I. MỤC TÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Giúp học sinh hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ và rèn luyện thân thể.
2.Thái độ: - HS có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ cho bản thân.
3.Kỹ năng : -Biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và lập kế hoạch tập thể dục, tham gia và hưởng ứng phong trào TDTT.
II. NỘI DUNG: - Những hành vi cụ thể trong việc tự chămsóc, rèn luyện thân thể.
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh bài 6 trong bộ tranh GDCD 6
- Tục ngữ, ca dao Việt Nam nói về sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ.
22 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 1: Tự chăm sóc và rèn luyện thân thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú lái xe dừng lại. Khi đèn bật xanh mới đi.
- Bác nói “Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông”.
2. Việc thực hiện đúng những quy định chung nói lên đức tính: Tôn trọng kỷ luật của Bác Hồ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu, phân tích tính tôn trọng kỉ luật của học sinh để rút ra nội dung bài học:
-H:Trong lớp em, bạn nào tôn trọng kỉ luật, bạn nào chưa? Nêu biểu hiện cụ thể?
-H: Ở trên lớp, khu nội trú, trong gia đình , ngoài xã hội em đã thực hiện những quy định chung như thế nào?
* Liên hệ bài tập b/ 13/ sgk.
-H: Tại sao bạn Thanh bị chú bảo vệ gọi lại?
* Liên hệ việc thực hiện ATGT khi đi trên đường – nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra.
GV cung cấp số liệu 1 ca trực ở bệnh viện Việt – Đức: 121 vụ. Nguyên nhân : do không tôn trọng kỉ luật , cao hơn đó là pháp luật do Nhà nước đặt ra.
- GV chốt: Ở đâu cũng có những quy định, luật lệ chung, đó là kỉ luật. Thực hiện đúng và tự giác những quy định chung ở mọi nơi , mọi lúc là tôn trọng kỉ luật.
-H: Qua đó, em hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật? Trái lại là gì? Cho ví dụ?
Vd: - Tự ý đi ra ngoài khu nội trú.
- Đọc truyện trong giờ tự học.
- Đi học muộn.
- Hút thuốc, uống rượu, nói tục, chửi thề.
-H:Đối với các hiện tượng vô kỉ kuật, chúng ta cần có thái độ như thế nào? (Lên án, phê phán, nhắc nhở)
-H:Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa gì?
* GV kết luận: Trong cuộc sống, cá nhân và tập thể có mối quan hệ gắn bó với nhau. Đó là sự bảo đảm công việc, quyền lợi chung và riêng với nhau. Chúng ta biết tôn trọng kỉ luật thì tập thể sẽ có sức mạnh, kỉ cương, nề nếp và bản thân thấy thoải mái yên tâm học tập , lao động , vui chơi giải trí. Xã hội càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải có ý thức kỉ luật cao.
II.Nội dung bài học:
1/ Khái niệm: Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định của tập thể, của các tổ chức và xã hội ở mọi nơi, mọi lúc
- Trái lại là vô kỉ luật.
2/ Ý nghĩa:
- Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội, sẽ có nề nếp , kỉ cuơng.
- Mang lại lợi ích cho mọi người.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- GV treo bảng phụ. Một học sinh lên bảng làm bài tập 1 .
- Các học sinh khác làm vào vở.
- GV hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung.
- Học sinh thảo luận bài tập 2.
- Đại diện các nhóm trả lời – nhận xét – bổ sung.
- GV chốt ý đúng.
-H:Tìm những câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, nói về tôn trọng kỉ luật?
III.Luyện tập:
1.Bài tập 1: ( SGK /15)
Đáp án: đánh dấu x vào các câu: (2), (5), (6).
2.Bài tập 2: (SGK / 16)
-Thực hiện nếp sống kỉ luật không làm cho con người mất tự do
3.Bài tập làm thêm:
- Đất có lề, quê có thói.
- Nước có vua, chùa có bụt.
