I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Học xong bài này. HS cần đạt được.
1. Về kiến thức.
- Biết được cộng đồng là gì, vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
- Nêu được thế nào là nhân nghĩa và biểu hiện đặc trưng của chúng.
- Hiểu được nhân nghĩa là yêu cầu đạo đức của công dân hiện nay với cộng đồng nơi cư trú , tập thể lớp, trường học.
- Xác định trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
2. Về kĩ năng.
- Biết sống nhân nghĩa để xây dựng các môi squan hệ xung quanh.
- Biết lựa chọn cho mình và tham gia các hoạt động xây dựng cộng đồng.
3. Về thái độ.
-Yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm đối với tập thể lớp, cộng đồng, nơi cư trú, quê hương, đất nước.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 4539 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 13: Công dân với cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :30 Ngày soạn: 29/03/10
Tiết :29 Ngày dạy :03/04/10
Bài 13: CÔNG DÂN VỚI CỘNG ĐỒNG
(Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Học xong bài này. HS cần đạt được.
Về kiến thức.
- Biết được cộng đồng là gì, vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
- Nêu được thế nào là nhân nghĩa và biểu hiện đặc trưng của chúng.
- Hiểu được nhân nghĩa là yêu cầu đạo đức của công dân hiện nay với cộng đồng nơi cư trú , tập thể lớp, trường học.
- Xác định trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.
2. Về kĩ năng.
- Biết sống nhân nghĩa để xây dựng các môi squan hệ xung quanh.
- Biết lựa chọn cho mình và tham gia các hoạt động xây dựng cộng đồng.
3. Về thái độ.
-Yêu quý, gắn bó, có trách nhiệm đối với tập thể lớp, cộng đồng, nơi cư trú, quê hương, đất nước.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM.
Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người
Nhân nghĩa
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Nêu vấn đề, đàm thoại, diễn giảng...
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
SGK, Sách giáo viên GDCD 10
Tranh ảnh, các câu ca dao, tục ngữ...
V. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC.
1. Ổn định tổ chức- kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Gia đình là gì? Mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình?
Tổ chức học bài mới.
VÀo bài: Trong bài thơ"Tiếng ru" Nhà thơ Tố Hữu viết:
"Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước, con chim ca yêu trời
..................
Một người đâu phải nhân gian
Sống trong một đốm lửa tàn mà thôi"
Là con người, ai ai cũng cần phải sống, lao động và học tập trong một môi trường cộng đồng nhất định. Không ai có thể sống tác rời khỏi cộng đồng. Bởi vì bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các nối quan hệ xã hội"(C. Mác)
Hoạt động của GV và học sinh
Nội Dung
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp và cá nhân
GV: Giải thích nghĩa của từ cộng đồng.
Cộng là thêm vào, gộp vào và tạo ra số nhiều
Đồng là cùng( mục đích, ý chí, lợi ích)
Vậy: Cộng đồng là thêm vào, trên cơ sở cùng mục đích, lợi ích để tạo ra sức mạnh.
Chú ý: trong cuộc sống nhiều khi chúng ta có sự gộp vào, thêm vào rồi cùng làm, cùng sống, cùng một nơi nhưng không phải là cộng đồng.
VD: Kéo bè, keó cánh tụ họp để làm những việc trái lương tâm, đạo đức, pháp luật
GV: Lớp chúng ta có phải là một cộng đồng không? Những yếu tố nào chứng tỏ lớp 10/9 là một cộng đồng?
-GV đưa ra những câu hỏi gợi mở.
Tập thể 10/9 chỉ có một người hay nhiều người? Mọi người trong tập thể 10/9 có những điểm gì giống nhau?
Nhiều người có nhiều điểm giống nhau hợp thành một cộng đồng
-GVKL: Tập thể 10/9 có 48 người cùng sống và học tập
Giống nhau:+ Mục đích, rèn luyện, học tập
+ Đặc điểm tâm sinh lí, lứa tuổi
+ Chữ viết, ngôn ngữ.
Gắn bó thành tập thể 10/9 trong trường THPT Ngô Quyền. Vậy 10/9 là một cộng đồng.
- GV hỏi: Vậy cộng đồng là gì?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
-GV: Em hãy kể tên một số cộng đồng mà em biết?
- HS trả lời:
- GV dẫn dắt; Cá nhân và cộng đồng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mỗi cá nhân phát triển sẽ góp phần vào sự lớn mạnh của cộng đồng. Ngược lại cộng đồng sẽ tạo điều kiện, cơ sở cho sự phát triển của mỗi cá nhân.
Mỗi cộng đồng đều có vai trò đối với cuộc sống của mỗi con người. Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta sang tìm hiểu phần b
GV dẫn dắt: Con người muốn tồn tại phải lao động và liên hệ với những người khác với cộng đồng của mình. Không một ai có thể tồn tại được nếu sống bên ngoài cộng đồng, tác rời khỏi cộng đồng.
