Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 1 đến bài 4

I. Mục tiêu bài học:

Giúp HS:

 - Thế nào là người thanh lịch, văn minh. Những biểu hiện thanh lịch, văn minh trong đời sống của người Hà Nội. Ý nghĩa của việc thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh.

 - Tự hào về truyền thống thanh lịch, văn minh của người Hà Nội.

 - Có ý thức thực hiện các hành vi ứng xử thanh lịch, văn minh, đấu tranh loại trừ biểu hiện xấu, thiếu văn hóa để xây dựng một Hà Nội thanh lịch, văn minh.

II. Phương tiện thực hiện:

+ Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án.

- Tư liệu, bài viết tham khảo về người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

- Tranh ảnh, băng hình về người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

+ Trò: SGK, vở ghi.

 

doc16 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Giáo duc công dân 6 - Bài 1 đến bài 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh. Ngoài ra, trang phục còn cần phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. -> chuyển GV: Cho HS thảo luận theo nội dung: (5p) - Để lựa chọn trang phục, người Hà Nội thường dựa trên những tiêu chí nào ? - Sử dụng trang phục thế nào được coi là thanh lịch, văn minh ? Lấy ví dụ. HS: thảo luận, trình bày kết quả. GV: nhận xét, chốt kiến thức (VD: đi học không mặc quần áo đi dự tiệc, đi dự đám ma không mặc quần áo hở hang, sặc sỡ; đi lao động không mặc quần áo cầu kì, kiểu cách rườm rà,... I. Trang phục thanh lịch, văn minh 1. Trang phục phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể a. Trang phục phù hợp với thời đại Trang phục mỗi thời có khác nhau: - Người HN xưa: giản dị, thanh nhã, - Người HN ngày nay: nhiều phong cách, xu hướng thẩm mỹ khác nhau nhưng vẫn giữ được sự chỉnh tề, nền nã. b. Trang phục phù hợp với mùa Người HN biết tạo cho mình thói quen mặc phù hợp với diều kiện thời tiết của từng mùa c. Trang phục phù hợp với phong tục, tập quán Trong các sinh hoạt cộng đồng, trang phục mang đặc điểm văn hóa, phong tục, tập quán của từng vùng, từng dân tộc d. Trang phục phù hợp vớiđiều kiện kinh tế Trong hoàn cảnh kinh tế cụ thể của bản thân: phù hợp, toát lên sự thanh lịch, văn minh. Tránh: đua đòi, chạy theo “mốt” e. Trang phục theo hoàn cảnh giao tiếp Tùy hoàn cảnh giao tiếp: lựa chọn trang phục cho phù hợp. 2. Cách lựa chọn và sử dụng trang phục - Tiêu chí: Lựa chọn chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn, giá cả, tính tiện ích,... trang phục phù hợp giới tính, tuổi tác. - Trang phục: phải luôn gọn gàng, sạch sẽ, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng giao tiếp. D. Củng cố: - Giáo viên tóm tắt nội dung bài học E. Hướng dẫn về nhà: - Thực hiện tốt thanh lịch, văn minh trong cách trong cách lựa chọn trang phục của người HN - Tìm hiểu về trang phục của HS thủ đô. ****************************** Tuần: 15 Tiết: 5 Bài 3 TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI HÀ NỘI Ngày soạn: ....................... Ngày giảng: ..................... I. Mục tiêu bài học: Giúp HS : - Thấy được sự thanh lịch, văn minh trong trang phục của người Hà Nội. - Biết cách và có ý thức lựa chọn, sử dụng trang phục thanh lịch, văn minh trong hoàn cảnh cụ thể. II. Phương tiện thực hiện: + Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Tư liệu, bài viết tham khảo, tranh ảnh, băng hình về trang phục của người Hà Nội + Trò: SGK, vở ghi. III. Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm... IV.Tiến trình bài dạy: A. Tổ chức: 6C: 6D: B.Kiểm tra bài cũ: - Em cho biết thế nào trang phục thanh lịch, văn minh? C. Bài mới: - Trang phục ở nhà phải đảm bảo những tiêu chí nào ? - Trang phục mặc ở nhà của học sinh ở từng mùa có gì khác nhau ? - Gv nhấn mạnh : tiêu chí hàng đầu của việc chọn trang phục mặc ở nhà là phải thoải mái, tiện dụng. Quần áo mặc ở nhà mùa hè khác mùa đông ở chất liệu, kiểu dáng. Với học sinh THCS, sang tuổi 12, 13 trở đi bắt đầu có nhiều thay đổi về cơ thể nên cần chú ý hơn khi sử dụng trang phục (kín đáo, lịch sự hơn). - Bộ đồng phục có ý nghĩa như thế nào ? - Sử dụng đồng phục thế nào cho phù hợp ? - Gv lưu ý học sinh : hiện nay nhiều học sinh mặc đồng phục đến trường theo kiểu “đối phó” nên không có ý thức giữ gìn, bảo quản. Để có phong cách văn minh, thanh lịch, ngoài việc mặc đồng phục nghiêm túc còn phải biết giữ đầu tóc gọn gàng, đi giày dép có quai hậu,... - Trang phục khi tham gia các hoạt động xã hội khác trang phục khi dự sinh nhật, lễ hội hoặc đi du lịch, dã ngoại như thế nào ? II. Trang phục của Hs thủ đô Trang phục ở nhà Đảm bảo các tiêu chí: tiện dụng, phù hợp với thời tiết, thoải mái, dễ chịu và bảo vệ sức khỏe. 2. Trang phục khi đến trường Hs HN đến trường thường mặc đồng phục. Đồng phục không chỉ để phân biệt Hs các trường với nhau mà còn thể hiệ sự ình đẳng trong môi trường học đường. 3. Trang phục khi tham gia các hoạt động xã hội Tùy vào tính chất của hoạt động để chọn trang phục cho phù hợp. Tuy nhiên, dù tham gia hoạt động nào thì trang phục ngoài tính tiện dụng còn cần phải phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh. D. Củng cố: Giáo viên tóm tắt nội dung bài học: Trang phục ngoài ý nghĩa thẩm mĩ còn thể hiện trình độ văn hóa. Học sinh thủ đô cần có ý thức và biết cách lựa chọn, sử dụng trang phục phù hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp, thể hiện nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội. E. Hướng dẫn về nhà: - Thực hiện tốt thanh lịch, văn minh trong cách trong cách lựa chọn trang phục của người HN - Tìm hiểu về trang phục của người Hà Nội - Tìm hiểu về nơi ở của người Hà Nội ................................................................ Tuần: 16 Tiết: 6 Bài 4- NƠI Ở CỦA NGƯỜI HÀ NỘI Ngày soạn: ....................... Ngày giảng: ..................... I. Mục tiêu bài học: Qua bài học giúp HS: Hiểu được sự cần thiết của nhà ở đối với con người. Biết cách sắp xếp ni ở thanh lịch, văn minh. Có ý thức chăm sóc, giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà thân yêu của gia đình, bản thân. II. Phương tiện thực hiện: + Thầy: SGK, SGV, TLTK, giáo án. Tư liệu, bài viết tham khảo, tranh ảnh, băng hình về trang phục của người Hà Nội + Trò: SGK, vở ghi. III. Cách thức tiến hành: Thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận nhóm... IV.Tiến trình bài dạy: A. Tổ chức: 6C: 6D: B.Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu một vài cách ăn mặc thể hiện được nét đẹp thanh lịch, văn minh của người Hà Nội , của mỗi học sinh. C. Bài mới: * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu sự cần thiết của nhà ở đối với con người: GV: Giúp HS hiểu nhà ở không chỉ là nơi trú ngụ mà còn là nơi gắn bó mật thiết với bao kỉ niệm cùng người thân, gia đình ( nhà ở là không gian văn hóa vậ chất, tinh thần đối với mỗi con người). -GV: Chiếu một vài hình ảnh yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét. * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh: ? Em hãy nêu kết cấu chung của một ngôi nhà ở (đô thị, hoặc nông thôn): phòng khách, phòng riêng, phòng thờ, phòng bếp, . - HS thảo luận nhóm và rút ra kết luận. GV: Hướng dẫn HS cách sắp xếp, giữ gìn nhà ở. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh cách sắp xếp phòng ở và góc học tập của cá nhân. GV: giai rthichs cho học sinh hiểu đối với mỗi Hs cần phải có yêu cầu cụ thể về cách bài trí, cách phối màu sao cho phù hợp với khong gian chung của ngôi nhà cũng như nếp sinh hoạt chung gia đình. I.Sự cần thiết của nơi ở đối với con người: 1. Nhà ở nông thôn: - Nhà ở nông thôn thường xây cất theo lối truyền thống, có chung một kiểu khá phổ biến là nhà ba gian, hoawjcroongj hơn là 4 gian, 5 gian. Những căn nhà này được bố trí theo hàng ngang, có mặt tiền rộng. Thường người ta chọn nhà hướng nam. Trước nhà có sân, vườn. - Chính giữa nhà được bố trí làm nơi thờ cúng và tiếp khách. Ngay bức tường đối diện với cửa lớn là bàn thờ tổ tiên. Trước ban thờ, thường đặt một bộ bàn ghế để tiếp khách. Hai gian bên kê giường, tủ quần áo và những vận dụng cần thiết , khu bếp và khu vệ sinh cũng nằm trong khuôn viên nhưng biệt lập hẳn với căn nhà. 2. Nhà ở đô thị: - Nhà ở đô thị không có một kết cấu chung mà khá phong phú về kiểu dáng. Thường nhiều tầng. Kề nhau san sát. Mặt tiền hướng ra đường phố. Bên cạnh đó có những khu chung cư, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho số đông dân, đồng thời cũng là giải pháp cho không gian chật hẹp ở đô thị. - Nhà ở đo thị thường được chia thành nhiều phòng ứng với những chức năng riêng như phòng khách, phogf bếp, phòng vệ sinh và các phòng nhủ. Đối với những ngôi nhà chaath hẹp, người ta có thể kết hợp phòng khách với phòng ăn hoặc phòng ngủ tiết kiệm diện tích. II. Cách sắp xếp nơi ở thanh lịch, văn minh. 1.Nhà ở: -Nhà ở đô thị: Thường có các phòng chức nawngnhw: phòng khách, phòng riêng, buồng thờ, phòng bếp, phòng riêng,.. - Nhà ở nông thôn: gian chính giữa làm nơi thờ và tiếp khách, hai bên làm buồng ngủ và chứa đồ, khu bếp, khu vệ sinh, sân, vườn. - Phòng khách (nơi tiếp khách): cần phải giữ gìn sạch sẽ,thoáng mát, đồ đạc phải được kê dọn gọn gàng, bài trí lịch sự - Buồng thờ( ban thờ, nơi thờ cungs0 phải được lau dọn sạch sẽ, gọn gàng, thể hiện được sự tôn kính của gia chủ. - bếp ăn phải đảm bảo vệ sinh cũng như an toàn cháy nổ, đồng thời tạo được không khí ấm cùng trong sinh hoạt gia đình. 2. Phòng ở - Góc học tập: a. Phòng ở: là nơi sinh hoạt , nghỉ ngơi và thường cảm nhận thấy độc lập, thoải mái hơn. Phòng cần được sắp xếp hợp lí, gọn gàng, sạch sẽ vừa mang những nét riêng của chủ nhân, vừa hài hòa với không gian chung của gia đình và cũng là nơi thể hiện rõ tính cách của mỗi con người. b. Góc học tập; Nhìn vào góc học tập, người ta có thể đánh giá được ý thức học tập của học sinh đó. Góc học tập có gọn gàng, ngăn nắp thì mới tạo được tâm thế học tập tốt, giúp học sinh ddatj được kết quả tốt hơn trong học tập. Trái lại. Nếu góc học tập vừa bừa bộn, muốn tìm một quyển sách, một quyển vở hay một cải bút cũng khố thì không đem lại một kết quả cao trong học tập. Chính vì vậy, góc học tập phải được sắp xếp gọn gàng, bàn ghế để ngồi học lúc nào cũng phải được kê ngay ngắn, giá sách phải được xếp ngăn nắp, từng loại sách phải được xếp riêng và gáy sách phải quay ra ngoài cho dễ tìm, vở phải được bọc lại và dán nhãn cẩn thậnỞ góc học tập cần phải có thời gian biểu và thời khóa biểu., ngoài các dung cụ học tập ta có thể trang trí một cách đơn giản bằng các vận dụng tự làm để góc học tập được sinh động hơn, có hồn và cảm thấy vui vẻ, thoải mái hơn mỗi khi ngồi vào bàn học. D. Củng cố: - Nhà ở không chỉ đơn thuần là nơi ở, nó còn là chốn đi về, nơi giao lưu, tiếp xúc giữa những thành viên trong gia đình, đồng thời cũng là nơi để mở rộng quan hệ với họ hàng, xóm phố. Vì vậy, nhà ở chính là một không gian văn hóa vật chất, tinh thần quan trọng đối với mỗi con người, mỗi gia đình. Do đó, mỗi người cần phải có ý thức làm cho nhà ở của mình trở thành địa chỉ thanh lịch, văn minh. - Đọc tài liệu tham khảo; “Sạch nhà mà bẩn ngõ”. E. Hướng dẫn về nhà: - Học thuộc bài, và biết cách áp dụng bài học vào cách sắp xếp bài trí nhà ở của mình một cách phù hợp với hoàn cảnh thực tế nhưng trở nên thanh lịch, văn minh hơn.

File đính kèm:

  • docGA giao duc nep song thanh lich van minh cho HS Ha Noi khoi 6 full.doc