- Aên có chừng, chơi có độ.
- Ao có bờ, sông có bến.
- Nhập gia tùy tục.
- Ai có kỉ luật, ai có tính kỉ luật người đó sẽ thắng( Lê- nin)
3.Củng cố bài học:
- Thế nào là tôn trọng kỉ luật? Ýnghĩa của tôn trọng kỉ luật?
4.Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc nội dung bài học.
- Làm bài tập c, chuẩn bị bài 6: Biết ơn.
+ Đọc truyện “Thư của một học sinh cũ”
+ Trả lời câu hỏi gợi ý SGK.
+ Nghiên cứu nội dung bài học.
V.Rút kinh nghiệm:
Tuần 7
Tiết 7 - Bài 6:
BIẾT ƠN
Ngày soạn:16 / 10 / 2004
Ngày dạy:19 / 10 / 2004
I .MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: - Hiểu thế nào là biết ơn và những biểu hiện của lòng biết ơn, ý nghĩa của việc rèn luyện lòng biết ơn.
2.Thái độ: - Có ý thức tự nguyện làm những việc thể hiện sự biết ơn đối với các thầy cô giáo đang giảng dạy cùng cha mẹ.
3.Kỹ năng: - Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lòng biết ơn.
II. NỘI DUNG:
1.Nội dung bài học: SGK / tr. 18.
2.Cần khắc sâu:
- Truyền thống của dân tộc ta là sống có tình nghĩa, thuỷ chung trước sau như một trong các mối quan hệ. Biết ơn là một trong những nét đẹp ấy.
- Giúp học sinh hiểu cần biết ơn những ai: Biết ơn tổ tiên , ông bàø, cha mẹ; biết ơn những người đã giúp đỡ ta lúc hoạn nạn, khó khăn; biết ơn những anh hùng liệt sĩ ; biết ơn Bác Hồ.
III.TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh GDCD bài 6.
- Truyện kể, ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn.
- SGK, SGV, bảng phụ.
IV.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ:
- Em hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật? Tôn trọng kỉ luật có ý nghĩa như thế nàotrong cuộc sống?
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
- GV treo tranh – HS quan sát tranh ngày giỗ tổ Hùng Vương và mô tả nội dung bức tranh.
- GV: Hàng năm, cứ đến ngày 10/ 3 âm lịch, nhân dân cả nước lại nô nức về dự ngày giỗ tổ Hùng Vương. Việc làm đó thể hiện lòng biết ơn các vua Hùng đã có công dựng nước. Vậy lòng biết ơn là gì? Biểu hiện và ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay (Bài 6- Biết ơn).
b. Dạy – học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu truyện đọc “ Thư của một học sinh cũ”
* Học sinh đọc truyện - GV nêu câu hỏi, cả lớp cùng làm việc, trao đổi:
- H:Chị Hồng viết thư thăm thầy vào thời gian nào? ( Sau 20 năm xa thầy )
-H: Vì sao chị Hồng không quên thầy giáo cũ dù đã hơn 20 năm?
- H: Chị Hồng đã có việc làm và ý định gì để tỏ lòng biết ơn thầy Phan?
- HS trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- GV: chốt ý kiến.
I.Truyện đọc:
1.Chị Hồng không quên thầy giáo cũ vì:
- Thầy Phan đã quan tâm săn sóc, tận tình dạy dỗ HS, hương dẫn chị sửa khuyết tật: Viết tay trái, khuyên chị “ Nét chữ nết người”.
2.Việc làm và ý nghĩ của chị Hồng:
- Aân hận vì làm trái lời thầy
- Quyết tâm thực hiện lời khuyên của thầy: tập viết tay phải.
- Luôn ghi nhớ và trân trọng thầy, viết thư thăm thầy, chúc sức khoẻ gia đình và mong có dịp để tỏ lòng biết ơn đối với thầy.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm phân tích nội dung phẩm chất “ Biết ơn” để rút ra nội dung bài học:
- GV phân nhóm. Học sinh thảo luận:
?Nhóm 1: Chúng ta cần biết ơn những ai? vì sao?
