I. Mục tiêu: + Đọc lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài, tên người nước ngoài phiên âm (Ha-li-ma, A-la).
- Hiểu các từ ngữ trong truyện, điễn biến của truyện.
+ Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn và lời các nhân vật (lời kể: lúc băn khoăn, lúc hồi hộp, lúc nhẹ nhàng, lời của vị tu sĩ: từ tốn, hiền hậu).
+ Đề cao các đức tính kiên nhẫn, dịu dàng, thông minh – cái làm nên sức mạnh của người phụ nữ, bảo vệ hạnh phúc gia đình.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
21 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 - Tuần 30, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mà ở tiết trước các em đã viết đoạn văn tả hình dáng hoặc tả hoạt động của con vật đó. Các em cũng có thể viết về môt con vật khác.
-Cho HS giới thiệu về con vật mình tả.
HĐ2 : HS làm bài vào vở.
- GV nhắc nhở HS cách trình bày bài; Chú ý chính tả, dùng từ đặt câu.
- GV thu bài khi hết giờ.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
-Một số HS lần lượt giới thiệu.
-HS làm bài vào vở
4.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 31 ôn tập về tả cảnh, mang theo sách Tiếng Việt 5 tập một, liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong hoc kì 1.
__________________________________________
TOÁN
Tiết 150: Phép cộng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố có kĩ năng thực hiện phép cộng các số tự nhiên, các số thập phân, phân số và ứng dụng trong tính nhanh, trong giải bài toán.
- Rèn kĩ năng tính nhanh, vận dụng vào giải toán hợp.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ỔN định :
2. Bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1:Ôn tập về các thành phần và các tính chất của phép cộng.
- GV viết lên bảng công thức của phép cộng:
a + b = c
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy nêu tên gọi, thành phần trong phép tính đó, những tính chất của phép cộng ?
+ Hãy nêu rõ quy tắc và công thức của các tính chất em vừa nêu.
-GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó yêu cầu HS mở SGK và đọc thầm bài học về phép cộng.
HĐ2.Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: -GV yêu cầu HS tự làm bài. GV yêu cầu HS đặt tính với trường hợp a, d.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: -GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi:
+ Bài tập yêu câù chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn tính giá trị của các biểu thức trong bài bằng cách thuận tiện cần áp dụng được các tính chất đã học của phép cộng.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nh ận xét và cho điểm HS.
Bài 3: - GV yêu cầu HS đọc đề bài và cho thời gian để HS dự đoán kết quả của x.
- GV yêu cầu HS nêu dự đoán vàa giải thích vì sao em lại dự đoán x có giá trị như thế ?
- GV yêu cầu HS thực hiện bài giải tìm x bình thường để kiểm tra kết quả dự đoán.
Bài 4: - GV mời HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- HS đọc phép tính.
- HS nêu.
- Lớ nhận xét, bổ sung.
- HS mở trang 158 SGK và đọc bài trước lớp
-1HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-HS theo dõi bài sửa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
+Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện.
-3HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
-1HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng
-HS đọc đề bài và dự đoán kết quả của x
- 2HS lần lượt nêu, cả lớp nghe và nhận xét.
- 1HS đọc đề toán trước lớp.
- HS làm bài vào vở sau đó 1 HS lên bảng chữa bài.
Bài giải
Mỗi giờ cả hai vòi cùng chảy được là:
(bể)
Đáp số:50% thể tích bể
4.Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
- Dặn H S về nhà làm bài và chuẩn bị bài sau.
LỊCH SỬ
Tiết 30: Xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình.
I.Mục tiêu: Sau bài học HS biết được:
- Việc xây Nhà máy thủy điện Hòa Bình nhằm đáp ứng yêu cầu của cách mạng lúc đó.
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình là kết quả của sự lao động sáng tạo, quên mình của cán bộ, công nhânhai nước Việt - Xô.
- Nhà máy thủy điện Hòa Bình là một trong những thành tựu nổi bật của công cuộc xây dựng XHCN ở nước ta trong 20 năm sau khi đất nước thống nhất.
II.Chuẩn bị:
III.Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định:
2.Bài cũ:
3.Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tìm hiểu quá trình xây Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- GV đính Ảnh tư liệu về Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc SGK và tả lại không khí xây dựng khẩn trương trên công trường:
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng năm nào ? Ở đâu ? Trong thời gian bao lâu ?
+ Trên công trường xây dựng Nhà máy thủy điện Hòa Bình , công nhân Việt Nam và chuyên gia Liên Xô đã làm việc vớii tinh thần như thế nào ?
- Cho HS thảo luận theo nhóm bàn.
=> GV chốt: Sự hi sinh tuổi thanh xuân, cống hiến sức trẻ và tài năng cho đát nước của hàng nghìn cán bộ công nhân hai nước, trong đó có 168 người đã hi sinh vì dòng điện mà chúng ta đang dùng hôm nay. Ngày nay, đến thăm Nhà máy thủy điện Hòa Bình, chúng ta sẽ thấy đài tưởng niệm, tưởng nhớ đến 168 người, trong đó có 11 công nhân Liên Xô, đã hi sinh trên công trường xây dựng.
