I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
HS nêu được mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.
2. Về kỹ năng:
Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
Tự hào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm về công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN.
- Ra quyết định trong việc xử lí tình huống.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng . , Lớp 6A2 vắng: . , Lớp 6A3 vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
3. Dạy - học bài mới:
* GV giới thiệu: Tiết học trước các em đã biết được các điều kiện để xác định công dân của một nước. Vậy công dân phải có quyền và nghĩa vụ gì và nhà nước có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học (vào bài).
* Hoạt động dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 5386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Ngày soạn: 20/01/2014
TIẾT 22 Ngày dạy: 24/01/2014
Bài 13
CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (T2)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức:
HS nêu được mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.
2. Về kỹ năng:
Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
Tự hào là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm về công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa VN.
- Ra quyết định trong việc xử lí tình huống.
III. Tiến trình dạy - học
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:. , Lớp 6A3 vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: Công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
3. Dạy - học bài mới:
* GV giới thiệu: Tiết học trước các em đã biết được các điều kiện để xác định công dân của một nước. Vậy công dân phải có quyền và nghĩa vụ gì và nhà nước có trách nhiệm gì để công dân thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài học (vào bài).
* Hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
* Khai thác truyện đọc SGK.
* GV gọi HS đọc truyện (SGK/33 – 34), sau đó yêu cầu HS trao đổi bàn (2’) theo câu hỏi phần gợi ý:
CTừ câu chuyện, em có suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của CD – HS với đất nước?
- HS trình bày: Phải cố gắng phấn đấu học tập tốt để xây dựng đất nước, những tấm gương đạt giải trong các kì thi đã trở thành niềm tự hào và đem lại vinh quang cho đất nước
=> GV chuẩn xác và chốt lại: Các em phải nỗ lực học tập để nâng cao kiến thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức trở thành công dân có ích cho đất nước góp phần nhỏ vào việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Tìm hiểu mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước.
* GV chia nhóm (2 bàn/1 nhóm) cho HS thảo luận (3’) theo các câu hỏi sau:
- N1: Nêu các quyền của công dân mà em biết?
- HS: Quyền học tập, quyền nghiên cứu khoa học – kĩ thuật, quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ, quyền tự do đi lại – cư trú, quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- N2: Nêu các nghĩa vụ của công dân với nhà nước ?
- HS: Nghĩa vụ học tập, bảo vệ Tổ quốc, tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng, tuân theo hiến pháp và pháp luật, đóng thuế và lao động công ích...
- N3: Trẻ em có các quyền và nghĩa vụ gì?
(Trẻ em có các quyền sống còn, bảo vệ, phát triển, tham gia).
- N4: Vì sao công dân phải thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình?
- GV: Vì đã là công dân Việt Nam khi được hưởng các quyền mà pháp luật quy định thì nhà nước mới đảm bảo các quyền cho công dân
=> Đại diện nhóm HS trả lời – các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn xác và yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2(c,d)/35 để tìm hiểu bài học:
CVậy nhà nước phải có trách nhiệm gì với công dân?
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn xác cho HS ghi bài và chốt lại bằng cách gọi HS đọc phần tư liệu tham khảo /35 giới thiệu về các điều luật.
*Luyện tập, củng cố.
* GV cùng HS giải quyết các bài tập tại lớp:
- GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập a/36, cả lớp làm vào vở -> Nhận xét phần làm của bạn -> GV sửa và chốt ý đúng.
* GV chia HS làm 2 nhóm (mỗi dãy HS là một nhóm) trao đổi (2’) để trả lời theo bài tập còn lại cụ thể:
- Dãy bên trái trao đổi theo bài tập d/36.
- Dãy bên phải trao đổi theo bài tập đ/36.
=> HS trả lời và bổ sung cho nhau, GV nhận xét và chốt các ý trả lời đúng, sau đó có thể cho các em hát một số bài về quê hương mà em thích và biết.
II. Truyện đọc. (đọc thêm tại lớp)
“Cô gái vàng của thể thao Việt Nam”.
* Kết luận:
- Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Công dân được Nhà nước bảo vệ và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.
III. Bài tập.
* Bài a/36: Trường hợp là công dân VN là: người VN đi công tác có thời hạn ở nước ngoài, phạm tội bị tù giam,dưới 18 tuổi.
* Bài d/36: Gương sáng học tập và thể thao VN là Lý Đức, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Nguyễn Thuý Hiền
* Bài đ/36: Để là công dân có ích em sẽ:
- Chăm chỉ học tập và rèn luyện.
- Làm nhiều việc tốt và có ích.
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.
5. Đánh giá:
- GV cho HS chơi trò chơi “chúng em biết 3”:
- Em hãy kể 3 tấm gương sáng trong học tập đã mang lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam?
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo nội dung bài học. Hoàn chỉnh các bài tập vào vở.
- Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 15’.
- Sưu tầm tranh ảnh về việc thực hiện an toàn giao thông.
- Tìm hiểu tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông ở địa phương em.
7. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- GDCD Tuan 23.doc