I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Thăm hỏi và giúp đỡ những gia đình neo đơn ở địa phương .
- Tặng quà và làm một số việc thiết thực .
II. Các hoạt động cụ thể :
27 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1093 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 - Trường Tiểu học Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
a) Bằng một giọng thân tình, ...
b) Vì óc quan sát ... khéo léo, ...
+ HS khác nhận xét .
- HS làm bài tập2 vào vở :
+ HS nối tiếp đọc KQ .
+ HS khác nhận xét .
- HS đọc bài và nhắc lại ND bài học .
* VN : Ôn bài
Chuẩn bị bài sau .
Tiết 3 Mĩ thuật
Tiết 4 Địa lí
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I .Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Hệ thống hoá một số kiến thức ở mức đơn giản về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền Trung .
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ: (4’)
- Việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản ở vùng biển nước ta như thế nào ?
B.Bài mới: (36’)
*GTB : GV nêu mục tiêu tiết học.(1’)
HĐ1: Bài tập ôn luyện .
Bài5: Y/C HS ghép các ý ở cột A với các ý ở cột B sao cho phù hợp .
a) Đồng bằng Bắc Bộ .
b) Hoàng Liên Sơn.
c) Tây Nguyên.
d) Đồng bằng Nam Bộ .
Bài6: Em hãy kể một số hoạt động khai thác tài nguyên biển ở nước ta .
+ Dầu khí
+ Hải sản
* GV nhấn mạnh lại ND kiến thức ôn tập.
HĐ2. Củng cố - dặn dò: (2’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- 2HS nêu .
+ HS khác nhận xét.
- Theo dõi.
- HS làm bài cá nhân :
+ Đại diện vài HS trình bày đặc điểm của từng vùng :
VD : Đồng bằng Bắc Bộ: Sản xuất nhiều lúa gạo, trái cây, thuỷ sản nhất cả nước .
Trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc, có nhiều chè nổi tiếng ở nước ta .
Nhiều đất đỏ Ba zan, trồng nhiều cà phê nhất nước ta.
Vựa lúa lớn thứ hai, trồng nhiều rau xứ lạnh.
- HS chia nhóm thảo luận.
+ Đại diện các nhóm trình bày :
VD :Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của thềm lục địa nước ta là dầu mỏ và khí đốt, ....
Ngoài ra còn có cát trắng ...
- 2 HS nhắc lại nội dung bài học .
* VN : Ôn bài
Chuẩn bị bài sau .
BUỔI CHIỀU
Tiết 5+6 LUYỆN TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu: Giúp HS:
- Ôn luyện một số kiến thức về “Thêm trạng ngữ cho câu”.
- Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật .
II.Các hoạt động trên lớp:
A/KTBC :
- Y/C HS đọc ghi nhớ bài : Thêm trạng ngữ cho câu. Cho ví dụ minh hoạ.
B/Nội dung bài ôn luyện :
* GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy .
HĐ1: Thêm trạng ngữ cho câu .
Bài1: Tìm trạng ngữ trong các câu sau:
a. Lần nào trở về với bà, Thanh cũng thấy bình yên và thong thả như thế .
Thạch Lam .
b. Trên bờ hè, dưới những chòm xoan tây lấp loáng hoa đỏ, mẹ tôi mặt rầu rầu, đầu hơi cúi, mắt nhìn như không thấy gì, đi rất chậm .
Nguyên Hồng .
c. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam .
Nguyễn Quỳnh.
Bài2: Thêm trạng ngữ vào chỗ trống trong các câu sau:
a. ., ánh nắng dịu dàng từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà, in hình hoa lá trên mặt bàn, nền gạch hoa.
b. , một đàn cò xoải cánh bay miết về những cánh rừng xa tít .
c. , những con tàu như những toà nhà trắng lấp loá đang neo đậu sát nhau.
Bài3: Viết đoạn văn ngắn tả cây cối hoặc loài vật mà em yêu thích. Trong đoạn văn có một số câu sử dụng trạng ngữ. Viết xong, gạch dưới các trạng ngữ ấy .
HĐ2: Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật .
Bài1 : Hãy quan sát một chú bê con và ghi lại kết quả quan sát về các chi tiết: Đầu (mắt, mũi, miệng, tai); thân hình (màu lông, chân trước, chân sau); đuôi (độ dài, hình dáng, ) .
+ Dựa vào kết quả quan sát trên, em hãy viết một đoạn văn tả một trong ba bộ phận của chú bê con .
* HS làm bài, G theo sát (Có thể gợi ý một số từ ngữ để HS dễ tả), gợi ý cho HS còn lúng túng, chữa bài.