HĐ2: Những đóng góp của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với đất nước ta.
- GV treo bản đồ, HS quan sát thảo luận theo các ý:
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình hạn chế được những thiệt hại về thiên tai nào?
+ Nhà máy thủy điện Hòa Bình cung cấp, phục vụ gì cho sản xuất và đời sống ?
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tìm hiểu những những đóng góp của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với đất nước ta.
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
=> GV Chốt: Nhà máy thủy điện Hòa Bình là thành tựu nổi bật trong 20 năm, sau khi thóng nhất đất nước.
- HS đọc SGK và tự rút ra câu trả lời.
- 2HS lần lượt trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và rút ra kết kuận.
- HS nghe câu hỏi của GV, trao đổi với nhau và nêu ý kiến, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
4.Củng cố-dặn dò: - H: Nêu một số Nhà máy thủy điện lớn của đất nước đã và đang xây dựng.
- GV cho HS biết thêm một số thông tin về vai trò của Nhà máy thủy điện Hòa Bình.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
______________________________________________________
KHOA HỌC
Tiết 60: Sự nuôi và dạy con của một số loài thú
I. Mục tiêu:
- Trình bày sự sinh sản, nuôi con của hổ và của hươu .
- Nắm rõ cách nuôi và dạy con của một số loài thú.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị:
III. Các hoạt động dạy và học:
1.Ổn định:
2. Bài cũ:
3.Bài mới :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ 1: Sự nuôi dạy con của hổ
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm theo định hướng.
+Chia mỗi nhóm 4 HS
-Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thông tin trang 112 và trả lời câu hỏi
+ GV đi giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
-Mời đại diện nhóm lên báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình .
-GV theo dõi, giảng thêm, giải thích nếu cần.
+Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
+Hổ mẹ mỗi lứa đẻ bao nhiêu con?
+Vì sao hổ mẹ không rời hổ con suốt tuần đầu khi sinh?
+Khi nào hổ mẹ dạy hổ con săn mồi?
+Khi nào hổ con có thể sống độc lập?
+Hình 1a chụp cảnh gì?
+Hình 1b chụp cảnh gì?
- GV n/x, khen những HS tích cực hoạt động.
* Kết luận : Khi hổ con được hai tháng tuổi hổ mẹ bắt đầu dạy chúng săn mồi. Thời gian đầu hổ con chỉ đi theo và từ nơi ẩn nấp theo dõi cách săn mồi của hổ mẹ. Sau đó chúng săn mồi cùng hổ mẹ và cuối cùng nó tự săn mồi dưới sự theo dõi của bố mẹ. Khi đã tự săn mồi hổ con có thể sống độc lập.
HĐ2 :Sự nuôi và dạy con của hươu.
GV tiến hành tương tự như ở hoạt động 1.
- Các câu hỏi :
+ Hươu ăn gì để sống ?
+ Hươu sống theo bầy đàn hay theo cặp ?
+ Hươu đẻ mỗi lứa mấy con ?
+ Hươu con mới sinh ra đã biết làm gì ?
+ Tại sao mới khoảng 20 ngày tuổi, hươu mẹ đã dạy con tập chạy ?
+ Hình 2 chụp ảnh gì ?
- Nhận xét, khen những HS tích cực h/động.
- Cho HS xem hình 2 hươu con đang tập chạy cùng đàn.
- Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV.
-4 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, thư kí ghi câu trả lời đã thống nhất vào giấy khổ to.
-Các nhóm làm việc theo yêu cầu.
-Đại diện các nhóm báo cáo, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
+ Hổ thường sinh sản vào mùa xuân và mùa hạ.
+ Hổ mẹ đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 con.
+ Vì hổ con lúc mới sinh ra rất yếu ớt.
+Khi hổ con được hai tháng tuổi, hổ mẹ dạy con săn mồi.
+Từ một năn rưỡi đến hai năm tuổi, hổ con có thể sống độc lập.
+Hình 1 a chụp cảnh hổ mẹ đang nhẹ nhàng tiến đến gần con mồi.
+Hình 2 a chụp cảnh hổ con nằm phục xuống đất để quan sát hổ mẹ săn mồi.
* Các câu trả lời đúng.
+ Hươu ăn cỏ, ăn lá cây.
+ Hươu sống theo bầy đàn.
+ Hươu thường đẻ mỗi lứa 1 con.
+ Hươu con vừa sinh ra đã biết đi và bú mẹ.
+ Vì hươu là loại động vật thường bị các loài động vật khác như hổ, báo, sư tử đuổi bắt ăn thịt. Vũ khí tự vệ duy nhất của hươu là sừng. Do vậy chạy là cách tự vệ tốt nhất của hươu đối với kẻ thù.
+ Hình 2 chụp ảnh hươu con đang tập chạy cùng đàn.
4. Củng cố – dặn dò
- Đọc lại nội dung phần ghi nhớ
- Nhận xét tiết học.
- Về đọc lại các thông tin về hổ và hươu, ôn tập lại các kiến thức đã học về động vật và thực vật.
File đính kèm:
- Tuan 30 lop 5(1).doc