GV: Vậy vai trò của cộng đồng được thể hiện như thế nào?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
Cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thuwch hiện sự liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và của cộng đồng.
VD: Tập thể lớp 10/9 gồm 48 con người, có nam có nữ, khác nhau về hoàn cảnh sở thích...Trước khi vòa cấp III . phần lớn các em chưa biết và gắn bó với nhau. Nhưng đến đây nhờ tạp thể lớp 10/9 mà các em mới có thể liên kết với nhau, hợp tác với nhau chặt chẽ hơn và cùng giúp đỡ nhau trong học tập và rền luyện
Cộng đồng chăm lo cuộc sống của mỗi cá nhân, đảm bảo cho mỗi người có điều kiện để phát triển toàn diện. Bên cạnh đó, cộng đồng còn giải quyết một các hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.
Như vậy: Cộng đồng à hình thức thể hiện các mối quan hệ của con người đơi với xã hội, mỗi người là một thành viên tế bào của cộng đồng. Ca nhân cần phải có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ mà cộng đồng giao phó, tuân thủ những quy định, những nguyên tắc của cộng đồng. Ngược lại cộng đồng cũng phải có nghĩa vụ chăm lo cho mỗi cá nhân, bào của cộng đồng
- GV chuyển ý:Sống trong cộng đồng đòi hỏi cá nhân phải ứng xử như thế nào cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức của xá hội. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu sang much 2.
Mỗi cộng đồng đều có những chuẩn mực đạo đức, quy tắc, ứng xử riêng mà mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân theo. Trong đó nhân nghĩa, hòa hơp,và hợp tác là những chuẩn mực quan trọng nhất mà công dân hiện nay cần phải có. Tiết nay chúng ta sẽ tìm hiểu nhân nghĩa
GV: Các em thường nge nói tới những câu tục ngữ như:
-"Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ"
Vậy ý nghĩa những câu tục ngữ trên là gì?
HS trả lời.
- GV hỏi: Vậy nhân là gì? Nghĩa là gì?
- HS trả lời:
- GV kết luận: Nhân là lòng thương người. Nghĩa là cách cư xử hợp lẽ phải.
-GV: Nhân nghĩa là một trong những chuẩn mực cần thiết, được đặt lên hàng đầu. Người Việt Nam luôn đề cao nhân nghĩa và xem đó như là chuẩn mực để daanhs giá nhân phẩm của một con người.
" Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo
Nghèo tiền nghèo bạc chẳng lo là nghèo"
GV hỏi: Vậy nhân nghĩa có ý nghĩã gì?
HS trả lời:
GV kết luận:
- GV: Vậy biểu hiện của nhân ngĩa là gì?
- HS trả lời:
- GV kết luận:
-GV hỏi: Là một học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện nhân nghĩa?
- HS trả lời:
- GV kết luận: Các việc làm thể hiện nhân nghĩa như:
+ Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
+ Lễ phép với thầy cô giáo, quan tâm giúp đỡ mọi người.
+ Tích cực tham gia các hoạt động
" Uống mước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa"
- Kính trọng, biết ơn các vị anh hùng của dân tộc. Tôn trọng truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.
Cộng đồng là gì?
Cộng đồng là toàn thể những người cùng sống, có những điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống con người.
- Là môi trường liên kết các cá nhân với nhau.
- Chăm lo, tạo điều kiện cho cá nhân phát triển.
- Giải quyết mối quan hệ hợp lí mối quan hệ giữa lợi ích reeng và chung, giữa quyền và nghĩa vụ.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo nên sức mạnh cho cộng đồng.
a. Nhân nghĩa.
Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.
* Ý nghĩ.
- Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn.
- Con người thương yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn.
- Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
* Biểu hiện
- Nhân ái yêu thương, giúp đỡ nhau.
- Nhường nhịn, đùm bọc nhau.
- Vị tha, bao dung, độ lượng
3. Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh lấy các ví dụ về những vịc làm nhân nghĩa ở địa phương mà em biết.
4. Hoạt động tiếp nối.
Yêu cầu học sinh làm các bài tập trong SGK trang 94 và chuẩn bị tiết 2 của bài này
5. Nhận xét đánh giá tiết học.
VI. GỢI Ý KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.
Giải quyết tình huống: Buổi chiều tan trường về, người và xe qua lại tấp nập, kín lối đi. Lúc đó có một bà cụ lưng đã còng, tay chống gậy muốn qua đường. Và khi đó, em cũng đang đứng bên cạnh để chờ người dến đón. Bà cụ đến vịn vai em và nói" Con ơi cụ muốn qua đường mà đường đông quá. Con giúp cụ được không?"
Nếu là em, em sẽ làm gì trong trường hợp đó?
Ban chỉ đạo TTSP duyệt GVHD SVTT
(Kí, họ tên)
File đính kèm:
- cong dan voi cong dong tiet 1.doc