TUẦN 5:
BÀI 5: THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT
XEM TRANH PHONG CẢNH
I. MỤC TIÊU:
- Hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh
- Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác.
2. Học sinh:
- SGK, sưu tầm tranh ảnh phong cảnh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
2 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy Mĩ thuật lớp 4 tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 26 tháng 9 năm 2011
Tuần 5:
Bài 5: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh phong cảnh
I. Mục tiêu:
- Hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh
- Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh.
II. Chuẩn bị đồ dùng:
1. Giáo viên:
- Tranh, ảnh phong cảnh và một vài bức tranh về đề tài khác.
2. Học sinh:
- SGK, sưu tầm tranh ảnh phong cảnh
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng học tập.
- Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi bảng.
HĐ 1: Giới thiệu tranh phong cảnh(5’)
- GV giới thiệu một vài bức tranh phong cảnh và một số tranh đề tài khác
- Đâu là tranh phong cảnh?
- Thế nào là tranh phong cảnh?
HĐ2: Xem tranh (25’)
- GV chia lớp thành 3 nhóm để thảo luận
- Nhóm 1: Tìm hiểu tranh: Phong cảnh Sơn mài . Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ Nguyễn Tiến Chung (11913 - 1976)
- Bức tranh có những hình ảnh nào ?
- Tranh vẽ về đề tài gì?
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Có những màu gì ?
- Tìm hình ảnh chính, hình ảnh phụ trong bức tranh ?
- Đường nét trong tranh như thế nào ?
- Nhóm 2: Phố cổ. Tranh sơn dầu của hoạ sĩ Bùi Xuân Phái (1920 - 1988)
- Bức tranh vẽ những hình ảnh gì ?
- Dáng vẻ của các ngôi nhà như thế nào?
- Màu sắc của bức tranh ?
- Cảm nghĩ của em về bức tranh?
- Nhóm 3: Cầu Thê Húc. Tranh màu bột của Tạ Kim Chi (học sinh tiểu học)
- Các hình ảnh trong bức tranh là gì ?
- Màu sắc trong tranh ?
- Chất liệu vẽ tranh?
- Cách thể hiện?
* Sau khi thảo luận nhóm đại diện các nhóm sẽ lên trả lời
- GV nhận xét bổ xung và kết luận.
HĐ3: Nhận xét, đánh giá (3’)
- GV nhận xét chung tiết học
- Khen ngợi HS có nhiều ý kiến
Dặn dò ( 1’)
- Nhắc HS về tìm thêm các tranh về phong cảnh và quan sát, nhận xét.
- Chuẩn bị quả để học bài sau:
Bài 6: Vẽ theo mẫu
Vẽ quả dạng hình cầu
- Học sinh lấy sẵn đồ dùng học tập để trên bàn.
- HS quan sát, nhận xét
- HS phân biệt các thể loại tranh
- Tranh phong cảnh là loại tranh vẽ về cảnh vật là chính có thể vẽ thêm người và các con vật cho sinh động
- HS quan sát, tìm hiểu tranh
+ Người, cây, nhà, ao, làng, dãy núi...
+ Phong cảnh nông thôn
+ Màu sắc trong tranh tươi sáng, nhẹ nhàng
+ Có màu vàng của đống rơm, mái nhà tranh; màu đỏ của mái ngói; màu xanh lam của dãy núi,....
+ Hình ảnh chính là phong cảnh làng quê, hình ảnh phụ là các cô gái ở bên ao làng.
+ Đơn giản, sinh động và thay đổi phù hợp với từng hình ảnh như: dãy núi, dáng người, cây cối,...
+ Xem tranh ở trang 14 SGK
+ Đường phố có những ngôi nhà,..
+ Nhấp nhô, cổ kính.
+ Trầm ấm, giảm dị với màu: ghi sám, nâu trầm, vàng nhạt...
- HS phát biểu cảm nghĩ của mình
+ Xem tranh ở trang 15 SGK.
+ Cầu Thê Húc, cây phượng, hai em bé, Hồ Gươm và đàn cá;
+ Tươi sáng, rực rỡ,....
+ Bột màu
+ Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, trong sáng
- Các thành viên trong nhóm và các nhóm khác bổ xung
- Quan sát các loại quả dạng hình cầu.
File đính kèm:
- Tuan5 lop4.doc