Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: (Tiết 25) chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (1 tiết)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này học sinh cần phải đạt được:

1. Về kiến thức:

- Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường và mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Về kỷ năng:

- Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân.

- Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

 

doc10 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1781 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: (Tiết 25) chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN Ngày soạn : 24/02/2009 GVHD : TRƯƠNG VĂN ANH TUẤN Ngày thực hiện: 02/03/2009 SVTT: TRƯƠNG THỊ NGOAN TPPCT : 25 GIÁO ÁN Bài 12: (Tiết 25) CHÍNH SÁCH TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (1 tiết) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Học xong bài này học sinh cần phải đạt được: 1. Về kiến thức: - Nêu được tình hình tài nguyên, môi trường và mục tiêu, phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. - Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. 2. Về kỷ năng: - Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân. - Biết đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. 3. Về thái độ: - Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của nhà nước. - Phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên môi trường. II. PHƯƠNG PHÁP Khi giảng dạy bài này giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp sau: Đàm thoại tích cực, thảo luận nhóm, thuyết trình III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN - SGK GDCD 11 - SGV GDCD 11 - Sơ đồ, bản đồ - Các tranh ảnh liên quan đến tài nguyên và môi trường. IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số. (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) Câu hỏi: Nêu mục tiêu và phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách dân số? Em có đồng tình với quan niệm: Trọng nam khinh nữ. 3. Tổ chức dạy học bài mới: 3.1. Vào bài: (1 phút) Bên cạnh các vấn đề như dân số, việc làm thì tài nguyên và môi trường cũng đang là một vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia trên thế giới và có thể coi đó là vấn đề mà cả nhân loại cùng quan tâm. Để hiểu hơn về tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay và những mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 3.2. Giảng dạy bài mới: THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNG GHI BẢNG 15 Phút 13 phút Hoạt động 1: Đàm thoại và thảo luận nhóm. - GV: Em nào có thể cho cô biết tài nguyên là gì? Cho ví dụ. Môi trường là gì? Có mấy loại tài nguyên, môi trường? (Tài nguyên mà chúng ta nói ở đây là tài nguyên thiên nhiên) Thảo luận nhóm: GV chia lớp thành 4 nhóm theo từng dãy bàn, quy định thời gian thảo luận và giao câu hỏi cho từng nhóm: Nhóm 1: Nêu nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng của nước ta? Nhóm 2: Những điều đáng lo ngại về tài nguyên, môi trường nước ta là gì? Nhóm 3: Nêu nguyên nhân của thực trạng tài nguyên, môi trường nước ta? Nhóm 4: Hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường – cạn kiệt tài nguyên? - HS: Các nhóm thảo luận - GV: Cử đại diện các nhóm lên trình bày - GV: Lắng nghe, nhận xét và kết luận cho học sinh ghi vào vở những ý chính. - Độ che phủ rừng ở nước ta năm 1943: 43% nhưng đến năm 2005 còn 36,7%. Hàng năm ở nước ta có khoảng hơn 1 triệu ha rừng bị tàn phá. - Xói mòn, bạc màu, đất nông nghiệp chỉ còn 7 triệu ha (21%). - Hơn 150 xí nghiệp nhà máy có tiềm năng gây ô nhiễm. - Nồng độ bụi lơ lững vượt mức tiêu chuẩn 2,5 – 4,5 lần. - Cục bảo vệ môi trường Việt Nam cho hay, tại các khu đô thị, 70 - 90% nguồn ô nhiễm là do khí thải từ các phương tiện tham gia giao thông. Các phương tiện này phát thải ra môi trường một lượng lớn carbon dioxide và các chất độc hại khác. Trước năm 1980, hơn 80 – 90% số dân thành thị dùng xe đạp. Hiện nay, hơn 80% số người dân sử dụng xe gắn máy. Năm 2007 Hà Nội có hơn 1,7 triệu xe máy và TPHCM có khoảng 3,8 triệu. Nhưng con số này gia tăng đáng kể với tốc độ tăng trung bình 10 – 15%/năm. - GV treo một số hình ảnh và chỉ cho học sinh thấy được tình hình môi trường ở nước ta và hậu quả của nó. - GV chuyển ý: Trước tình hình như trên Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những mục tiêu và phương hướng như thế nào để bảo vệ tài nguyên và môi trường ở nước ta? Hoạt động 2: Đàm thoại tích cực. - GV: Theo em mục tiêu của chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường nước ta là gì? - HSTL: - GV nhận xét, kết luận và ghi bảng. GV: Em hiểu như thế nào là phát triển bền vững? ví dụ. HSTL: GV: Kết luận: Phát triển kinh tế phải gắn với vấn đề bảo vệ môi trường. GV: Vậy để thực hiện được các mục tiêu trên thì cần phải thực hiện tốt những phương hướng nào? - Ngày môi trường thế giới: 05/06, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, panô, khẩu hiệu và phát động làm