?Nhóm 2: Hãy nêu một số việc mà nhân dân , Đảng, Nhà nước ta đã làm được , thể hiện lòng biết ơn đối với những người co ùcông với đất nước?
Hướng trả lời:
+Xây dựng nhà tình nghĩa
+ Trao tặng sổ tiết kiệm, thăm , tặng quà nhân ngày 27 / 7, lễ tết.
+ Phong tặng danh hiệu : Anh hùng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng
+ Quy tập mộ liệt sĩ.
+ Nuôi dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
?Nhóm 3: Tìm hành vi trái với lòng biết ơn? Thái độ của em đối với những người có những hành vi đó là gì ?
?Nhóm 4 : Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về lòng biết ơn?
Hướng trả lời :
- Công cha như núi Thái Sơn
- Con người có cố có ông
-Aên quả nhớ kẻ trồng cây.
-Uống nước nhớ nguồn.
-Aân trả, nghĩa đền.
-Aên bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
-Aên khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
-H: Từ nội dung các tổ thảo luận, cho biết em hiểu thế nào là lòng biết ơn? Ý nghĩa của lòng biết ơn?
- GV cho HS giải thích câu tục ngữ “ Aên quả nhớ kẻ trồng cây”
HS giải thích :
- Nghĩa đen: Aên quả thơm ngon phải nhớ tới người trồng cây, chăm sóc cây.
- Nghĩa bóng: Ngày hôm nay, chúng ta được hưởng thụ cái gì thì phải nhớ tới người làm ra những thành quả cho ta hưởng.
- Biết ơn : + Tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
+ Người giúp đỡ mình.
+ Những người có công dựng, giữ nước.
+ Đảng cộng sản Việt Nam và Bác Hồ.
-Trái lại là sự vô ơn, bội nghĩa Õ là hành vi xấu, cần bị phê phán và loại bỏ.
II. Nội dung bài học:
1. Khái niệm: Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình, những người có công đối với dân tộc , đất nước.
2. Ý nghĩa:
-Biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.
-Biết ơn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, làm đẹp nhân cách con người
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
- GV treo bảng phụ, một HS lên bảng làm bài tập, các HS khác làm vào vở.
?Nhóm 1 + 3 : Ứng xử tình huống: Cả hai bạn HS cùng bước trên sân trường , gặp cô giáo không dạy lớp mình. Một bạn quay mặt đi. Trong tình huống này, em sẽ nói với bạn điều gì ?
?Nhóm 2 + 4 : Sắp đến ngày 20 / 11, em dự định sẽ làm gì để thể hiện sự biết ơn thầy cô giáo?
- GV lưu ý HS phân biệt biết ơn với ban ơn, việc làm thể hiện sự biết ơn phải xuất phát từ sự tự giác, tự nguyện.
III. Luyện tập :
1.Bài tập a/ 18, 19 / SGK:
Đáp án đúng: 1, 3 , 4.
2.Bài tập ứng xử:
- Tình huống 1: Em nên khuyên bạn phải chào cô giáo và giải thích, phân tích cho bạn vì sao phải làm như vậy.
- Tình huống 2: Vâng lời thầy cô, viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ, chúc mừng thầy cô, thực hiện “ Bông hoa điểm 10 kính dâng thầy cô”
3. Củng cố bài học :
HS nhắc lại nội dung bài học .
Kể một câu chuyện về một tấm gương có lòng biết ơn.
4. Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập b / SGK.
Chuẩn bị bài 7 : Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên.
Tìm bài hát , thơ , bài báo nói về thiên nhiên, tình cảm của con người đối với thiên nhiên. Hậu quả của việc con người tàn phá thiên nhiên.
File đính kèm:
- tuan1.doc