Giáo án giảng dạy lớp 4 - Trường T.H Trần Quốc Toản - Tuần 14

I – MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ,bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả ,gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật ( chàng kị sĩ , ông Hòn Rấm ,chú bé Đất ) .

 - Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) .

II-CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 -Xác định giá trị.

-Tự nhận thức bản thân.

-Thể hiện sự tự tin.

III – CÁC PHƯƠNG PHÁP / KĨ THUẬT DẠY HỌC:

1. Phương pháp:, thảo luận nhóm, chia sẽ thông tin.

2. Kĩ thuật: Tình bày ý kiến cá nhân, đặt câu hỏi. động não

IV- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh học bài đọc trong SGK.

V - HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP

 

doc53 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 - Trường T.H Trần Quốc Toản - Tuần 14, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ính đến phần phụ. Tiếp theo là tả công dụng của cái cối. Bài tập 2 - Tả từ ngoài vào trong, tả những đặc điểm nổi bật và thể hiện tình cảm của mình đối với đồ vật ấy. HS theo dõi HS đọc ghi nhớ. HS đọc yêu cầu bài tập: Đọc thầm, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. -Anh chàng trống này tròn nhưcái chum, lúc nào cũng chỗm chệ trên 1 cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ. + mình trống. +ngang lưng trống. +hai đầu trống. -Hình dáng: Tdròn như cái chum, đaều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ ở hai đầu, lưng quấn hai vành đai, đầu bịt kín bằng da trâu thuợc kĩ , căng rất phẳng. + Am thanh: Tiếng trống ồn ồn giục giã , cắc tùng, cắc tùng HS trình bày. Vài HS đọc nội dung cần ghi nhớ. ----------------------------------------- Tiết 3: Toán CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I - MỤC TIÊU: - Thực hiện được phép chia một tích cho một số . II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1- Ổn định: 2- Bài cũ: Một số chia cho một tích. GV yêu cầu HS lên bảng làm bài -GV nhận xét , ghi điểm. -GV yêu cầu HS nêu tính chất chia một số cho một tích. -Nhận xét chung phần bài cũ. 3- Bài mới: Giới thiệu bài: Chia một tích cho một số. Hoạt động1: Hướng dẫn trường hợp cả hai thừa số chia hết cho số chia. GV ghi bảng: (9 x 15) : 3 9 x (15: 3) (9 : 3) x 15 Yêu cầu HS tính -Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét. + Giá trị của ba biểu thức bằng nhau. + Khi tính (9 x 15) : 3 ta nhân rồi chia, ta có thể nói là đã lấy tích chia cho số chia. + Khi tính 9 x (15: 3) hay (9 : 3) x 15 ta chia một thừa số cho 3 rồi nhân với thừa số kia. Từ nhận xét trên, rút ra tính chất: Khi chia một tích cho một số ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó rồi nhân kết quả với thừa số kia. *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia. GV ghi bảng: (7 x 15) : 3 7 x (15: 3) Yêu cầu HS tính Yêu cầu HS so sánh các kết quả & rút ra nhận xét. GV hỏi: Vì sao ta không tính (7 : 3) x 15? *Hoạt động 3: Hướng dẫn HS trường hợp thừa số thứ hai không chia hết cho số chia. Hướng dẫn tương tự như trên. *Hoạt động 4: Thực hành Bài tập 1: HS tính theo hai cách -Yêu cầu HS làm vào vở -Thu chấm, nhận xét. Bài tập 2: GV cho HS tính bằng cách thuận tiện nhất. -Yêu cầu HS làm bài theo nhóm -GV chấm điểm – nhận xét . 4-Củng cố: GV yêu cầu HS nêu tính chất chia một tích 2 thừa số cho 1 số? GV giáo dục hS ham thích học toán. 5- Dặn dò: Dặn HS về học bài, xem lại các bài tập. Chuẩn bị bài: Chia hai số có tận cùng bằng các chữ số 0 - Nhận xét tiết học. Hát. 2 HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp . * 150 : 50 = 150 : ( 5x 10) =150:5:10 = 30 : 10 = 3 * 80 : 16 = 80 : (8 x 2) = 80 : 8 : 2 = 10 : 2 = 5 -HS nêu. HS nhắc lại tựa bài HS tính. HS nêu nhận xét. ( 9 x 15) : 3 = 135 : 3 = 45 9 x ( 15 : 3 ) = 9 x 5 = 45 ( 9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45 Nhận xét: (9 x15):3= 9 x15:3)= (9: 3)x15 -Vài HS nhắc lại. -HS tính . HS nêu nhận xét: + Giá trị của hai biểu thức bằng nhau. -Vì thừa số thứ nhất không chia hết cho số chia. -HS nhắc lại tính chất chia một tích cho một số. HS đọc yêu cầu bài tập Bài tập 1: HS làm bài vào vở a/ ( 8 x 23) : 4 C 1: ( 8 x 23) : 4 = ( 8 : 4) x 23 = 2 x 23 = 46 C2: ( 8 x 23) : 4 = 184 : 4 46. b/ ( 15 x 24) : 6 C 1: ( 15 x 24) : 6= 360 : 6 = 60 C 2: ( 15 x 24) : 6 =( 24 : 6 )x 15 =4 x 15 = 60 Bài tập 2: HS đọc yêu câù HS làm bài theo nhóm ( 25 x 36) :9 =25 x ( 36 : 9) = 25 x 4 =100 -------------------------------------------- Tiết 4: Khoa học BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC I-MỤC TIÊU: - Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước . : + Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước . + Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước . + Xử lý nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải , -Thực hiện bảo vệ nguồn nước . * GDBVMT: HS có ý thức bảo vệ nguồn nước nhằm bảo vệ môi trường thiên nhiên. * GDSDNLTK&HQ: HS biết những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước. II_CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC: Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. III- PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Phương pháp: điều tra, thảo luận cặp đôi - Kĩ thuật: trình bày ý kiến cá nhân, đóng vai, đặt câu hỏi. IV ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Hình trang 58,59 SGK. -Giấy A 0 cho các nhóm, bút màu mỗi nhóm. V-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1- Ổn định: 2-Bài cũ: -Có những cách làm sạch nước nào? Tác dụng của mỗi cách? -Tại sao ta phải đun sôi nước trước khi uống? GVNX ghi điểm. Nhận xét chung 3-Bài mới: a.Khám phá: - Nước có vai trò như thế nào đối với đời sống con người, động vật và thực vật? - Vậy bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kĩ hơn về điều đó qua “ Bảo vệ nguồn nước” b.Kết nối: Hoạt động 1:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước. * Mục tiêu: Nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước * Kĩ năng bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước. -Cho hs hỏi và trả lời theo cặp. -Yêu cầu hs quan sát hình và trả lời câu hỏi SGK trang 58. *HS trình bày cá nhân. GDBVMT: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm? *Kết luận: Để bảo vệ nguồn nước cần: -Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ chứa nước và đường ống dẫn nước -Không đục phá ống nước làm cho cht61 bẩn thấm vào nguồn nước. -Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước. -Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung. c.Thực hành: Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nước * Mục tiêu:bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước ,tuyên truyền người khác cùng bảo vệ nguồn nước . -GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm. - YC các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước. -GVHD động viên, khuyên khích để những em có khả năng được vẽ tranh, triển lãm. -GV nhận xét, tuyên dương d.Vận dụng: * KT đặt câu hỏi: ? Chúng ta nên làm gì để bảo vệ nguồn nước? - GDKNS: Nước rất cần thiết trong đời sống sinh hoạt của con người, động vật, thực vật, vì vậy chúng ta phải biết bảo vệ nguồn nước luôn được sạch. * GDSDNLTK&HQ : Không những chúng ta biết bảo vệ nguồn nước mà còn phải biết tiết kiệm nước để mọi người đều có nước sạch dùng . Dặn HS về thực hiện theo nội dung bài học. Chuẩn bị bài: Tiết kiệm nước. Nhận xét tiết học Hát. HS trả lời - HS trả lời -HS thảo luận theo cặp đôi. - Quan sát và trả lời: *Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước: +Hình 1: Đục ống nước, sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước. +Hình 2: Đổ rác xuống ao, sẽ làm nước ao bị ô nhiễm; cá và các sinh vật khác bị chết. *Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước: +Hình 3: Vút rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa bảo vệ được môi trường vừa tiết kiệm vì những chai lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh. +Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. +HÌnh 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản. +Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí. - Chúng ta không xả rác, chất thải, xuống nguồn nước làm ô nhiễm nuồn nước. HS theo dõi HS ghi nhanh những ý chính vào vở khoa học -Tiến hành vẽ tranh theo nhóm -Các thành viên làm việc theo sự phân công của nhóm trưởng. + Thảo luận tìm đề tài + Vẽ tranh + Thảo luận về lời giới thiệu -Đại diện các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình. - Không vứt rác xuống ao ,hồ, sông , suối, ----------------------------------- Tiết 5: SINH HOẠT LỚP TUẦN 14 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu ,khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân . -Rèn tính tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân , có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. CHUẨN BỊ: Lớp trưởng lập báo cáo GV:Phương hướng tuần 15 Các tổ trưởng tổng hợp tổ mình. Mẫu bản kiểm điểm cá nhân. III.CÁC HOẠT ĐỘNG: Ổn định: Hát Tổng kết hoạt động tuần 14 - Các tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình hoạt động của tổ về các mặt: Học tập, đạo đức, chuyên cần,lao động, vệ sinh,phong trào, cá nhân xuất sắc, tiến bộ. * Lớp trưởng tổng hợp báo cáo hoạt động tuần 14 * Cả lớp đóng góp ý kiến bổ sung. - GV tổng hợp những hoạt động trong tuần qua: a/ Học tập: . b/ Chuyên cần: . c/ Đạo đức: . d/ Lao động vệ sinh: .. GV tuyên dương những em có cố gắng đạt kết quả tốt trong tuần như: ... - Nhắc nhở những em chưa ngoan như: ... 3. Xây dựng phương hướng tuần 15: - HS thảo luận nhóm đề xuất các mặt hoạt động và chủ điểm hoạt động trong tuần . - Đại diện nhóm phát biểu. a. Học tập: - Tiếp tục duy trì:“Đôi bạn cùng tiến” giúp nhau trong học tập. - Thực hiện truy bài đầu giờ, các tổ trưởng cần theo dõi tích cực các tổ viên. -Chuẩn bị bài tốt để đón các thầy cô giáo về dự giờ thăm lớp. -Thi đua phong trào học tập tốt để chào mừng ngày 22/12. - Có thái độ tích cực hợp tác trong học tập. - Duy trì nề nếp học tập ,giúp đỡ học sinh đọc yếu . - Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. b. Đạo đức : -Thực hiện theo 5 điều Bác Hồ dạy. - Rèn luyện tác phong của người đội viên gương mẫu. c. Chuyên cần: - Duy trì sĩ số đến lớp hàng ngày. - Đi học đúng giờ; tránh nghỉ học không phép. d. Vệ sinh: -Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ. e. Phong trào: - Tham gia đầy đủ các phong trào của Đội. -Vận động các em tiếp tục nôi heo đất và nộp các khoản quỹ. 4. Các hoạt động khác: Thực hiện theo thông báo. -----------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgui giao an(1).doc