Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình

I. Mục tiêu bài học

Học xong bài này, học sinh cần đạt:

1. Về kiến thức

- Hiểu được thế nào là hôn nhân và gia đình

- Biết được những đặc trưng tốt đẹp, tiến bộ của chế độ hôn nhân nước ta hiện nay

- Hiểu được các chức năng và các mối quan hệ trong gia đình

2. Về thái độ:

- đồng tình, ủng hộ các quan niệm đúng đắn về hôn nhân và gia đình

- Phê phán nhaững nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về hôn nhân và gia đình trong điều kiện hiện nay

II. Phương pháp, phương tiện dạy học

- Phương pháp nêu vấn đề, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm

- Có thể sử dụng các phương tiện như: SGK, SGV GDCD lớp 10, bảng phụ

III. Tiến trình tổ chức bài học

 

doc10 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng ký kết hôn và quan hệ ấy được gọi là hôn nhân. GV: Vậy, theo các em hôn nhân là gì? HS trả lời GV kết luận GV: Vậy hôn nhân và kết hôn có giống nhau không? HS trả lời GV kết luận Hôn nhân và kết hôn không phải là một. Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của luật pháp, còn hôn nhân là mối quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. ( Về thời gian: Có kết hôn mới đến hôn nhât) GV: Ở nước ta, pháp luật quy định độ tuổi kết hôn là bao nhiêu? HS trả lời GV kết luận GV: Em có nhận xét gì về độ tuổi đó?( cao hay thấp? ) HS trả lời GV kết luận: Thấp. Pháp luật đang khuyến khích mỗi người nên kết hôn ở độ tuổi cao hơn. Nam từ 26 tuổi trở lên, nữ từ 22 tuổi trở lên. Vì đó là lứa tuổi chúng ta khá trưởng thành, ổn định về nhận thức cũng như về quan niệm thẩm mỹ GV chuyển ý: Vậy chế độ hô nhân ở nước ta hiện nay được biểu hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu sang mục b. GV thuyết trình: Các em biết rằng trong các chế độ xã hội trước đây thì hôn nhân thường được xác lập trên cơ sở lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp mà hiếm khi được xác lập trên cơ sở tình yêu GV: Chế độn hôn nhân ở nước ta hiện nay là chế độ hôn nhân mới, tiến bộ với hai nội dung cơ bản: + Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ + Hôn nhân 1vợ- 1chồng, vợ chồng bình đẳng. GV: Theo các em, hôn nhân tự nguyện và tiến bộ là hôn nhân dựa trên cơ sở nào? HS trả lời GV kết luận: Cơ sở đó là tình yêu chân chính( Khác với xã hội trước đây hôn nhân dựa trên lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp) GV: Tự nguyện trong hôn nhân thể hiện ở những điểm nào? HS trả lời GV kết luận: Thể hiện ở tự do kết hôn theo luật định. Có ý kiến cho rằng: Tự do kết hôn là kết hôn theo sở thích, muốn cưới ai thì cưới, không cần tham khảo ý kiến của người khác. Em có đồng ý không? HS trả lời GV: Tự do kết hôn nhưng không thể phủ nhận vai trò khuyên nhủ, góp ý tích cực của cha mẹ, người thân GV: Hôn nhân tiến bộ phải đảm bảo điều gì? Nếu vợ chồng không có đăng ký kết hôn có phải là tiến bộ hay không? HS trả lời GV: Hôn nhân tiến bộ phải đảm bảo về mặt pháp lý( Có đăng ký kết hôn) GV: Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ còn thể hiện ở việc đảm bảo quyền tự do ly hôn. GV: Khi nào ly hôn được đặt ra? Vì sao ly hôn lại được coi là tiến bộ? HS trả lời GV kết luận - Khi tình yêu giữa vợ và chồng không còn và mối quan hệ ngày càng căng thẳng không thể điều hoà thì ly hôn là giải pháp tốt nhất. - Ly hôn được coi là tiến bộ vì nó sẽ giải phóng con người khỏi những rang buộc pháp lý với người mà mình không còn hoặc không thể yêu thương được nữa. GV: Bên cạnh mặt tiến bộ thì ly hôn cũng có mặt trái của nó. Mặt trái ly hôn thể hiện như thế nào? HS trả lời GV kết luận Ly hôn gây ra nhiều hậu quả xấu, không chỉ đối với cha mẹ mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến con cái (thiếu thốn về vật chất, tổn thương về tâm lý