I. Mục tiêu bài học: Giúp HS đạt
1. Kiến thức:
- Hiểu công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch nước đó;
- Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam.
2. Kĩ năng:
- Phân biệt CD Việt Nam với CD các quốc gia khác;
- Biết cố gắng HT, nâng cao kiến thức, rèn luyện PCĐĐ để trở thành người CD có ích cho đất nước;
- Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.
3. Thái độ:
- Tự hào là CD nước cộng hoà XHCN Việt Nam;
- Mong muốn học tập tốt và góp phần vào xây dựng nhà nước.
II. Tài liệu – phương tiện:
- Hiến pháp 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cớ bản của CD)
- Luật quốc tịch (Điều 4)
- Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004)
- Sổ tay kiến thức pháp luật
- Một số hình ảnh và video về đất nước, con người Việt Nam.
- Phiếu tư liệu
- Máy chiếu
4 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22. Tiết 21 Ngày soạn 15/01/2014
Bài 13 – CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
(Tiết 1)
Mục tiêu bài học: Giúp HS đạt
Kiến thức:
Hiểu công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch nước đó;
Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch Việt Nam.
Kĩ năng:
Phân biệt CD Việt Nam với CD các quốc gia khác;
Biết cố gắng HT, nâng cao kiến thức, rèn luyện PCĐĐ để trở thành người CD có ích cho đất nước;
Thực hiện đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.
Thái độ:
Tự hào là CD nước cộng hoà XHCN Việt Nam;
Mong muốn học tập tốt và góp phần vào xây dựng nhà nước.
Tài liệu – phương tiện:
Hiến pháp 1992 (Chương V- Quyền và nghĩa vụ cớ bản của CD)
Luật quốc tịch (Điều 4)
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004)
Sổ tay kiến thức pháp luật
Một số hình ảnh và video về đất nước, con người Việt Nam.
Phiếu tư liệu
Máy chiếu
Các hoạt động:
Ổn định tổ chức:
Lớp
6A
6B
6C
Vắng
Kiểm tra bài cũ:
Thấy bạn lười học, trốn học bỏ đi chơi. Em sẽ làm gì trong tình huống này?
HSTL
Lớp nhận xét:
GV kết luận và cho điểm
Bài mới:
* Giới thiệu bài mới:
Trong CƯ LHQ về quyền trẻ em, nhóm quyền sống còn là một nhóm quyền co bản bởi trong đó xác định trẻ được khai sinh và có quốc tịch. Khi đã có quốc tịch có nghĩa trẻ đã là một công dân.
Vậy CD là gì, căn cứ vào đâu để xác định công dân của một quốc gia . Chúng ta sang bài hôm nay.
* Nội dung mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung trọng tâm
Hoạt động 1:Thảo luận tình huống để biết công dân là ai..
Gv chiếu tình huống. - Hs quan sát và đọc.
?A -li- a nói như vậy có đúng không?- Đúng. (Sai)
?Vì sao?
* Đúng:
- Cô nói tiếng Việt tốt.
- Bố A- li-a là người Việt Nam.
* Sai:
- A-li-a cao to, da trắng, mắt nâu và mái tóc đen.
- Dự trại hè quốc tế tại LB Nga.
GV diễn giảng:
Muốn hiểu thế nào là CD của một nước cần phải biết đến dân cư của quốc gia đó.
Dân cư chủ yếu bao gồm những người dân của nước đó –những người là công dân của nước đó. Ngoài ra trong dân cư còn có những người nước ngoài đang HT, làm ăn sinh sống tại quốc gia đó.
Như vậy, dân cư hiểu theo nghĩa tổng thể chủ yếu là người dân của nước đó. Họ có thể đang sống tại nước đó hoặc đang làm ăn sinh sống, học tập tại các nước khác.
Tất cả họ đều là CD của một nước nhất định.
Công dân là người dân của một nước không phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn
Bố A-li-a là người Việt Nam => là CD Việt Nam
A-li-a là CD Việt Nam nếu bố, mẹ A-li-a chọn quốc tịch Việt Nam cho bạn.
GV giải thích, mở rộng, khắc sâu: Nguyên tắc một quốc tịch
Việt Nam thực hiện nguyên tắc một quốc tịch. Mỗi CD VN có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam .
Tuy nhiên, theo qui định của PL trong 1 số trường hợp CD có thể có thêm quốc tịch nước thứ 2. Ví dụ:
+Kết hôn với người nước ngoài
+ Nhận làm con nuôi của người nước ngoài.
+Nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
1. Tình huống
a/
=> A-li-a là công dân Việt Nam (nếu bố, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho bạn)
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bàn tình huống để biết ai là công dân Việt Nam.
Gv chiếu TH/SGk/Tr32
Gv phát phiếu tư liệu về nội dung Điều kiện để có quốc tịch Việt Nam.
HS làm việc theo nhóm bàn.
Báo cáo kết quả.
Nhóm bổ sung.
GV kết luận và chốt bảng
a/ Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là công dân Việt Nam (nguyên tắc quyền huyết thống)
b/ Trẻ em khi sinh ra có bố là CD Việt Nam, mẹ là người nước ngoài (nguyên tắc quyền huyết thống)
c/ Trẻ em khi sinh ra có mẹ là CD Việt Nam, bố là người nước ngoài (nguyên tắc quyền huyết thống)
d/ Trẻ em bị bỏ rơi trên lãnh thổ Việt Nam, khôg rõ bố, mẹ là ai (nguyên tắc quyền nơi sinh)
GV chú ý khoản 2 Điều 17 luật Quốc tịch 1998 để giải thích tình huống b, c cho thoả đáng.
b/ Trẻ em được công nhận là CD Việt Nam:
=> cả 4 trường hợp.
Hoạt động 3: Rút ra nội dung bài học
?Công dân là ai?
- HS trả lời theo nội dung bài học SGK câu 1.
(GV bổ sung nội dung câu)
?Căn cứ vào đâu để xác định công dân của một nước?
Quốc tịch.
?Những ai là công dân Việt Nam?
Người mang quốc tịch Việt Nam.
GV chiếu Đ 49- HP 1992: Công dân nước CH XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
HS làm bài tâp a SGK tr 34.
GV kết luận:
Th1: người gốc VN;
Th2: CD VN;
Th3: Người nước ngoài:
Th4: CD VN bị hạn chế 1 số quyền trong đó có quyền tự do đi lại.
Th5: CD VN do chưa có đầy đủ NLTNPL nên chưa được hưởng đầy đủ quyền CD nhưng vẫn có quyền có QT.
GVBS: Người không có quốc tịch.
?Quyền có quốc tịch của CDVN thể hiện như thế nào?
- Ở nước CH XHCN VN mỗi cá nhân đều có quyền có QT;
- Mọi CD thuộc các DT sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quyền có QT VN.
2. Nội dung bài học
a/ CD là người dân của một nước, mang quốc tịch nước đó.
Căn cứ để xác định CD của một nước:
CD nước CH XHCN Việt Nam:
b/Quyền có QT của CD VN:
Củng cố:
BT: Hải là HS lớp 6 của 1 trường THCS tại Hà Nội. Sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Bố là CD VN, mẹ là CD Nga. Cả hai bố mẹ đều là giảng viên ĐH. Hải nói thành thạo cả tiếng Việt và tiếng Nga.
?Hải là CD VN hay CD Nga? Tại sao?
Hướng dẫn học tập:
Học thuộc NDBH;
Xem trước bài còn lại.
File đính kèm:
- Tuần 22 lớp 6.doc