Tự chăm sóc , rèn luyện thân thể
Siêng năng , kiên trì
Tiết kiệm
Lễ độ
Tôn trọng kỉ luật
Biết ơn
Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
Kiểm tra viết
Sống chan hoà với mọi người
Lịch sự , tế nhị
Tích cực , tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
Mục đích học tập của học sinh
58 trang |
Chia sẻ: baoan21 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Giáo dục Công dân 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vở bài tập
III ) TIếN TRìNH TIếT DạY:
1) ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: Làm bài kiểm tra 15’ (Đề kiểm tra ở trang sau)
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: (2’)
Các em đã được học qua các bài học về ứng xử các hành vi đạo đức trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành cách ứng xử các hành vi nói trên.
GV: Ghi đề bài lên bảng.
TG
HOạT ĐộNG CủA GV
HOạT ĐộNG CủA HS
GHI BảNG
10’
10’
13’
HĐ1:: Giải quyết tình huống sau:
Tình huống 1:
Buổi sinh hoạt lớp, cô chủ nhiệm yêu cầu:
- Các em hãy cho cô biết cha mẹ các em làm nghề gì?
Đề tài thật hấp dẫn, bạn nào cũng hào hứng.
- Thưa cô, bố em là bộ đội, mẹ em là bác sĩ.
- Một số bạn kể bố mẹ mình là kỷ sư, giáo viên
Đến lượt Hà, cũng như các bạn em nói rất hồn nhiên:
- Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh ạ !
Cả lớp cười ồ lên, Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như hiểu ra, mặt đỏ bừng, mắt rơm rớm.
Hỏi: a) Nếu em là cô giáo em sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
b) Các bạn lúc nãy cười to phải có thái độ như thế nào?
c) Tình huống này Giáo dục chúng ta đức tính gì?
- Cách thực hiện:
+ Tổ chức thảo luận nhóm theo nội dung tình huống trên.
+ Phát cho mối nhóm một phiếu học tập nội dung tình huống, thảo luận ghi kết quả vào phiếu và cử đại diện trình bày.
+ Nhận xét và chốt lại các ý đúng cho HS ghi vào vở.
Tình huống 2:
Trong lớp, Mai là một HS rất chăm chỉ, hiền lành. Em không bao giờ làm cho bạn bè và thầy cô phật ý. Mai cũng tham gia tất cả các buổi sinh hoạt tập thể nhưng không bao giờ em phát biểu ý kiến riêng. Có lần, trong giờ kiểm tra, Mai thấy Tâm lật vở ra chép nhưng Mai im lặng vì sợ bạn buồn.
Có bạn cho rằng Mai cư xử như vậy rất đúng mực, bạn khác chê trách là Mai thiếu tích cực. ý kiến của em như thế nào?
Cách thực hiện:
+ Ghi trước tình huống trên lên bảng phụ
+ Cho HS làm việc cá nhân theo cách giải quyết của từng em.
+ Gọi mỗi tổ 1-2 em em trình bày ý kiến của mình theo tình huống trên.
+ Nhận xét, bổ sung và chốt lại ý đúng
+ Tuyên dương những Hs có ý kiến hay.
HĐ2: Tổ chức trò chơi đóng vai theo hai tình huống trên
Cách thực hiện:
+ Cho các tổ dựa vào 2 tình huống trên xây dựng kịch bản đóng vai
+ Phân công như sau:
- Tình huống 1: Tổ 1,3
- Tình huống 2: Tổ 2,4
+ Nhận xét kịch bản và thể hiện vai diễn của các tổ, tuyên dương các tổ diễn tốt.
HĐ3: Thi hùng biện về chủ đề nói về ước mơ của em và cho biết em đã làm gì để thực hiện ước mơ đó.
Cách thực hiện:
+ Tổ xây dựng bài hùng biện theo chủ đề trên
+ Mỗi tổ cử một em tham gia thi hùng biện nói lên ước mơ của mình.
+ Cử ra Ban giám khảo chấm thi( Mỗi tổ cưe 1 HS làm BGK)
+ Thời gian suy nghĩ là 3 phút, trình bày 2 phút.
+ Nhận xét HS hùng biện và nhận xét cách đánh giá của BGK, cho điểm các em hùng biện hay.
* Tổng kết tiết học:
- Nghe GV nêu tình huống.
- Các nhóm nhận phiếu học tập tiến hành thảo luận, cử thư ký ghi kết quả.
- Mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm theo nội dung yêu cầu.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Hướng giải quyết như sau:
a) Nếu em là cô giáo thì em sẽ bước đến bên Hà và nói: Cám ơn bố mẹ em, những người lao động đã giữ cho thành phố luôn sạch và đẹp, không có nghề nào tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ. Và có thể cô giáo đọc cho HS nghe bài thơ “Tiếng chổi tre” của Tố Hữu để minh hoạ.
b) Thái độ của các bạn lúc nãy cười to, nghe cô giáo phân tích thì thấy mình sai, phải xin lỗi cô giáo và bạn Hà.
c) Tình huống này giáo dục cho chúng ta đức tính lịch sự, tế nhị.
- Làm việc cá nhân:
+ Nêu ý kiến riêng của mình vào vở bài tập theo nội dung tình huống.
+ Trình bày trước lớp theo cách nói diễn đạt.
+ Cả lớp nhận xét, bổ sung.
ý kiến nhận xét về Mai có thể như sau:
+ Nói chung Mai là HS tốt, ở lớp mình cũng có nhiều bạn giống như Mai trong tình huống. Nhưng để tốt hơn, mai cần phải tích cực, sôi nổi hơn trong các hoạt động tập thể và không nên bao che việc làm không tốt của bạn.
- Các tổ tiến hành xây dựng kịch bản và thể hiện diễn xuất qua vai diễn của mỗi tình huống.
- Lớp nhận xét
- Tham gia thi hùng bioện theo chủ đề
- Mỗi tổ cử một đại diện làm BGK và 1 đại diện để thể hiện ước mơ.
- BGK nhận xét, đánh giá.
* Dặn dò:
- Học thuộc nội dung các bài học.
- Làm hết bài tập SGK, SBT.
- Xây dựng kế hoạch nhằm khắc phục một môn còn yếu hoặc kế hoạch học môn nào thích nhất.
- Tìm các câu chuyện “ Người tốt việc tốt”.
- Ôn tập toàn bộ các bài đã học trong kỳ I chuẩn bị thi học kỳ.
-Ôn tập các bài đã học qua, Soạn trước theo hướng dẫn sau:
Họ và tên: Đề kiểm tra 15 phút
Lớp Môn: Giáo dục công dân 6
Điểm
Lời phê của thầy cô giáo
Đề bài
Câu 1: (4đ) Điền vào chỗ trống cách ứng xử cho phù hợp:
a) Lên xe buýt gặp người già:
b) Ai tạt nước trúng mình: .
c) Cha mẹ mắng oan: ..
d) Đang ăn có người hỏi chuyện: .
Câu 2 (4đ) Hãy nêu những biểu hiện của việc tích cực, tự giác trong học tập hoạt động tập thể và xã hội.
Học tập
Hoạt động tập thể
Hoạt động xã hội
Câu 3: (2đ) Câu nói: “Học, học nữa, học mãi” là của ai? Câu này nói lên điều gì?
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tuần 17 -Tiết 17
Ôn tập
học kỳ I
I) MụC TIÊU BàI HọC:
1) Kiến thức: Giúp HS củng cố lại tri thức đã học bằng cách hệ thống hóa kiến thức qua các baì đạo đức đã học về: biểu hiện, ý nghĩa, phương pháp rèn luyện.
2) Thái độ : Có niềm tin và tính đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướn tới những giá trị xã hội tốt đẹp.
3) Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng khái quát và hệ htống hóa kiến thức.
II ) CHUẩN Bị CủA GV Và HS :
1) GV: - SGK và SGV GDCD 6.
- Bảng phụ ghi sơ đồ bài ôn tập.
2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập, soạn trước nội dung bài ôn tập đã hướng dẫn ở tiết trước.
III ) TIếN TRìNH TIếT DạY:
1) ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
GV: Kiểm tra vở bài tập và vở soạn bài ôn tập của vài HS, nhận xét, đánh giá cho điểm
3) Giảng bài mới:
Giới thiệu bài học: (2’)
Các em đã được học qua các bài học về ứng xử các hành vi đạo đức trong cuộc sống. Hôm nay chúng ta sẽ tiến hành ôn tập 11 bài đã học qua.
GV: Ghi đề bài lên bảng.
Đức tính
Biểu hiện
Y nghĩa
PP rèn luyện
Tự chăm sóc rèn luyện thân thể.
- Giữ VS cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày tập TDTT
- Phòng - chữa bệnh.
Sức khỏe là vốn quí của con người , giúp chúng ta HT, LĐ có hiệu quả, sống lạc quan.
