1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt đông xã hội
- Hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hđ xã hội .
- Việc tham gia tích cực bảo vệ môi trường là tham gia vào các hoạt động tt, xã hội.
b. Kĩ năng:
-Biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, quan tâm, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, trường, công việc chung của xã .
- Biết nhận xét đánh giá tính tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể, xã hội của bản thân và mọi người.
- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, xã hội.
- GDKNS: hợp tác, thể hiện sự tự tin trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
- KN đảm nhận trách nhiệm, tư duy phê phán, đánh giá các hành vi, việc làm thể hiện sự tích cực tự giác, chưa tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
5 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 3601 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 10: Tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể và trong các hoạt động xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết ppct:12.
Ngày dạy:
Bài :10
TÍCH CỰC, TỰ GIÁC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
VÀ TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
1. Mục tiêu bài học:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh:
- Nêu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt đông xã hội
- Hiểu tác dụng của việc tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hđ xã hội .
- Việc tham gia tích cực bảo vệ môi trường là tham gia vào các hoạt động tt, xã hội.
b. Kĩ năng:
-Biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, quan tâm, lo lắng đến công việc của tập thể lớp, trường, công việc chung của xã .
- Biết nhận xét đánh giá tính tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể, xã hội của bản thân và mọi người.
- Biết động viên bạn bè, anh chị em tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể, xã hội.
- GDKNS: hợp tác, thể hiện sự tự tin trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội
- KN đảm nhận trách nhiệm, tư duy phê phán, đánh giá các hành vi, việc làm thể hiện sự tích cực tự giác, chưa tích cực tự giác trong các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường lớp, địa phương
c.Thái độ:
- Có ý thức tích cực tự giác tham gia hoạt động tập thể, xã hội.
- Có ý thúc thái độ tích cực tham gia việc bảo vệ môi trường.
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Hình ảnh HS tham gia phủ xanh đất trống đồi núi trọc
- Hình ảnh về HS tham gia viếng mộ liệt sĩ.
b. Học sinh:
- Bảng nhóm, bút dạ. Tranh ảnh về tham gia hoạt động tập thể và hoạt đông xã hội.
- Ca dao, tục ngữ, bài hát về tham gia hoạt động tập thể và hoạt đông xã hội.
3. Phương pháp dạy học:
- Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, sdđdtq
4. Tiến trình:
4.1 Ổn định tổ chức:
- Kiểm diện học sinh
4.2 Kiểm tra bài cũ:
Câu 1. Thế nào là lịch sự, tế nhị? (7 điểm)
Lịch sự: là những cử chỉ, hành vi trong giao tiếp, ứng xử phù hợp với quy định của xã hội(2đ)
Tế nhị là sự khéo léo sử dụng những cử chỉ, ngôn ngữ trong giao tiếp ứng xử, thể hiện là con người có hiểu biết có văn hóa.(2đ)
Lịch sự, tế nhị thể hiện ở thái độ, lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những quy tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ với mọi người(3đ)
Câu 2. Em sẽ làm gì để luôn là người lịch sự, tế nhị? (3 điểm)
Phải biết tự kiểm soát bản thân trong giao tiếp, biết tự kiềm chế, tránh nóng nảy(3đ)
4.3 Giảng bài mới:
Giới thiệu bài
GV: Cho HS xem hình ảnh HS tham gia viếng mộ liệt sĩ.
GV: Quan sát hình ảnh em có suy nghĩ gì?
HS: HS tích cực trong các hoạt động tập thể, xã hội
GV: Nhận xét dẫn vào bài mới
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Họat động 1: Tìm hiểu truyện .
Cách tiến hành: Sdpp thảo luận nhóm
HS: Đọc truyện.
GV: Chia nhóm thảo luận: ( 3 phút)
HS: Thảo luận và trình bày kết qủa.
Nhóm 1, 2: Những tình tiết nào chứng tỏ Quế Chi tích cực, tự giác tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
HS: Sáng lập nhóm, tham gia hoạt động Đội, câu lạc bộ
Nhóm 3, 4: Những tình tiết nào chứng minh Chi tự giác giúp đỡ cha mẹ, bạn bè xung quanh?
HS: - Đưa đón em, làm công việc nhà.
- Rủ các bạn cùng tập viết văn, làm thơ.
Nhóm 5,6: Động cơ nào giúp Chi hoạt động tích cực, tự giác như vậy?
HS: Ước mơ trở thành con ngoan trò giỏi, thành nhà báo.
* GDKNS:
GV: Qua truyện đọc em thấy Chi là người như thế nào? Có đức tính gì đáng học hỏi?
HS: Chi là con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, thông minh, siêng năng
Cần học hỏi ở Chi tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội.
GV: Nhận xét, bổ sung, chuyển ý.
- Họat động 2: Tìm hiểu nội dung bài học.
Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề, sdđdtq
GV: Em hiểu thế nào là hoạt động tập thể, hoạt động xã hội? Nêu ví dụ?
HS: Hoạt động tập thể xã hội là những hoạt động do trường lớp địa phương, tổ chức xã hội tổ chức
VD: các hoạt động văn nghệ, từ thiện, phòng chống TNXH, BVMT
GV: Em hiểu thế nào là tích cực, tự giác? Nêu ví dụ?
HS: tham gia đầy đủ các hoạt động; hứng thú nhiệt tình; làm tốt các nhiệm vụ được giao không cần ai nhắc nhở giám sát, kiểm tra
* HS: xem tranh HS tham gia trồng cây
GV: Những biểu hiện không tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội được biểu hiện như thế nào?
HS: trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không tham gia, làm cầm chừng, dựa dẫm vào người khác, phải thúc giục
GV: Nhận xét, chốt ý.
* GDKNS:
GV: Làm thế nào để rèn luyện tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội?
HS: Phải có ước mơ.
- Phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi, tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.
- Họat động 3: Liên hệ thực tế.
Cách tiến hành: Sdpp nêu vấn đề
* GDKNS:
GV: Em có ước mơ gì về nghề nghiệp tương lai?
HS: Trả lời.
GVGD tư tưởng việc ước mơ về nghề nghiệp trong tương lai là điều cần thiết để mình có định hướng trong tương lai và tham gia tích cực các hoạt động tập thể xã hội để rèn luyện bản thân
GV: nêu những việc làm của bản thân em đã thể hiện sự tích cực trong hoạt động tập thể?
HS: tham gia các phong trào của lớp, các hoạt động Đội, Đoàn tổ chức, tham gia việc bảo vệ môi trường nơi ở
* GDTHMT:
? HS có những hoạt động tham gia bảo vệ môi trường được thể hiện bằng những hành động cụ thể nào?
HS: dọn vệ sinh trường lớp, khu dân cư; trồng và chăm sóc cây hoa; tham gia tuyên truyền bảo vệ MT; tham gia các hoạt động khắc phục các hậu quả do thiên tai lũ lụt gây ra
GV: Nêu những biểu hiện trái với tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể của HS hiện nay?
HS: Không tham gia các hoạt động của lớp, không tích cực ủng hộ các phong trào của trường lớp, phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai
GV: Nêu ý nghĩa của việc tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể xã hội?
HS: Bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân, được mọi người yêu mến, giúp đỡ.
- Tập thể: Góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau.
- Xã hội: Góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, hạn chế những biểu hiện tiêu cực
GV: Nhấn mạnh: phải rèn luyện tính tích cực, tự giác cho bản thân.
GV: Kết luận bài học.
I.Truyện đọc:
“Điều ước của Trương Quế Chi”.
II.Nội dung bài học:
1. Thế nào là tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, hoạt động xã hội?
-Tích cực là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.
- Biểu hiện: tham gia đầy đủ các hoạt động; hứng thú nhiệt tình; làm tốt các nhiệm vụ được giao không cần ai nhắc nhở giám sát, kiểm tra.
- Biểu hiện không tích cực tự giác: trốn tránh nhiệm vụ, ngại khó không tham gia, làm cầm chừng, dựa dẫm vào người khác, phải thúc giục
2. Ý nghĩa của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội:
- Bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân, được mọi người yêu mến, giúp đỡ.
- Tập thể: Góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau.
- Xã hội: Góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, hạn chế những biểu hiện tiêu cực.
4.4/ Củng cố và luyện tập.
? Thế nào tích cực tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?
-Tích cực là luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc, rèn luyện.
- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát.
- Biểu hiện: tham gia đầy đủ các hoạt động; hứng thú nhiệt tình; làm tốt các nhiệm vụ được giao không cần ai nhắc nhở giám sát, kiểm tra.
? Ý nghĩa của việc tích cực tự giác trong hoạt động tập thể, xã hội:
- Bản thân: Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân, được mọi người yêu mến, giúp đỡ.
- Tập thể: Góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó trong tập thể, sự hiểu biết, quý mến lẫn nhau.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
* Bài cũ:
+ Học bài kết hợp sách giáo khoa trang 30.
+ Làm các bài tập a,b,c,d sách giáo khoa trang 31.
* Bài mới:
- Chuẩn bị bài 10:“Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt đông xã hội.”(tt)
+ Xem trước bài học, bài tập SGK/30,31.
+ Tìm tranh ảnh, gương người tốt, việc tốt
+ Mỗi nhóm chuẩn bị một tình huống sắm vai về tích cực, tự giác trong các hoạt động tập thể, xã hội hoặc ngược lại
File đính kèm:
- bai Tich cuc hoat dong tap the xa hoi.doc