I. Mục tiêu:
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II. Chuẩn bị:
- GV Hình vẽ trong SGK
- Một ít đường (hoặc muối), nước sôi để nguội, một ly thuỷ tinh,
thìa nhỏ có cán dài.
III. Các hoạt động:
29 trang |
Chia sẻ: trangnhung19 | Lượt xem: 486 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giáng dạy môn Khoa học lớp 5 - Tiết 37 đến tiết 50, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
äu, trả lời tiếp sức.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Học sinh lắp mạch để đèn sáng và vẽ lại cách mắc vào giấy.
Các nhóm giới thiệu hình vẽ và mạch điện của nhóm mình.
Học sinh suy nghĩ.
Học sinh đọc mục Bạn cần biết ở trong SGK chỉ cực dương (+), cực âm (-) của pin chỉ 2 đầu của dây tóc nơi 2 đầu đưa ra ngoài.
Chỉ mạch kín cho dòng điện chạy qua (hình 4)
Lắp mạch so sánh với kết quả dự đoán.
Giải thích kết quả.
Hoạt động nhóm , lớp.
Lắp mạch điện thắp sáng đèn.
Tạo ra một chỗ hở trong mạch.
Chèn một số vật bằng kim loại, bằng nhựa, bằng cao su, sứ vào chỗ hở.
® Kết luận:
+ Các vật bằng kim loại cho dòng điện chạy qua nên mạch đang hở thành kín, vì vậy đèn sáng.
+ Các vật bằng cao su, sứ, nhựa,không cho dòng điện chạy qua nên mạch vẫn bị hở – đèn không sáng.
Các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm.
- Vật dẫn điện.
- Nhôm, sắt, đồng
- Vật cách điện.
- Gỗ, nhựa, cao su
TIẾT 47 LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN (TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Lắp được mạch điện thắp sáng đơn giản, sử dụng pin, bóng đèn, dây dẫn.
II. Chuẩn bị:
- Chuẩn bị theo nhóm: một cục pin, dây đồng hồ có vỏ bọc bằng nhựa, bóng đèn pin, một số vật bằng kim loại (đồng, nhôm, sắt,) và một số vật khác bằng nhựa, cao su, sứ,
- Bóng đèn điện hỏng có tháo đui (có thể nhìn thấy rõ 2 đầu dây).
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:Lắp mạch điện đơn giàn (tiết 2).
v Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
Giáo viên cho chỉ ra và quan sát một số cái ngắt điện.
v Hoạt động 2: Chơi trò chơi “Dò tìm mạch điện”.
Giáo viên chuẩn bị một hộp kín, nắp hộp có gắn các khuy kim loại xép thành 2 hàng đánh số như hình 7 trang 98 SGK (cả ở trong và ở ngoài). Phía trong một số cặp khuy nối với nhau bởi dây dẫn 2 với 5, 3 với 2, 3 với 10,).
Đậy nắp hộp lại, dùng mạch điện gồm có pin, bóng đèn và để hở 2 đầu (gọi là mạch thử). Chạm 2 đầu của mạch thử vào 1 cặp khuy, căn cứ vào dấu hiệu đèn sáng hay không sáng ta biết được 2 khuy đó có đượcnối với nhau bằng dây dẫn hay không.
4: Củng cố.
Đọc lại nội dung ghi nhớ.
5. Dặn dò:
Chuẩn bị: An toàn và tránh lãng phí khi dùng điện.
Hát
Học sinh tự đặt câu hỏi + mời bạn khác trả lời.
Học sinh thảo luận về vai trò của cái ngắt điện.
Học sinh làm cái ngắt điện cho mạch điện mới lắp (có thể sử dụng cái gim giấy).
Hoạt động nhóm.
- Mỗi nhóm được phát 1 hộp kín (việc nối dây do nhóm khác thực hiện).
Mỗi nhóm sử dụng mạch thử để
đoán xem các cặp khuy nào được
nối với nhau.
- Vẽ kết quả dự đoán vào một tờ giấy cùng thời gian, các hộp kín của các nhóm được mở ra, mỗi cặp khuy vẽ đúng được 1 điểm, sai bị trừ 1 điểm.
TIẾT 48 AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ
KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
I. Mục tiêu:
- Nêu được một số quy tắc cơ bản sử dụng an toàn, tiết kiệm điện.
- Có ý thức tiết kiệm năng lượng điện.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: - Một vài dụng cụ, máy móc sử dụng pin như đèn pin, đồng hồ, đồ chơi,pin(một số pin tiểu và pin trung).
- Tranh ảnh, áp phích tuyên truyền sử dụng điện tiết kiệm
điện và an toàn.
- Học sinh : - Cầu chì, SGK.
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định
2. Bài cũ: Lắp mạch điện đơn giản (tiết 2).
® Giáo viên nhận xét sản phẩm lắp của các nhóm.
3. Bài mới: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
v Hoạt động 1: Thảo luận về các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
*MT: HS nêu được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật.
-Quan sát hình 1và 2 SGK
- Cần làm gì và không được làm gì để tránh bị điện giật? Tai sao?
-Giáo viên bổ sung thêm : cầm phích cắm điện bị ẩm ướt cắm vào ổ lấy điện cũng có thể bị giật, không nên chơi nghịch ổ lấy điện dây dẫn điện, bẻ,xoắn dây điện,
- Gv liên hệ thực tế khi ở nhà ,ở trường cần làm gì để tránh nguy hiểm do điện gây ra
v Hoạt động 2: Thực hành, thảo luận.