và mất niềm tin vào cuộc sống ) GV: Đọc 4 câu thơ “Con muốn cả đôi vòng tay cha Con muốn cả đôi dòng sữa mẹ Tình cảm ấy không thể nào chia sẻ Như cánh võng đưa không thể một đầu dây ” GV chuyển ý: Nội dung thứ hai của chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay là hôn nhân 1 vợ, 1 chồng và vợ chồng bình đẳng. GV: Ngày nay, hôn nhân tiến bộ phải là hôn nhân 1 vợ, 1 chồng, pháp luật cấm những người đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn. GV: Có người cho rằng, bình đẳng trong quan hệ vợ chồng là cào bằng, chia đôi. Em có đồng ý không? HS trả lời GV kết luận: Không đúng, bình đẳng ở đây là vợ chồng có nghĩa vụ, quyền lợi và quyền hạn ngang nhau trong mọi mặt đời sống gia đình( So sánh với phong kiến trước đây đàn ông nắm mọi quyền hành trong gia đình) * Hoạt động 2: Dùng phương pháp thuyết trình và thảo luận nhóm để làm rõ khái niệm gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên. GV: Đại thi hào Gớt từng nói: “ Dù là vua hay dân cày người nào tìm thấy sự bình yên trong gia đình sẽ tránh được mọi tai ương của số phận ” Vậy gia đình là gì? HS trả lời GV kết luận GV chuyển ý: Để làm rõ các chức năng của gia đình, mối quan hệ và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình. Chúng ta tiến hành thảo luận nhóm. + Chia lớp thành 4 nhóm + Phân công vị trí + Quy định thời gian: 3 phút + Giao câu hỏi thảo luận cho 4 nhóm. Câu 1: Chức năng duy trì nòi giống thể hiện như thể hiện như thế nào? Biểu hiện của chức năng kinh tế của gia đình? Em đã làm gì để giúp gia đình thực hiện tốt chức năng kinh tế? Câu 2: Biểu hiện của chức năng tổ chức đời sống gia đình và nuôi dưỡng, giáo dục con cái? Câu 3: Trong gia đình có những mối quan hệ nào? Mối quan hệ nào quan trọng nhất? Vì sao? Câu 4: Em đã làm gì để trở thành người con hiếu thảo và gióp phần xây dựng gia đình hạnh phúc? Trách nhiệm của học sinh? HS trao đổi, thảo luận và trả lời. GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời GV: Nhận xét, bổ sung, két luận. * Nhóm 1: Trả lời GV bổ sung và kết luận: Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình. Nó góp phần tái sản xuất ra sức lao động, gắn với sự tồn tại của xã hội. GV: Theo em, một gia đình Việt Nam hiện nay nên có mấy con? Vì sao? HS trả lời GV kết luận GV: + Mỗi gia đình muốn tồn tại thì phải đáp ứng tốt các nhu cầu về vật chất và tinh thần. Muốn vậy, phải biết làm kinh tế với những hình thức kinh doanh, dịch vụ phù hợp + Phải biết chi tiêu hợp lý * Nhóm 2: Trả lời GV: Bổ sung và kết luận Để gia đình trở thành môi trường sống an toàn, lành mạnh và dễ chịu thì phải tổ chức đời sống gia đình một cách hợp lý, khoa học. Cha ông ta có câu: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” GV: Vậy người phụ nữ có vai trò như thế nào trong gia đình? HS trả lời GV kết luận: Người phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc tổ chức, sắp xếp mọi công việc trong gia đình. Như một triết gia đã nói: đào tạo một người đàn ông chỉ được một người đàn ông. Đào tạo một người phụ nữ được cả một gia đình hạnh phúc. GV: Gia đình còn là cơ sở, nền tảng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con cái. Theo em việc giáo dục trẻ em là việc của nhà trường. Em nhận xét gì về ý kiến này? HS: Trả lời. GV: Bổ sung và kết luận. Để giáo dục trẻ có một nhân cách hoàn thiện cần có sự kết hợp đồng bộ, toàn diện giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đố gia đình là nền tảng, là trường học đầu tiên trong cuộc đời của mỗi người. * Nhóm 3 trả lời. GV: Nhận xét, bổ sung, kết luận. Trong gia đình bình thường (không phải gia đình đặc biệt) thì thường có 4 mối quan hệ: 1. Quan hệ vợ chồng: Là mối quan hệ cơ bản nhất trong gia đình, vì nếu mối quan hệ này có bền vững, hoà thuận thì các mối quan hệ khác mới phát triển hài hoà. - Vợ chồng: Phải thương yêu, chung thuỷ, bình đẳng với nhau. Ca dao có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”. 2. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái: GV: Cha mẹ phải có nghĩa vụ gì với cả con cái? Con cái có nghĩa vụ gì với cha mẹ? HS: Trả lời. GV: Bổ sung, kết luận. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng giáo dục con cái. Con cái yêu thương phụng dưỡng cha mẹ. 3. Quan hệ giữa ông bà và các cháu: GV: Ông bà phải làm gì trong gia đình? Con cháu phải đối xử với ông bà như thế nào? HS: Trả lời. GV: Kết luận. 4. Quan hệ giữa anh chị em ruột: GV: Anh chị em luôn có quan hệ gắn bó. Vì vậy, giữa anh chị em phải có ttrách nhiệm thương yêu, tôn trọng, đùm bọc và biết bảo ban, chăm sóc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. GV: Em hãy đọc những câu ca dao, tục ngữ nói về các mối quan hệ anh chị em trong gia đình? HS trả lời GV: Bổ sung một số câu ca dao: “ Chị ngã em nâng” “ Anh em như thể tay chân Rách, lành đùm bọc giở hay đỡ đành ” * Nhóm 4: Trả lời GV: Bổ sung và kết luận Tình yêu, hôn nhân và gia đình là những vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau. Tình yêu chân chính sẽ dẫn đến hôn nhân. Hôn nhân sẽ tạo ra một gia đình. Gia đình không chỉ đem lại những điều tốt đẹp cho mỗi thành viên, mà cần tạo thành tế bào lành mạnh cho xã hội 1. Tình yêu 2. Hôn nhân a. Hôn nhân là gì? - Khái niệm: Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn. - Phân biệt kết hôn và hôn nhân: + Kết hôn: Xác lập quan hệ vợ chồng + Hôn nhân: Quan hệ vợ chồng sau khi kết hôn. - Độ tuổi kết hôn: + Nam: 20 tuổi trởlên + Nữ: 18 tuổi trở lên b. Chế độ hôn nhân ở nước ta hiện nay - Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ: + Cơ sở: Tình yêu chân chính + Tự nguyện: Tự do kết hôn theo luật định + Tiến bộ: Đảm bảo về mặt pháp lý Tự do ly hôn - Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng + Tình yêu chân chính + Bình đẳng trong quan hệ vợ chồng 3. Gia đình, chức năng của gia đình, các mối quan hệ gia đình và trách nhiệm của các thành viên a. Gia đình là gì? Là cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bởi hai mối quan hệ cơ bản: quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống. b. Chức năng của gia đình * Chức năng duy trì nòi giống - Quan trọng nhất - Gắn với sự sinh tồn của xã hội. * Chức năng kinh tế: - Biết sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp. - Biết chi tiêu hợp lý. * Chức năng tổ chức đời sống gia đình: * Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục con cái. c. Các mối quan hệ trong gia đình. * Quan hệ giữa vợ và chồng: - Dựa trên cơ sở tình yêu và được pháp luật công nhận. - Vợ chông chung thuỷ, yêu thương, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau. * Quan hệ giữa cha mẹ và con cái. - Cha mẹ: Nuôi dưỡng, giáo dục con cái. - Con cái yêu thương phụng dưỡng cha mẹ. * Quan hệ ông bà và các cháu - Ông bà: Gương mẫu - Các cháu: Yêu thương, kính trọng ông bà. * Quan hệ giữa anh chị em ruột: - Phải yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau * Trách nhiệm của học sinh. - Yêu quý kính trọng ông bà cha mẹ. - Anh chị em đoàn kết, yêu thương. - Chăm ngoan học giỏi. - Chăm sóc ông bà cha mẹ. 4. Củng cố bài học: GV củng cố toàn bài bằng sơ đồ: Vợ chồng Các mối quan hệ gia đình Ông bà và các cháu Anh, chị em Cha mẹ và con cái Duy trì nòi giống Nuôi dưỡng giáo dục con cái Kinh tế Tố chức đời sống gia đình Chức năng gia đình Gia đình Hôn nhân Tình yêu 5. Dặn dò GV dặn HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi, chuẩn bị bài 13 6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy BCĐTTSP duyệt GVHD duyệt SVTH Nguyễn Vân Anh Phạm Thị Mai Sa

File đính kèm:

  • docBai 12 tiet 2.doc