻ em và công dân đều có quyền và nghĩa vụ gì?
Hoạt động 4: HD tìm hiểu ND bài học.
? Việc học tập có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong cuộc sống?
? Việc học tập có quan trọng không? vì sao?
? Vậy em hiểu học tập là gì? và nghĩa vụ của mỗi công dân như thế nào?
- Học tập là tiếp thu kiến thức, rèn luyện kĩ năng và trao đổi rèn luyện tri thức.
- Nghĩa vụ của mỗi công dân là phải học tập.
? Về việc học tập luật pháp nước ta đã quy định những gì?
HS: Đọc bài học b.
GV: Nhà nước ta rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ đối với mỗi công dân đã được pháp luật quy định thành các quyền và nghĩa vụ trên.
? Vậy em thấy những quy định đó thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta ở những điểm nào?
- Mọi trẻ em và công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập
II- Nội dung bài học.
a- Việc học tập đối với mỗi người là vô cùng quan trọng, có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
b- Về học tập luật pháp nước ta quy định: học tập là quyền va nghĩa vụ của mỗi công dân SGK.
c- Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành.
D- Dặn dò.
- Học thuộc kiến thức.
- Chuẩn bị tiết 2 của bài.
Tuần 26
Ngày soạn:
Tiết PPCT: 26 bài: 15 quyền và nghĩa vụ học tập
(tiết 2)
A- Mục tiêu bài học.
- Như tiết trước.
B- Chuẩn bị.
1- Phương pháp.
- Thảo luận nhóm.
- Xử lý tình huống.
- Sử dụng bài tập trắc nghiệm.
2- Tài liệu phương tiện.
C- Tổ chức các hoạt động dạy học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
?
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
GV: Tình huống: ở lớp 6 nọ, An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập.
An nói:
- Học tập là quyền của mình thì mình học cũng được mà không học cũng chẳng sao, không ai bắt buộc được mình.
Còn Khoa nói:
- Tớ chẳng muốn học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo quê ơi là quê, chúng nó lẽ ra không được đi học mới đúng.
Câu hỏi:
? Em nghĩ gì về suy nghĩ của An và Khoa?
? ý kiến của em về việc học là gì?
HS: Thảo luận nhóm giải quyết tình huống.
? Em có biết nhờ đâu mà những trẻ em nghèo được đi học không?
GV: Giới thiệu điều 9 – luật giáo dục.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập: liên hệ thực tế.
GV: Đọc bài tập a SGK.
HS: Trình bày cá nhân.
GV: Đọc bài tập b- SGK.
HS: Trình bày:
- Kể.
- Đọc sách báo sưu tầm được.
? Em thấy bạn có đức tính gì đáng quý, đáng học tập?
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm: phân tích tình huống.
GV: Đọc bài tập c SGK.
Cho học sinh thảo luận.
HS: Đưa ra những tình huống học tập (Tự ghi ý thoả luận của nhóm vào vở).
HS: Đọc bài tập d – SGK.
GV: Yêu cầu học sinh trả lời.
GV: Đọc bài tập e:
HS: Gọi theo thứ tự quay vòng từ nhóm 1 đến nhóm n.
- Nhóm nào đến lượt mà không trả lời được thì thua.
- Nhóm nào đến phút cuối cùng vẫn có câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn thì nhóm đó thắng cuộc
c- Trách nhiệm của nhà nước.
- Nhà nước tạo điều kiện cho các em học hành, mở mang hệ thống trường lớp, miễn phí cho trẻ em tiểu học, giúp đỡ cho trẻ em khó khăn...
3- Bài tập.
a.
b. Liên hệ
Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập phải say mê, kiên trì và tự lực, phải có phương pháp học tập.
Bài tập c.
- Với trẻ khuyết tật có thể học ở những trường mà nhà nước dành riêng cho họ như: Trường cho trẻ mù Nguyễn Đình Chiểu, trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn...lớp học tình thương cho trẻ tật nguyền
- Với trẻ có hoàn cảnh khó khăn:
+ Ngày đi làm tối học ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
+ Học ở trung tâm vừa học vừa làm.
+ Tự học qua sách báo, bạn bè, qua chương trình giáo dục từ xa trên truyền hình.
+ Học tại lớp học tình thương.
Bài tập d: ý đúng:
- Ngoài giờ học ở trường có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể. Tức là phải cân đối giữa nhiệm vụ học tập với nhiệm vụ khác, phải có phương pháp học tập đúng đắn.
Bài tập e – SGK.
D- Dặn dò.
- Học bài và xem trước bài sau.
- Tự xây dựng tình huống sắm vai theo chủ đề tiết học sau.
Tuần 27
Ngày soạn:
Tiết PPCT: 27 kiểm tra 1 tiết
A- Mục tiêu cần đạt.
- Thông qua giờ kiểm tra giáo viên đánh giá đúng, chính xác khả năng tiếp thu nhận thức của học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng áp dụng lý thuyết vào bài kiểm tra.
B- Tiến trình lên lớp.
1- ổn định tổ chức.
2- Nội dung kiểm tra.
I- Đề bài.
Phần I: Trắc nghiệm (4đ).
Câu 1: Em hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dâu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em.
a- Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn.
b- Lợi dụng trẻ em để buôn bán ma tuý.
c- Cha mẹ ly hôn không ai chăm sóc con cái.
d- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em.
e- Dạy nghề miến phí cho trẻ em có khó khăn.
f- Bắt trẻ em làm việc nặng quá sức.
g- Tổ chức phòng dịch cho trẻ em.
h- Lôi kéo trẻ em vào con đường nghiện hút.
Phần II: Tự luận.
Câu 2: Khi tham gia giao thông đường bộ em thấy có những kiểu đèn tín hiệu nào? mỗi đèn có ý nghĩa gì? Có mấy loại biển báo giao thông, mỗi loại có ý nghĩa gì?
Câu 3: Việc học tập có quan trọng không? Vì sao chúng ta phải học tập?
II- Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm (4đ).
* Việc làm thực hiện quyền trẻ em:
a- Tổ chức việc làm cho trẻ em có khó khăn.
d- Dạy học ở lớp học tình thương cho trẻ em.
e- Dạy nghề miến phí cho trẻ em có khó khăn.
g- Tổ chức phòng dịch cho trẻ em.
* Việc làm vi phạm quyền trẻ em: Các ý còn lại.
Phần II: Tự luận
Câu 2: (3đ) Các loại tín hiệu giao thông.
a- Đèn tín hiệu giao thông.
- Đèn đỏ: Cấm đi.
- Đèn vàng: Đi chậm lại.
- Đèn xanh: Đựơc đi.
b- Các loại biển báo giao thông: có 4 loại.
- Biển báo cấm: hình tròn, viền đỏ.
- Biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh lam.
- Biển báo nguy hiểm: hình tam giác, viền đỏ.
- Biển chỉ dẫn: hình chữ nhật, hình vuông, nền xanh lam.
Câu 3: (3đ).
- Việc học tập đối với người là vô cùng quan trọng, có học tập chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
C- củng cố:
- Nhận xét – thu bài.
D- Dặn dò.
- Chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- Tuan 25 30.doc