* MT: HS nêu được một số biên pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện & đề phòng điện quá mạnh gây hỏng đồ điện,
* TH:
- Điều gì sẽ xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12v cho dụng cụ dùng điện có qui định là 6v?
- Trình bày lí do cần lắp cầu chì và hoạt động của cầu chì?
- Nêu vai trò của công tơ điện ?
v Hoạt động 3: Thảo luận về tiết kiệm điện
* MT: Giải thích lí do phải tiết kiệm năng lượng điện ,trình bày các biện pháp tiết kiệm điện
- Tại sao ta phải sử dụng điện tiết kiệm
- Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện?
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Ôn tập vật chất – năng lượng”.
Nhận xét tiết học.
Hát
Hoạt động nhóm.
- HS quan sát và TLCH
- Không thả diều nơi đường dây điện đi qua.
-Tuyệt đối không chạm tay vào chỗ hở của đường dây hoăïc các bộ phận kim loại nghi là có điện.Không cầm các vật bằng kim loại cắm vào ổ điện
- Khi phát hiện thấy dây điện bị đứt hoạc bị hở , cần tránh xa và báo cho người lớn biết .
- Khi nhìn thấy người bị điện giật lập tức phải cắt nguồn điện bằng mọi cách như ngắt cầu dao, cầu chì hoặc dùng vật khô: gậy gỗ , gậy tre, que nhựa, gạt dây điện ra khỏi người bị nạn.
-HĐ nhóm 6 đọc & trả lời câu hỏi ở SGK .
- Nguồn điện có số vôn lớn hơn số vôn qui định của dụng cụ dùng điện thì có thể làm hỏng dụng cụ đó.
- Vai trò của cầu chì: Nếu dòng điện quá mạnhđoạn dây chì nong chảy khiến cho mạch điện bị ngắt tránh được sự cố nguy hiểm về điện.
- Để đo số điện năng đã dùng , tính số tiền điện phải trả.
Học sinh thảo luận nhóm đôi
- Chỉ dùng điện khi thật cần thiết ra khỏi nhà là tắt hết quạt , đèn ,, ti vi,..
- Tiết kiệm điện khi đun nấu, là quần áo.
- 2 HS đọc lại nội dung bài
TIẾT 49 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu:
Ôn tập về:
- Các kiến thức phần vật chất và nâng lượng; các kỹ năng quan sát, thí nghiệm.
- Những kỹ năng bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ thí nghiệm.
- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng tron sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: An toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện.
Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới: Ôn tập: Vật chất và năng lượng”.
v Hoạt động 1: Trò chơi:” Ai nhanh ,ai đúng”
* MT: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệuvà sự biến đổi hóa học
- GV cử 2 em làm trọng tài ,quan sát em nào đúng nhanh khi chọn đáp án.
1. Đồng có tính chất gì?
2. Thủy tinh có tính chất gì?
3. Nhôm có tính chất gì?
4. Thép được sử dụng để làm gì?
5. Sự biến đổi hóa học là gì?
6. Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch ?
7 . Sự biến đổi hóa học của các chất dưới đây xảy ra trong điều kiện nào?
vHoạt động 2: YC HS đọc nội dung ôn tập.
4. Củng cố :
5. Dặn dò:
Xem lại bài.
Chuẩn bị: Ôn tập: Vật chất và
năng lượng (tt).
Nhận xét tiết học .
Hát
-HS nêu bài học.
- Hs chuẩn bị bảng con ghi chữ cái : a,b,c,d.
d
b
c
b
b
c
a. Nhiệt độ bình thường
b. Nhiệt độ cao
c. Nhiệt độ bình thường
d. Nhiệt độ bình thường
- 2HS nêu lại nội dung vừa ôn tập
TIẾT 50 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
I. Mục tiêu:
- Củng có các kiến thức về phần Vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
- Củng cố những kĩ năng về bào vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần Vật chất và năng lượng.
- Yêu thiên nhiên và dó thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
- Dụng cụ thí nghiệm.
- Tranh ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA G
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Ôn tập: vật chất và năng lượng.
3. Bài mới: Ôn tập: Vật chất và năng
lượng.
v Hoạt động 1: Quan sát và trả lời câu hỏi.
- Mục tiêu: Củng cố cho HS kiến thức v/v sử dụng 1 số nguồn năng luợng.
* Cách tiến hành:
- Các phương tiện, máy móc đó được lấy năng lượng từ đâu để hoạt động.
v Hoạt động 2: Trò chơi “ thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
- Mục tiêu: Củng cố cho học sinh
Kiến thức về sử dụng điện.
* Cách tiến hành
- GV: Mỗi nhóm cử 5 -7 bạn xếp hàng 1 ngang GV tính thời gian.
4. Củng cố:
- HS nêu lại nội dung bài học
5. Dặn dò:
Hát
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
a) Năng luợng cơ bắp của con người.
b) Năng luợng chất đốt từ xăng.
c) Năng luuợng gió.
d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
e) Năng lượng nước.
g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
h) Năng lượng mặt trời.
- HS chơi theo nhóm thi tiếp sức.Thứ tự HS trong nhóm lên viết tên 1 dụng cụ hoặc máy móc hết thời gian nhóm nào viết được nhiều hơn là thắng cuộc.
File đính kèm:
- giao an khoa hoc 5 ki 2 CKTKN.doc