C.Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Tiết 7 LUYỆN ĐỊA LÍ VÀ LỊCH SỬ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Củng cố kiến thức về lịch sử bài : Nhà Nguyễn thành lập .
- Ôn lại một số đặc điểm tiêu biểu về : Biển, đảo, quần đảo của Việt Nam .
II. Các hoạt động trên lớp :
A.KTBC:
- Khi đi du lịch đến Đà Nẵng, du khách có thể đến những địa danh nào ?
B.Nội dung bài ôn luyện :
* GTB : GV nêu mục tiêu bài dạy.
* Cách tiến hành : Gv đưa ra các câu hỏi Lịch sử và Địa lí , HS làm bài tập vào vở rồi trình bày KQ:
Câu1: Hãy đánh dấu x vào ¨ trước ý em cho là đúng :
a. Nhà Nguyễn thành lập năm : b. Nhà Nguyễn chọn kinh đô là :
¨ 1858 ¨ Thăng Long .
¨ 1802 ¨ Hoa Lư.
¨ 1792 ¨ Huế
¨ 1789
c. Hãy đánh dấu x vào ¨ trước ý chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai :
¨ Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng .
¨ Vua tự đặt ra luật pháp .
¨ Vua tự điều hành các quan đứng đầu tỉnh .
¨ Cả ba việc làm trên .
Câu2: Em hãy lấy dẫn chứng trong SGK (Cả phần chữ và hình)để chứng minh rằng: Nhà Nguyễn trừng trị tàn bạo những ai chống đối .
Câu3: Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ?
Câu4 : Em hiểu thế nào là đảo? Nơi nào nước ta có nhiều đảo nhất ?
(Do: Đà Nẵng nằm trên bờ biển đẹp, có nhiều bãi tắm thuận lợi cho du khách nghỉ ngơi, )
Câu5: Đảo và quần đảo nước ta có giá trị gì ?
* GV nhận xét : Tuyên dương những HS trả lời đúng nhiều câu hỏi , động viên , khích lệ những HS còn TL đúng được ít câu .
C/Củng cố – dặn dò :
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học .
Thứ 6 ngày 11 tháng 5 năm 2007
Tiết 1 Toán
ÔN TẬP VỀ TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU
CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:Giúp HS :
- Rèn kĩ năng giải các bài toán về : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
II. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ:(4’)
- Chữa bài tập 5: Củng cố kĩ năng về dạng toán : Tìm hai số khi biết tổng và hiệu .
B.Bài mới: (36’)
* GTB: Nêu mục tiêu tiết học. (1’)
HĐ1: Bài tập ôn luyện .
Bài1: Y/C HS tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó .
Bài2: Bài toán cho biết gì ? Yêu cầu tìm gì ?
+ Y/C HS giải bài toán .
+ GV nhận xét .
Bài3:Y/C HS đọc đề toán và nêu các bước giải .
+ Y/C HS làm bài rồi chữa bài
+ GV chấm và nhận xét kết quả bài HS
Bài4: Vận dụng dạng toán vào giải các bài toán có liên quan .
Bài5: Y/C HS tính :
+ Tổng hai số .
+ Hiệu hai số.
+ Tìm mỗi số .
+ Gv nhận xét, cho điểm .
HĐ2. Củng cố - dặn dò :(1’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- 1 HS chữa bài.
+ Lớp nhận xét.
* HS mở SGK, theo dõi bài học .
- HS kẻ bảng như SGK .
+ HS nháp và ghi KQ vào ô trống .
+ Chữa bài, nhận xét .
Nêu được : Cho biết tổng số cây của hai đội và hiệu số cây của hai đội .
Đội 1 trồng : (1375 + 285) : 2 = 830 cây
Đội2 trồng : 830 - 285 = 545 cây
+ HS chữa bài, HS khác nhận xét .
- HS nêu được các bước để giải bài toán này :
+ Tìm nửa chu vi .
+ Vẽ sơ đồ.
+ Tìm chiều rộng, chiều dài .
+ Tính diện tích .
- Tổng hai số : 135 x 2 = 270
Số cần tìm : 270 - 246 = 24
- HS làm bào vào vở để chấm :
+ Số lớn nhất có ba chữ số là 999
+ Số lớn nhất có hai chữ số là 99
Số lớn : (999 + 99) : 2 = ?
Số bé : (999 - 99) : 2 = ?
+ HS nêu miệng, HS khác nhận xét.
* VN : Ôn bài
Chuẩn bị bài sau.
Tiết 2 Tập làm văn
ĐIỀN VÀO GIẤY TỜ IN SẴN
I.Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Hiểu các yêu cầu trong: điện chuyển tiền, giấy đặt mua báo chí cho trước .
