I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: HS nêu được:
- Thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước.
- Thế nào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Về kỹ năng:
Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
HS tự hào là công dân của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm về công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ra quyết định trong việc xử lí tình huống.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng . , Lớp 6A2 vắng: . , Lớp 6A3 vắng: .
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết ý nghĩa của công ước và trách nhiệm của bản thân em?
3. Dạy - học bài mới:
*GV giới thiệu: Chúng ta luôn tự hào là công dân của nước Việt Nam, vậy công dân là gì và những người như thế nào được công nhận là công dân của nước Việt Nam? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài).
* Hoạt động dạy học:
2 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1265 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 13: Công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22 Ngày soạn: 12/01/2014
TIẾT 21 Ngày dạy: 17/01/2014
Bài 13
CÔNG DÂN NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (T1)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: HS nêu được:
- Thế nào là công dân, căn cứ để xác định công dân của một nước.
- Thế nào là công dân nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Về kỹ năng:
Biết thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với lứa tuổi.
3. Về thái độ:
HS tự hào là công dân của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
II. Các kĩ năng cần được giáo dục trong bài:
- Tư duy phê phán, đánh giá những hành vi vi phạm về công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Ra quyết định trong việc xử lí tình huống.
III. Tiến trình dạy - học.
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số: Lớp 6A1 vắng. , Lớp 6A2 vắng:. , Lớp 6A3 vắng:.
2. Kiểm tra bài cũ: Cho biết ý nghĩa của công ước và trách nhiệm của bản thân em?
3. Dạy - học bài mới:
*GV giới thiệu: Chúng ta luôn tự hào là công dân của nước Việt Nam, vậy công dân là gì và những người như thế nào được công nhận là công dân của nước Việt Nam? Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta cùng tìm hiểu bài học (vào bài).
* Hoạt động dạy học:
Hoạt động của Gv – Hs
Nội dung cần đạt
* Đặt vấn đề: Khai thác tình huống SGK.
* GV phân vai cho HS đọc tình huống (SGK/33) (2 vai: Alia và dẫn truyện), sau đó cho HS thảo luận nhóm (3’) theo câu hỏi:
C Theo em, bạn Alia nói như vậy có đúng không? Vì sao?
- Đại diện nhóm HS trả lời – các nhóm bổ sung.
- GV chuẩn xác và chốt lại: Alia nói như vậy là đúng
->Alia là công dân Việt Nam, vì có bố là người Việt Nam (nếu bố hoặc mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho Alia).
* Tìm hiểu các căn cứ để xác định công dân.
* GV cùng HS đàm thoại theo các câu hỏi:
CĐiều kiện để có quốc tịch Việt Nam?
- HS: Mọi người dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.
C Người nước ngoài đến Việt Nam công tác có được coi là công dân Việt Nam không?
- HS: Người nước ngoài đến Việt Nam công tác không được coi là công dân Việt Nam.
CNgười nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam có được coi là công dân Việt Nam không?
- HS: Người nước ngoài làm ăn sinh sống lâu dài ở Việt Nam, tự nguyện tuân theo pháp luật Việt Nam thì được coi là công dân Việt Nam.
CQua phần tìm hiểu, em hãy cho biết công dân là gì? Căn cứ vào đâu để xác định công dân?
=> HS trả lời theo thông tin (2a/34), GV chuẩn xác cho HS ghi bài và giới thiệu điều 49 - Hiến pháp nước cộng hoà XHCNVN năm 1992 quy định về công dân Việt Nam.
I. Đặt vấn đề: Tình huống.
* Kết luận:
- Công dân là người dân của một nước.
- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
- Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam
=> Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.
4. Củng cố: GV chốt lại tiết 1:
- Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
- Mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch.
- Vậy công dân Việt Nam phải có quyền và nghĩa vụ gì với nhà nước và nhà nước Việt Nam có trách nhiệm gì với công dân? (tiết sau).
5. Đánh giá: GV đưa tình huống cho HS giải quyết:
*Trường hợp nào sau đây là công dân Việt Nam?
- Các dân tộc thiểu số có quốc tịch Việt Nam.
- Sinh viên Việt Nam đi du học nước ngoài.
- Một người Pháp có gốc Việt.
- Người bị tước quốc tịch Việt Nam
6. Hoạt động nối tiếp:
- Học bài theo các nội dung.
- Tìm hiểu về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
- Chuẩn bị giờ sau làm bài tập.
7. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- GDCD Tuan 22.doc