- Giữ VS cá nhân
- Thường xuyên tập TDTT
- Phòng - chữa bệnh
Siêng năng, kiên trì
- SN: Cần cù, tự giác, miệt mài làm việc thường xuyên, đều đặn.
- KT: Quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn gian khó.
Giúp con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.
Phải tự giác kiên trì, bền bỉ trong học tập, lao động và các HĐ khác.
Tiết kiệm
Tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của trong chi tiêu.
Thể hiện sự tự giác trong kết quả lao động của bản thân mình và người khác.
Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.
Lễ độ
Nụ cười, lời chào, ánh mắt thân thiện, biết cám ơn, xin lỗi.
- Là phẩm giá của con người.
- Biểu hiện của người có văn hóa, coa đạo đức.
- Học các phép tắc cư xử của người lớn.
- Luôn tự kiểm tra hành vi của mình.
Tôn trọng kỷ luật
Tự giác chấp hành những qui định chung của tập thể.
Giúp xã hội có nề nếp, kỷ cương, bảo đảm lợi ích của bản thân.
Chấp hành tốt nội qui của nhà trường, nơi cộng cộng.
Biết ơn
Sự nhận biết, ghi nhớ những điều tốt lành mà người khác đem lại cho mình.
Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người và người.
Chăm học, chăm làm để khỏi phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
Yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên
Biết bảo vệ thiên nhiên, sống gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên
Thiên nhiên rất cần thiết cho cuộc sống của con người .
Tôn trọng, yêu quí thiên nhiên.
Sống chan hòa với mọi người.
Vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng tham gia vào hoạt động chung.
Được mọi người yêu quí và giúp đỡ.
Kỹ năng ứng xử cởi mở. Hợp lý với mọi người.
Lịch sự, tế nhị
Thể hiện ở lời nói, hành vi giao tiếp, hiểu biết những phép tắc, những qui định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.
Thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh, tự trọng bản thân mình.
- Nói năng nhẹ nhàng.
- Biết cám ơn, xin lỗi.
- Biết nhường nhịn.
Tích cực, tự giác trong các HĐ tập thể và trong HĐ xã hội
Là tự nguyện tham gia các hoạt đông của tập thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, vì mọi người.
Mở rộng hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được kỷ năng cần thiết của bản thân
Tích cực, tự giác tham gia vào các HĐ của lớp, trường
Mục đích học tập của học sinh
Xác định đúng Mục đích học tập của học sinh là học tập vì bản thân, vì tương lai cuộc sống để gốp phần xây dựng đất nước quê hương.
Học sinh là chủ nhân, là tương lai của đất nước
- Nhiệm vụ của HS là: Tu dưỡng đạo đức, học tập tốt, tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.
4) Dặn dò:
Ôn tập các bài đã học qua, xem lại các bài tập
- Làm hết bài tập SGK, SBT.
- Tìm các câu chuyện “ Người tốt việc tốt”.
- Ôn tập toàn bộ các bài đã học trong kỳ I và chuẩn bị tốt đồ dùng học tập chuẩn bị thi học kỳ.
Ngày soạn:
Ngày giảng: Tuần 18 -Tiết 18
Kiểm tra
học kỳ I
I ) MụC TIÊU BàI HọC:
1) Kiến thức: Kiểm tra sự nắm kiến thức của HS qua các bài đã học (Nắm được các biểu hiện và nhận biết hành vi qua các đức tính đã học.
2) Thái độ: HS có ý thức thực hiện tốt các hành vi đã học.
3) Kỹ năng: Nhận biết được những hành vi đạo đức trong cuộc sống hàng ngày, biết tự đánh giá mình và người khác.
II ) CHUẩN Bị CủA GV Và HS :
GV: - Ra đề kiểm tra, đáp án: Làm vi tính, pho to đề đủ cho mỗi HS 1 đề.
HS : - Ôn tập kỹ các bài đã học để làm bài KT đạt kết quả.
III ) TIếN TRìNH TIếT DạY:
1. ổn định tổ chức: Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống, dặn HS cất sách vở GDCD , phát đề KT cho HS làm bài
2. Nội dung đề kiểm tra : ( Xem trang sau )
3. Đáp án:
4. Kết quả kiểm tra:
LớP
Sĩ Số
GIỏI
KHá
T. BìNH
YếU
ĐạT YC
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
6A
6B
6C
Cộng
5. Dặn dò Về nhà chuẩn bị trước bài 12: Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.
Hết học kỳ I
File đính kèm:
- GAN GDCD Lop 6Ky 1.doc