sạch môi trường. - Việt Nam tham gia vào cuộc thi cải tạo môi trường ở Thuỵ Điển với đề tài “Xử lý ô nhiễm ao hồ bằng phương pháp sinh học” Hầm Bi-ô-ga tận dụng rác thải và phân xúc vật tạo ra nguồn năng lượng mới (nấu, thắp sáng). - Ví dụ sử dụng máy lọc khói ở các nhà máy, xây dựng nhà cách âm, xử lý rác thải - GV chuyển ý: Bảo vệ tài nguyên, môi trường là yêu cầu bức thiết của toàn nhân loại nói chung và việt Nam nói riêng. Có ý nghĩa đối với cả hiện tại và tương lai, là sự nghiệp của toàn Đảng toàn quân và toàn dân ta. Hoạt động 3: Đàm thoại tích cực. - GV : Công dân chúng ta làm gì để bảo vệ tài nguyên, môi trường? - HSTL: - GV kết luận và cho học sinh ghi vào vở. GV: Em hãy kể những hoạt động bảo vệ môi trường mà em trực tiếp tham gia ở địa phương, trường, lớp? 1. Tình hình tài nguyên, môi trường ở nước ta hiện nay. a. Khái niệm: - Tài nguyên là toàn bộ nguồn năng lượng, nguyên liệu, thông tin có trên trái đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể khai thác và sử dụng. * Các loại tài nguyên: + Tài nguyên có khả năng phục hồi: Nước, đất, không khí, rừng + Tài nguyên không có khả năng phục hồi: Khoáng sản, nhiên liệu khoáng, các thông tin di truyền - Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố nhân tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. * Về môi trường người ta chia thành: + Môi trường sinh thái: Là môi trường tự nhiên khi có tác động của con người. + Môi trường tự nhiên: Là các điều kiện tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. b. Sự phong phú, đa dạng của tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam. - Khoáng sản khá phong phú có 80 loại (dầu mỏ, sắt, bô xít, than) phân bố ở 3800 mỏ. - Đất đai màu mỡ (đất phù sa nhất là ở hai đồng bằng lớn nhất ĐBSH (1,3 triệu ha) và ĐBSCL (4 triệu ha), đất đỏ bazan ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ). - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện cho nhiều loại động thực vật nhiệt đới phát triển tạo nên một hệ sinh thái đa dạng. - Sinh vật có nhiều loại quý hiếm. Ví dụ: Thực vật: Lim, sến, táu, pơmu, cẩm lai, giáng hương, các loại thuốc quý. Động vật có: Hổ, báo, voi, tê giác, - Ánh sáng, nước, không khí dồi dào. Sự đa dạng của các loại tài nguyên tạo điều kiện cho sự phát triển của đất nước, nhất là tạo ra nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. c. Sự đáng lo ngại về tài nguyên, môi trường ở nước ta. + Về tài nguyên: - Khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. - Rừng đang ngày càng bị thu hẹp. - Nhiều loài động, thực vật quý hiếm đã bị xoá sổ hoặc đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. - Chất lượng đất suy giảm, đất canh tác bị thu hẹp dần. - Tài nguyên biển suy giảm. + Về môi trường: - Ô nhiễm nước, không khí và đất (ở thành thị và nông thôn) -Ô nhiễm biển (khai thác dầu) - Các sự cố môi trường: Bảo lụt, hạn hán tăng lên. d. Nguyên nhân: - Việc nâng cao nhận thức về bảo vệ tài nguyên, môi trường cho toàn dân chưa được quan tâm đúng mức. - Chưa phát huy được mọi nguồn lực tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trường. - Dân số đông, tăng nhanh, đô thị hoá, công ngiệp hoá gây nên ô nhiễm môi trường. - ý thức của người dân còn chưa cao. - Ảnh hưởng của phong tục, tập quán. - Phương tiện giao thông gia tăng, cơ sở hạ tầng kém. e. Hậu quả: - Ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức khoẻ con người. - Mất cân bằng sinh thái. - Lổ thủng tầng ozôn, hiệu ứng nhà kính, hiện tượng eninô - Thiếu hụt nguyên nhiên liệu ảnh hưởng đến nền kinh tế, xã hội. 2. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Mục tiêu: + Sử dụng hợp lý tài nguyên. + Bảo vệ môi trường. + Bảo tồn đa dạng sing học (ĐDSH là sự phong phú về nguồn gen, về giống, loài sinh vật và hệ sinh thái). + Từng bước nâng cao chất lượng môi trường. + Phát triển kinh tế, xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. - Phương hướng: + Tăng cường công tác quản lý của nhà nước. + Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân. + Coi trọng công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ, mở rộng hợp tấc quốc tế, khu vực. + Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường. + Khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. + Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và sử lý chất thải, rác, tiếng ồn, bụi 3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường. - Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài nguyên và môi trường. - tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường ở địa phương. - Vận động mọi người cùng thực hiện. - Chống lại các hành vi phá hoại tài nguyên và môi trường. V. CỦNG CỐ VÀ DẶN DÒ: (05 phút) 1. Củng cố: Cho HS làm bài tập 3, trang 101 SGK. 2. Dặn dò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới: Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá. Đà Nẵng, ngày 24 tháng 02 năm 2009 BCĐTT GVHD SVTT Lê Hường Trương Văn Anh Tuấn Trương Thị Ngoan

File đính kèm:

  • docbai 12(1).doc