- Biết điền nội dung cần thiết vào một bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí
II.Các hoạt động trên lớp :
A. Giới thiệu bài: (2’)
- GV : Nêu mục đích, y/c tiết học .
B. Bài mới: (38’)
HĐ1: HD HS điền nội dung vào giấy tờ in sẵn .
Bài1: Y/c HS đọc bài tập 1 và mẫu “Điện chuyển tiền đi” .
+ GNT :
N3VNPT: Là những kí hiệu riêng .
ĐCT: Điện chuyển tiền .
+ GV làm mẫu cách điền vào mẫu : Điện chuyển tiền .
+ Y/C HS làm bài, sau đó trình bày .
+ GV nhận xét .
Bài2: Giúp HS giải thích các từ viết tắt : BCVT, báo chí, độc giả, kế toán trưởng, thủ trưởng .
HĐ2: Củng cố, dặn dò:(1’)
- Chốt lại ND và nhận xét tiết học.
- HS mở SGK, theo dõi bài .
- 1HS đọc y/c đề bài, cả lớp theo dõi .
+ HS nắm được: Cần bắt đầu viết từ : Phần khách hàng .
+ 1HS khá đóng vai em HS viết giúp mẹ điện chuyển tiền .
+ Cả lớp làm việc cá nhân .
+ Vài HS đọc trước lớp điện chuyển tiền đã đầy đủ nội dung .
- 1HS đọc y/c bài tập và nội dung : Giấy đặt mua báo chí trong nước .
+ HS ghi đúng tên các báo chọn đặt cho mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chị .
+ Thời gian đặt mua báo (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng)
+ HS khác nhận xét .
* VN : Ôn bài
Chuẩn bị bài sau .
Tiết 3 Khoa học
ÔN TẬP : THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I.Mục tiêu: Giúp HS :
- Vẽ và trình bày mối quan hệ giữa bò và cỏ .
- Nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn trong tự nhiên .
- Nêu định nghĩa về chuỗi thức ăn .
II. Chuẩn bị:
GV: Giấy A 0 , bút vẽ (4 nhóm)
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
A. Bài cũ:( 4’)
- Quan hệ giữa động vật với các yếu tố vô sinh trong tự nhiên như thế nào ?
B. Dạy bài mới: (35’)
- GTB: Nêu mục tiêu tiết học. (1’)
HĐ1: Thực hành vẽ sơ đồ mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật với yếu tố vô sinh .
+ Thức ăn của bò là gì ?
+ Giữa cỏ và bò có quan hệ gì ?
+ Phân bò được phân huỷ thành chất gì cung cấp cho cỏ ?
+ Giữa phân bò và cỏ có quan hệ gì ?
+ Y/C các nhóm vẽ mối quan hệ giữa bò và cỏ .
- Kết luận: Phân bò " cỏ " bò
+ Chất khoáng do phân bò phân huỷ là yếu tố vô sinh.
+ Cỏ và bò là yếu tố hữu sinh .
HĐ2. Hình thành khái niệm chuỗi thức ăn .
- Y/C HS quan sát H2 - T133.
+ Kể tên những gì được vẽ trong sơ đồ.
+ Hãy nói mối quan hệ về thức ăn trong sơ đồ đó .
+ Y/C HS nêu một số ví dụ khác về chuỗi thức ăn .
+ Chuỗi thức ăn là gì ?
- Kết luận : Có nhiều chuỗi thức ăn và chuỗi thức ăn thường được bắt đầu từ thực vật .
C. Củng cố – dặn dò:(1’)
- Chốt lại nội dung và nhận xét giờ học
- 2HS trả lời .
+ HS khác nhận xét .
- HS mở SGK, theo dõi bài học .
- Nêu được :
+ Cỏ .
+ Cỏ là thức ăn của bò .
+ Chất khoáng .
+ Phân bò là thức ăn của cỏ .
- Lớp chia làm 4 nhóm vẽ :
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm việc và phát biểu KQ .
- HS theo dõi và ghi nhớ .
- HS quan sát sơ đồ chuỗi thức ăn và nêu được :
+ Cỏ, thỏ, cáo, xác chết phân huỷ, ...
+ Mối quan hệ về thức ăn:
Cỏ " thỏ " cáo " xác chết " cỏ.
+ HS tự nêu VD khác .
+ HS nêu khái niệm (Theo SGK).
- 2HS nhắc lại nội dung bài học .
* VN : Ôn bài
Chuẩn bị bài sau .
Tiết 4 THỂ DỤC
File đính kèm:
- t 34.doc