Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nêu được ý nghĩa của việc học tập.

 - Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng.

 - Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thức hiện công bằng xã hội về giáo dục.

 2. Kĩ năng:

- Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

 - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện.

 

doc5 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 17732 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 26, 27 Ngày soạn: 13/02/2014 TIẾT: 25, 26 Ngày dạy: 17/02/2014 Bài 15 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ HỌC TẬP I/ Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc học tập. - Nêu được nội dung cơ bản của quyền và nghĩa vụ học tập của công dân nói chung, của trẻ em nói riêng. - Nêu được trách nhiệm của gia đình đối với việc học tập của con em và vai trò của Nhà nước trong việc thức hiện công bằng xã hội về giáo dục. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được hành vi đúng với hành vi sai trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ học tập, giúp đỡ bạn bè và em nhỏ cùng thực hiện. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục Các phương pháp - Kĩ năng đặt mục tiêu trong học tập. - Kĩ năng lâp kế hoạch để thực hiện mục tiêu học tập. - Động não. - Thảo luận nhóm. - Xử lí tình huống. - Nghiên cứu trường hợp điển hình. 3. Thái độ : Tôn trọng quyền học tập của mình và của người khác. II/ Chuẩn bị của GV và HS: 1/ Chuẩn bị của GV: Chuẩn kiến thức GDCD 6.Tư liệu GDCD.Tranh bài 13 (sưu tầm), liên hệ tấm gương học giỏi của trường. 2/ Chuẩn bị của HS: + Đọc truyện đọc. + Soạn bài theo câu hỏi gợi ý trong SGK. + Tìm hiểu về việc học tập của người dân ở địa phương em. + Tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập. + Sưu tầm các tấm gương có phấn đấu trong học tập đạt kết quả tốt. + Điều tra trình độ học vấn 3 hộ ở địa phương em theo mẫu sau. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định: (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)) ? Hãy nêu quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước? Hs có bổn phận như thế nào? -> Công dân VN có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước VN, được nhà nước Việt nam bảo vệ và đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật. - HS: chăm ngoan, học tốt, tích cực rèn luyện đạo đức. 3. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung TIẾT: 1 HĐ1: Giới thệu bài (4 phút) - Gợi ý quan sát tranh bài 15 trong SGK. ? Tại sao Đảng, Nhà nước lại quan tâm đến việc học tập của trẻ em? => Nhấn mạnh: Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến việc học tập của trẻ em Việt Nam, tạo mọi điều kiện cho trẻ em được học tập. - Chuyển ý vào bài. - Quan sát tranh bài 15. - Trả lời cá nhân. HĐ2: Gợi ý khai thác truyện nhằm hiểu ý nghĩa của việc học tập.(20 phút) a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại. b. Cách tiến hành: - Tổ chức đọc truyện trong SGK. - Gợi ý khai thác truyện: ? Điều đặt biệt thay đổi ở Cô Tô hiện nay là gì? ? Gia đình, nhà trường, xã hội đã làm gì để tất cả trẻ em ở Cô tô được đến trường? ? Tại sao phải học tập? ? Nếu không đi học sẽ bị thiệt thòi như thế nào? ? Vậy việc học tập có cần thiết đối với mỗi người hay không? Vì sao? Gv kết luận: Nhà nước, Đảng ta tạo điều kiện, được sự ủng hộ cùa các ban nghành, thầy giáo, nhân dân tạo điều kiện hết mực. - 1 Hs đọc truyện, lớp chú ý theo dõi dựa vào nội dung SGK. - Suy nghĩ, phát biểu theo gợi ý. ( Dự kiến ý HS phát biểu) → Nhà nước tạo điều kiện để mọi người được đi họcđến tuổi đi học -> trường thành lập hội khuyến học, HS con gia đình chính sách được giúp đỡ → Tạo điều kiện để trẻ em được đi học -> Học có hiểu biết, tìm việc làm ổn định. Giúp được gia đình, xã hội. -> Không có hiểu biết. Trả lời cá nhân 1. Ý nghĩa của việc học tập: - Đối với bản thân: giúp con người có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. - Đối với gia đình: góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc. - Đối với xã hội; giáo dục để đào tạo nên những con người lao động mới có đủ những phẩm chất và năng lực cần thiết, xây dựng đất nước giàu mạnh. HĐ3:Hướng dẫn tìm hiểu quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập (17 phút) a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại. b. Cách tiến hành: - Giới thiệu tình huống (ghi bảng phu): An là hs lớp 5 ở trường X, bổng dưng không thấy đi học. Cô giáo đến nhà thì thấy mẹ kế đang đánh và nguyền rủa bạn. Mẹ An cho biết nhà không có người phụ bán hàng nên cho An nghỉ học. ? Nhận xét hành vi của mẹ kế bạn An? ? Nếu em là bạn của An thì em sẽ làm gì để An được tiếp tục đi học. - Giới thiệu quy định của pháp luật. + Hiến pháp 1992, điều 59 + Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em điều 10. ? Pháp luật và nhà nước ta quy định về quyền và nghĩa vụ học tập của công dân như thế nào? GV kết luận: Công dân được tự do học tập phổ thông và học nghề phù hợp. - Tổ chức làm bài tập c trong SGK. - Giới thiệu điều 1 luật giáo dục. - Đọc tình huống. - Ý kiến: -> Mẹ kế A sai: bắt con nghỉ học, đánh, nguyền rủa bạn - > Khuyên mẹ a tiếp tục cho a đi hộc. - Chú ý các điều luật GV nêu. - Trả lời. - Làm bài tập c trong SGK. 2. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ học tập: a. Quyền học tập: + Mỗi công dân có thể học không hạn chế, từ tiểu học đến trung học, đại học, sau đại học, có thể học bất cứ ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể, có thể học bằng nhiều hình thức và có thức học suốt đời. b. Nghĩa vụ: + Trẻ em trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ bắt bược phải hoàn thành giáo dục tiểu học (từ lớp 1-5) là cấp học nền tản trong hệ thống giáo dục nước ta. TIẾT: 2 HĐ4: Tổ chức xử lí tình huống. (12 phút) a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại. b. Cách tiến hành: - Giới thiệu tình huống: Ở lớp 6/1 Nam và Khoa tranh luận với nhau về quyền và nghĩa vụ học tập Nam nói: Học tập là quyền của mình, học cũng được, không học cũng chẳng sao không ai được bắt mình. Khoa nói: tớ không muốn học ở lớp này tí nào vì toàn các bạn nghèo, chúng nó lẽ ra không được học. ? Em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến của Nam và Khoa? ? Em có biết nhờ đâu mà trẻ nghèo được đi học không? ? Nhà nước làm gì để giúp các em được học tập? ? Học sinh nghèo ở trường ta được hưởng những gì? ? Vậy, Nhà nước có trách nhiệm như thế nào trong việc học tập của công dân? - Giới thiệu điều điều 9 luật giáo dục. ? Công dân, HS cần có trách nhiệm như thế nào về việc học tập? - Mở rộng:tổ chức trò chơi. ? Hãy tìm một số câu ca dao, tục ngữ nói về việc học tập? Gv kết luận: Gia đình, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội về giáo dục. - Đọc tình huống. - Nêu ý cá nhân, nhận xét. -> Không đồng ý với Nam và Khoa. Các bạn sai. + Học là quyền của mọi người, HS nghèo cũng được học. -> Nhờ cha mẹ, -> Nhà nước mở trường, miễn giảm tiền, cho tập, sáchHS nghèo.- > Hủ gạo tình bạn, quỹ tình thương, học bỗng HS trả lời cá nhân - Lắng nghe. -> Ta phải thực hiện tốt nghĩa vụ học tập: học bài, làm bài, chăm ngoan - Suy nghĩ, ý kiến. + Học đi hành + Học một mười + Ăn vóc học hay. 3. Trách nhiệm của gia đình và vai trò của Nhà nước. - Trách nhiệm của gia đình: gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em mình được học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường. Người lớn tuổi trong gia đình có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em mình. - Vai trò nhà nước: Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. HĐ5: Gợi ý liên hệ thực tế kể về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập. (10 phút) a. Phương pháp: Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, phân tích, đàm thoại. b. Cách tiến hành: - Nêu câu hỏi: ? Kể về tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập? - Yêu cầu HS giới thiệu tranh ảnh đã sưu tầm về học tập. - Giới thiệu tranh và nêu thông tin về tấm gương HS vượt khó vươn lên trong học tập. + Lê Hồng Nguyện (báo thiếu niên Tiền phong) + Cấn Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Ký, HS khiếm thị - Liên hệ thực tế về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập - HS sưu tầm tranh, mẫu chuyện kể về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập . - Quan sát. HĐ6: Gợi ý tìm các biểu hiện đúng và chưa đúng về quyền và nghĩa vụ học tập. (18 phút) a. Phương pháp:, phân tích, đàm thoại, trò chơi. b. Cách tiến hành: - Tổ chức trò chơi tiếp sức (3 phút). - Chia HS thành 2 đội A và B theo 2 dãy bàn ( phổ biến luật chơi, nêu câu hỏi) Hỏi: Hãy nêu những biểu hiện tốt và chưa đúng trong việc học tập? - Nhận xét, sửa sai, tuyên dương đội thắng. - Mở rộng: ? Những việc làm chưa tốt sẽ mang lại hậu quả như thế nào cho bản thân, gia đình, xã hội? * Lưu ý GV cần gợi ý để HS tự nêu được hậu quả và giáo dục HS về ý thức khắc phục các biểu hiện chưa đúng trong học tập. - Tham gia trò chơi: lần lược từng HS lên ghi kết quả. - Cùng GV nhận xét kết quả - Suy luận: lười học -> rớt lớp, cha mẹ buồn, xã hội chậm phát triển. - Gọi HS lần lược đọc bài tập c,d,đ trong SGK. - Chọn 3 HS xung phong lên bảng làm bài tập, HS còn lại tự làm vào vở - Bài tập d SGK trang 50: “Nam là HS và nuôi các em” ? Nếu là Nam trong hoàn cảnh đó em sẽ giải quyết khó khăn bằng cách nào? => Nhận xét, phân tích ý HS lựa chọn, đưa đáp án: Nam có thể giải quyết khó khăn bằng những cách: - Thôi học một thời gian để giúp bố. - Vừa học vừa làm. - Tự học ở nhà - Tối học ở lớp học tình thương. Bài tập đ SGK trang 50: Biểu hiện trong việc học tập sau đây là đúng hay sai? Vì sao? => Nhận xét, phân tích ý HS lựa chọn, đưa đáp án: Ý 3 đúng vì có sự cân đối giữa các nhiệm vụ khác và phải có phương pháp học tập đúng đắn. - Cho điểm Hs lên bảng làm tốt. H - Lần lược đọc bài tập c,d,đ trong SGK. - 3 HS xung phong lên bảng làm bài tập, HS còn lại tự làm vào vở. Củng cố: ( 2 phút) Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau; Học tập có ý nghịa như thế nào. Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào? Dặn dò: (3 phút) - Học bài 15. - Học bài 12,13,14,15,chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. - Chuẩn bị giấy kiểm tra. - Xem lại bài tập ở các bài trên. Duyệt Cô Thành phận

File đính kèm:

  • docTUẦN 25,26 Quyền và nghĩa vụ học tập.doc