A- Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh :
- Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên hợp quốc; hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em.
- Phân biệt được những việc làm vi phạm quyền trẻ em và việc làm tôn trọng quyền trẻ em; HS thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình; tham gia ngăn ngừa, phát hiện những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- HS tự hào là tương lai của dân tộc và nhân loại. Biết ơn những người đã chăm sóc, dạy dỗ, đem ,lại cuộc sống hạnh phúc cho mình. Phản đối những hành vi xâm phạm quyền trẻ em.
10 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 12 đến bài 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luỵên phẩm chất đạo đức đề trở thành người công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đư các quyền, nghĩa vụ của công dân.
B- Chuẩn bị :
- Tranh ảnh chủ đề về đất nước, con người VN, các thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hoá,xã hội
C- Tiến trình giờ dạy :
- Kiểm tra bài cũ :
? Công ước LHQ có những nhóm quyền nào ? Công ước có ý nghĩa gì ?
-Giới thiệu bài mới .
GV cho Hs quan sát tình huống.
? Theo em, bạn A-li-a nói như vậy có đúng không ?
? Người nước ngoài đến VN công tác, người nước ngoài đến làm ăn sinh sống lâu dài tại VN có được coi là công dân VN không ?
? Trong những trường hợp sau đây, trường hợp nào được coi là CD VN ?
- Trẻ em khi sinh ra có cả bố và mẹ là CD VN.
- Trẻ em khi sinh ra có bố là CD VN, mẹ là người nước ngoài.
- Trẻ em khi sinh ra có mẹ là CD VN,bố là người nước ngoài
- Trẻ em bị bỏ rơi ở VN, không rõ bố mẹ là ai.
? Em hiểu thế nào là CD ?
? Căn cứ nào để xác định CD của một nước ?
? Những ai được coi là CD VN ?
? Các DT thiểu số cùng sinh sống trên lãnh thổ Vn có được mang quốc tịch VN không ?
1- Bài học :
- Đúng, vì bố bạn là người VN (Nguyên tắc huyết thống )
- Được coi là CD VN (theo quy định của Luật Quốc tịch VN )
- Là CD VN ( Theo nguyên tắc huyết thống )
- Là CD VN ( Theo nguyên tắc huyết thống )
- Là CD VN ( Theo nguyên tắc huyết thống )
- Là CD VN ( Theo nguyên tắc nơi sinh )
=> CD là người dân của một nước. Quốc tịch là căn cứ xác định CD của một nước, thể hiện mqh giữa Nhà nước và CD đó. CD nước CHXHCN VN là người có quốc tịch VN.
=> ở nước CHXHCN VN, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch; mọi CD thuộc các DT cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quyền có quốc tịch VN.
2- Luyện tập :
a) Những trường hợp là CD VN :
- Người VN định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
- Người VN đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
- Người nước ngoài sang công tác ở VN.
D- Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới.
* Điều chỉnh kế hoạch :
..
. .
Ngày soạn : 12-2-2008
Tiết 22 : Bài 13 :
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. ( Tiếp theo )
A- Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh hiểu:
- Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó ; công dân Việt Nam là người có quốc tịch VN.
- Tự hào là công dân nước CHXHCN Việt Nam.
- Biết cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luỵên phẩm chất đạo đức đề trở thành người công dân có ích cho đất nước; thực hiện đúng và đầy đư các quyền, nghĩa vụ của công dân.
B- Chuẩn bị :
- Tranh ảnh chủ đề về đất nước, con người VN, các thành tựu nổi bật về kinh tế, văn hoá,xã hội
C- Tiến trình giờ dạy :
- Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là CD ? CD nước CHXHCN VN ?
- Bài mới :
GV cho HS quan sát nội dung truyện đọc 2.
? Tấm gương rèn luyện và phấn đấu của Thuý Hiền gợi cho em suy nghĩ gì về nghĩa vụ học tập và trách nhiệm của người HS, người CD đối với đất nước ?
? Từ đó em rút ra bài học gì ?
? Em thấy những tấm gương nào cố gắng phấn đấu và phục vụ đất nước ?
? Để là CD VN tốt, em phải xây dựng cho mình một kế hoạch học tập và rèn luyện ntn ?
? Người nước ngoài có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước VN hay không ?
? Đối với những trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN, có được nhập quốc tịch VN không ?
=> CD VN có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước CHXHCN VN; được nhà nước CHXHCN VN bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
- Không, họ có quyền và nghĩa vụ quy định trong văn bản riêng cho từng đối tượng .
=> Nhà nước CHXHCN VN tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ VN có quốc tịch VN.
2- Luyện tập :
a) Những trường hợp là CD VN :
- Người VN định cư và nhập quốc tịch nước ngoài.
- Người VN đi công tác có thời hạn ở nước ngoài.
- Người nước ngoài sang công tác ở VN.
D- Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới.
* Điều chỉnh kế hoạch :
..
Ngày soạn : 18-2-2008
Tiết 23 : Bài 14 :
Thực hiện trật tự an toàn giao thông .
A- Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh hiểu :
- Tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông; tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông; hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông; hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi đường.
- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đường thường gặp; biết đánh giá hành vi đúng hay sai cuả người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Có ý thức tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
B- Chuẩn bị :
- Tranh ảnh về các tình huống đi đường.
- Luật giao thông đường bộ năm 2001.
- Một số biển báo giao thông.
C- Tiến trình giờ dạy :
- Kiểm tra bài cũ :
? Thế nào là CD và CD VN ?
? CD VN có trách nhiệm và nghĩa vụ ntn đối với đất nước ?
- Bài mới :
GV cho HS đọc phần thông tin và rút ra nhận xét :
? Em hãy quan sát bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình tai nạn giao thông ? ( Chiều hướng tăng hay giảm?)
? Mức độ thiệt hại về người ?
? Hình dung mức độ thiệt hại về của cải, tài sản ?
? Em hãy nêu nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ? Nguyên nhân nào là phổ biến nhất ?
? An toàn giao thông có tầm quan trọng ntn ?
? Trách nhiệm của mỗi người, của em ?
? Làm thế nào để tránh được tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn khi đi đường ?
? Từ đó em rút ra bài học gì ?
1- Bài học :
- Tăng lên nhanh chóng
- Tai nạn giao thông hằng năm làm chết và bị thương hàng vạn người, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội
- Gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
-> Tai nạn giao thông ngày càng tăng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng, trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội, của từng nhà.
- Coi thường pháp luật, không hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông ( đua xe trái phép, phóng nhanh vượt ẩu, đi hàng ba, hàng tư, không đi đúng làn đường và chiều đường quy định, bám nhảy tàu xe)
-> An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, của mọi nhà, sự cần thiết cấp bách là phải khắc phục tai nạn giao thông.
- Phải học tập, hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông
- Tự giác tuân theo quy định của pháp luật về đi đường.
- Chống coi thường hoặc cố tình vi phạm pháp luật về đi đường
a) Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn.
2- Luyện tập :
b) Biển cho phép người đi bộ được đi : 305; 423b.
- Biển cho phép người đi xe đạp được đi : 226.
D- Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới.
* Điều chỉnh kế hoạch :
..
Ngày soạn : 25-2-2008
Tiết 24 : Bài 14 :
Thực hiện trật tự an toàn giao thông . ( Tiếp )
A- Mục tiêu bài học :
Giúp học sinh hiểu :
- Tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn giao thông; tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông; hiểu những quy định cần thiết về trật tự an toàn giao thông; hiểu ý nghĩa của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông và các biện pháp bảo đảm an toàn khi đi đường.
- Nhận biết được một số dấu hiệu chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đường thường gặp; biết đánh giá hành vi đúng hay sai cuả người khác về thực hiện trật tự an toàn giao thông; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.
- Có ý thức tôn trọng các quy định về trật tự an toàn giao thông; ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông.
B- Chuẩn bị :
- Tranh ảnh về các tình huống đi đường.
- Luật giao thông đường bộ năm 2001.
- Một số biển báo giao thông.
C- Tiến trình giờ dạy :
- Kiểm tra bài cũ :
? Để đảm bảo an toàn khi đi đường, em phải làm gì ?
- Bài mới :
GV giới thiệu hệ thống báo hiệu giao thông ( như SGK )
? Mô tả màu sắc, hình dạng của các loại biển báo ? ý nghĩa của từng biển báo ?
? Các biển báo trong SGK có nội dung gì ?
? Các biển báo trong SGK có ý nghĩa gì ?
? Các biển báo trong SGK thể hiện điều gì ?
? Nhận xét hành vi của những người trong bài tập a- SGK ?
? Kể ra những trường hợp không tuân thủ quy tắc giao thông, phân tích và rút ra nhận xét ?
? Từ đó em rút ra quy tắc giao thông khi đi đường ntn cho người đi bộ ?
? Người đi xe đạp thì phải tuân thủ những quy định gì ?
? Đường sắt có cần tuân thủ những quy định gì không ?
? Em đã tuân thủ đúng pháp luật về đi đường chưa ?
b) Các loại biển báo thông dụng :
- Biển báo cấm : hình tròn, nền màu trắng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều cấm.
Chú ý : biển báo 101 và 102 là biển báo đặc biệt.
- Biển báo nguy hiểm : hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng.
- Biển hiệu lệnh : hình tròn, nền xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm thể hiện điều phải thi hành.
c) Một số quy định về đi đường :
* Người đi bộ :
- Phải đi sát hè phố, lề đường. Trường hợp không có hè phố, lề đường thì phải đi sát mép đường.
- Nơi có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì phải tuân thủ đúng.
* Người đi xe đạp :
- Không được đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng ; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
- Trẻ em dười 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn.
* Quy định về an toàn đường sắt :
- Không chăn thả trâu bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
- Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
- Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống
2- Luyện tập :
GV hướng dẫn HS làm bài tập c, d.
D- Hướng dẫn học ở nhà :
- Nắm nội dung bài học.
- Làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài mới.
* Điều chỉnh kế hoạch :
..
..
File đính kèm:
- GD CD 6 HK II rat hay.doc