Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 1 đến bài 18

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. kiến thức

ã Giúp học sinh hiểu biết những biểu hiện của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

ã Ý nghĩa của việc tự chăm sóc sức khoẻ, rèn luyện thân thể.

2. Thái độ

Có ý thức thường xuyên rèn luyện thân thể, giữ gìn và chăm sóc sức khoẻ bản thân.

3. Kĩ năng

ã Biết tự chăm sóc và rèn luyện thân thể.

ã Biết vận động mọi người cùng tham gia và hưởng ứng phong trào thể dục, thể thao (TDTT)

 B. PHƯƠNG PHÁP

ã Thảo luận nhóm.

ã Giải quyết tình huống.

ã Tổ chức trò chơi sắm vai

 

doc116 trang | Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1753 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục công dân 6 - Bài 1 đến bài 18, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm Hoạt động 2 học sinh tự nghiên cứu và thảo luận nhóm về nội dung bài học * Mục tiêu: HSnắm vững được nội dung cơ bản của quyền bất khả xam phạm về chỗ ở * Cách tiến hành: GV: Yêu cầu HS tự do, nghiêm cứu nội dung bài học SGK - tr 55 HS: Tự nghiên cứu. Chia lớp thành bốn nhóm. HS: Thảo luận nhóm theo câu hỏi (mỗi nhóm một câu theo thứ tự: 1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì? 2. Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân? 3. Người vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? 4. Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân? - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp trao đổi bổi sung. GV: Kết luận về nội dung cơ bản của quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân HS: Đọc lại nội dung cơ bản của bài tập SGK. 2. Nội dung bài học (SGk - tr 55 * Quyền bất khả xam phạm về cỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân. *Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trờng hợp pháp luật cho phép. * Chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác. Phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình và phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xam phạm đến chỗ ở của người khác. Hoạt động 3 luyện tập qua trò chơi đóng vai theo tình huống GV: Tổ chức cho HS đóng vai theo tình huống. Mục tiêu: Hình thành cho HS thái độ và kĩ năng bảo vệ quỳen bất khả xâm phạm về chỗ ở của mình và tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác. Tình huống 1:Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện. Em sẽ làm gì trong tình huống này? Tình huống 2:Nhà hang xóm không có ai ở nhà, nhưng lại thấy có khói bốc lên ở trong nhà, có thể là một cái gì đó bị cháy. Em sẽ làm gì? * Cách tiến hành GV: Chia lớp làm 4 nhóm - Nhóm 1 và 3 đóng vai ứng xử tình huống 1. - NHóm 2 và 4 đóng vai ứng xử tình huống 2. + Các nhóm thảo luận, phân vai + Các nhóm lên đóng vai + Lớp trao đổi, rút kinh nghiệm. GV: Kết luận về cách ứng xử cần thiết trong mỗi tình huống. GV: Cho điểm các nhóm có cách ứng xử, đúng và hay, rút ra kết luận khái quát. Chúng ta không cho người lạ, người không có thẩm quyền vào nhà mình cũng như không tự tiện vào nhà người khác nếu chủ nhà người khác nếu chủ nàh không đồng ý. Trong trường hợp cần thiết, muốn vào nhà người khác phải có sự chứng kiến của nhiều người xung quanh 4. Củng cố Hoạt động 4 tổ chức trò chơi sắm vai GV: Hướng dẫn HS sắm vai theo tình huống SGV trang 104 Phần đối thoại của các nhân vật do 3 em sắm vai thể hiện GV: Chọn hai HS đóng vai 2 anh công an Một HS đóng vai ông chủ nhà có tên là Tá. Yêu cầu: _ Giải thích cho ông ta về quyền và trách nhiệm bắt kẻ phạm tội... - Cử một anh ở lại theo dõi bên ngoài, một anh xin lệnh khám nhà. 5. Dặn dò - Làm bài tập còn lại, phần d - Đọc trước bài 18 Tư liệu tham khảo: 1. Hiến pháp 1992, điều 73 2. Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam, năm 199 - điều 124 3. Bộ luật Tố tụng hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bài 18 (1 tiết) quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín a. mục tiêu bài học 1. Kiến thức Hiểu và nắm được những nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện tín của công dân được quy định trong hiến pháp của Nhà nước. 2. Thái độ Học sinh có ý thức và trách nhiệm đối với việc hực hiện qưyền được đảm bảo an toand và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. 3. Kĩ năng Phân biệt đượ đâu là những hành vi vi phạm pháp luật và đâu là những hành vi thể hiện việc thực hiện tốt quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín. Biết phê phán tố cáo những ai làm trái pháp luật, xâm phạm bí mật và an toàn thư tín, điẹn thoại, điện tín. b. phương pháp Phân tích và xử lý tình huống Thảo luận lớp, thảo luận nhóm Tổ chức trò chơi sắm vai. c. tài liệu và phương tiện dạy học Hiến pháp 1992 (điều 73) Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1999 (điều 125) Bộ luật Tố tụng hình sự của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1988 (Điều 115 - 119) Giấy khổ to, bút dạ Các tình huống về đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. d. các hoạt động trên lớp 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 11. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dan là gì? Nêu một vài hành vi vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân. 2. Em sẽ làm gì trong trường hợp sau: - Đến nhà bạn mượn truyện, nhưng không có ai ở nhà. - Quần áo của nàh em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy về nhưng bên đó không có ai ở nhà. 3. Bài mới Giới thiệu bài: Giáo viên đưa tình huống cho học sinh tranh luận “Nếu nhặt được thư của bạn, em sẽ làm gì?” Sau khi học sinh đưa ra ý kiến, giáo viên nhận xét ý kiến đúng, sai. GV: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật tư tín, điện thoại, điện tín là một trong những quyền cơ bản của công dân và đượ quy định trong Hiến pháp của Nhà nước ta. Vậy quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín , điện thoại, điện tín là gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học ngày hôn nay. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1 thảo luận, phân tích tình huống *Cách thực hiện: Cho HS đọc tình huống trong sách giáo khoa. HS: Đọc tình huống. GV: Nêu cau hỏi cho HS thảo luận. 1. Theo em, Phượng có thể đọc thư gửi Hiền mà không cần sự đồng ý của Hiền không? Vì sao? 2. Em có đồng ý với giải pháp của Phượng là đọc xong thư, dán lại rồi mới đưa cho Hiền không? 3 Nếu là Loan em sẽ làm thế nào? HS: Trao đổi, thảo luận, phát biểu ý kiến. GV: Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng. HS: Nhạn xét, bổ sung ý kiến. GV: Nhận xét, chốt lại ý cơ bản GV: Giới thiệu Điều 73 - Hiến pháp 1992 (Có thể viết sẵn trên khổ giấy to treo lên bảng) HS: đọc nội dung điều 73 1. Tình huống (SGK - trang 57) a. Phượng không đọc thư của Hiền, vì đó không phải là thư gửi cho Phượng. Dù Hiền là bạn thân, nhưng nếu không có sự đồng ý của Hiền thì không được đọc. b. Giải pháp của Phượng là đọc xong thư dán lại rồi mới đưa cho Hiền là không chấp nhận được. Bởi vì làm như vậy là lừa dối bạn, là vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín c, Nếu là Loan em nên: - Giải thích để Phượng hiểu không được đọc thư của bạn khi chưa được bạn đồng ý. - Nếu cố tình đọc là vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại,điện tín. *Điều 73 m- Hiến pháp 1992 “..Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là được bả đảm an toàn và bí mật. ...Việc bó mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tién hành theo quy định của pháp luật” Hoạt động 2 thảo luận nhóm: tìm hiểu nội dung bài học *Mục tiêu: Học sinh nắm vững được nội dung cơ bản của quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điẹn tín. * Cáhc tiến hành: GV: Yêu cầu HS đọc Điều 125 Bộ luật Hình sự 199 (SGK - trang 58) GV: Yêu cầu HS tự đọc nội dung bài học SGK - tr 57 HS: Tự đọ: GV: Chia lóp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận theo câu hỏi sau (mỗi nhóm một câu theo thứ tự). 1. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dan như thế nào? 2. Theo em những hành vi như thế nào là vi phạm pháp lậut về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín? 3. người vi phạm pháp luật về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào? 4. Nếu tháy bạn nghe trộm điện thoại của người khác em sẽ làm gì? HS: Thảo luận, ghi kết quả thảo luận ra giấy. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS: TRao đổi, nhận xét, bổ sung. GV: Nhận xét phần trình bày của các nhóm và kết luận. GV: Yêu cầu HS đọc lại nội dung bài học SGK HS: Đọc nội dung bài học 2. Nội dung bài học 1. Câu 1 (nhóm 1): SGk - phần b 9tr 580 2. Câu 2 (nhóm 2): Hành vi vi phạm : có thể là: - đọc trộm thư của người khác - Thu giữ thư tín, điện tín của người khác. - Nghe trộm điện thoại của người khá. - Đọc thư của người khác rồi đi nói lại cho mọi người biết. 3. Câu 3: Tham khảo Bộ luật Hình sự, Điều 125 4. Câu 4 - Nhắc nhở bạn không được hành động như vậy - Phân tích để bạn thấy đó là hành vi vi phạm pháp luật. - Nếu bạn vãn không nghe có thể nhờ thày giáo, cô giáo hoặc gia đình cùng phân tích để bạn hiểu Hoạt động 3 luyện tập bằng hệ thống bài tập GV: Nêu yêu cầu của bài tập. 1. Bài tập 1 Em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau: a. Nhặt được thư của người khác b. Bố mẹ em, hoặc anh chị xem thư của em mà không hỏi ý kiến em c. Khi bố mẹ đi vắng, làm thế nào để khỏi thát lạc thư, điện báo. d. Nếu bố mẹ hoặc anh chị đọc nhật kí của em thì em sẽ làm gì? GV: Yêu cầu HS ghi cách ứng xử của mình ra giấy nháp hoặc vào vở. - Tổ 1 - 2: Thực hiện câu hỏi a, b. - Tổ 3 -4 : Thực hiện câu hỏi c, d. GV: Gọi HS trình bày ý kiến của mình. HS: Trao đổi ý kiến. GV: Nhận xét, bổ sung. cho điểm những trường hợp có cách ứng xử đúng đắn nhất. 4. Củng cố Hoạt động 4 rèn luyện kĩ năng, khắc sâu kiến thức GV: Nếu câu hỏi 1, Thế nào là quyền được bản đảm an toàn và bí mật thư tín, điwnj thoại, điẹn tín của công dân? 2, Trả lời nhanh các tình huống sau bằng cách đánh dấu đúng (Đ) - sai (S) vào ô tương ứng - Minh đọc trộm thư của Hà - Mai nghe điện thoại của Đông - Nhặt được thư của bạn trong lớp đem trả lại - Phê bình bạn An bóc thư của người khác (Nội dung phần bài học) 5. Dăn dò - Học thuộc phần Nội dung bài học - Chuẩn bị bài thực hành ngoại khoá các vấn đề của địa phương (tệ nạn xã hội) Tư liệu tham khảo Hiến pháp 1992 Bộ luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1999 Bộ luật Tố tụng hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1988

File đính kèm:

  • docbai soan giao duc cong dan 6 ca nam 0910.doc
Giáo án liên quan