Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Khoa học - TIết 37 đến tiết 62

I.MỤC TIÊU:

-Làm thí nghiệm để phát hiện ra không khí chuyển động tạo thành gió

-Giải thích được nguyên nhân gây ra gió

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

-HS chuẩn bị chong chóng.

-Đồ dùng thí nghiệm: hộp đối lưu, nến, diêm, vài nén hương ( nếu không có thì dùng hình minh họa để mô tả)

-Tranh minh họa trang 74,75 SGK ( phóng to nếu có điều kiện )

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 

doc113 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Khoa học - TIết 37 đến tiết 62, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình sống cây thường xuyên lấy từ môi trường : các chất khoáng có trong đất, nước, khí các-bô-níc, khí ô-xi. + Trong qúa trình hô hấp cây thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác. + Quá trình trên được gọi là qúa trình trao đổi chất của thực vật. + Qúa trình trao đổi chất ở thực vật là qúa trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, khí ô-xi, nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác. -Lắng nghe. Hoạt động 2 SỰ TRAO ĐỔI CHẤT GIỮA THỰC VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG -Hỏi: + Sự trao khí trong hô hấp ở thực vật diễn ra như thế nào? + Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như thế nào? -Treo bảng phụ có ghi sẵn sơ đồ sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật và sơ đồ trao đổi thức ăn ở thực vật và giảng bài. + Cây cũng lấy khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc như người và động vật. Cây đã lấy khí ô-xi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây, đồng thời thải ra khí các-bô-níc. Cây hô hấp suốt ngày đêm. Mọi cơ quan của cây (thân, rể, la,ù hoa, hạt) đều tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp với môi trường bên ngoài. + Sự trao đổi thức ăn ở thực vật chính là qúa trình quang hợp, dưới ánh sáng mặt trời, thực vật dùng năng lượng ánh sáng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ như chất đường, bột từ các chất vô cơ : nước, chất khoáng, khí các-bô-níc để nuôi cây. -Trao đổi theo cặp và trả lời câu hỏi. + Qúa trình trao đổi chất trong hô hấp ở thực vật diễn ra như sau: thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các-bô-níc. + Sự trao đổi thức ăn ở thực vật diễn ra như sau: dưới tác động của ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước, các chất khoáng và thải ra khí ô-xi, hơi nước và chất khoáng khác. -Quan sát, lắng nghe. Hoạt động 3 THỰC HÀNH: VẼ SƠ ĐỒ TRAO ĐỔI CHẤT Ở THỰC VẬT 4’ 1’ -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. -Phát giấy cho từng nhóm. -Yêu cầu: vẽ sơ đồ sự trao đổi chất ở thực vật gồm sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn . GV đi hướng dẫn giúp đỡ từng nhóm. -Gọi đại diện HS trình bày, yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung. -Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc. 3. Củng cố: HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC -Hỏi: + Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật? -Nhận xét câu trả lời của HS. -Nhận xét tiết học. 4. Dặn dò: -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bài sau. -Hoạt động trong nhóm theo sự hướng dẫn của GV. -Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. -Trình bày sự trao đổi chất ở thực vật theo sơ đồ vừa vẽ trong nhóm. -4 đại diện của 4 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung. Học sinh trình bày. Học sinh lắng nghe và ghi nhớ Ngày soạn: / / 200 Ngày dạy: / / 200 Tiết 62 ĐỘNG VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG? I.MỤC TIÊU: - nêu được những yếu tố cần duy trì sự sống của động vật như: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng.. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Tranh minh họa trang 124, 125 SGK. - Phiếu thảo luận nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Thời gian Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 5 phút 30 phút 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 HS lên bảng vẽ và trình bày sơ đồ sự trao đổi khí và sự trao đổi thức ăn ở thực vật -Nhận xét sơ đồ, cách trình bày và cho điểm HS. -Hỏi: + Thực vật cần gì để sống? 2. Bài mới: + Chúng ta làm thí nghiệm thế nào để chứng minh được thực vật cần nước, không khí, ánh sáng, các chất khoáng để sống và phát triển bình thường? Trong thí nghiệm mà các em vừa nêu, các cây chia làm 2 nhóm: + 4 cây được dùng để làm thực nghiệm, mỗi cây ta cho thiếu từng yếu tố. + 1 cây để làm đối chứng, đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống. Ở bài động vật cần gì để sống? Chúng ta tiến hành theo cách đó để tự nghiên cứu, tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của động vật. -2 HS lên bảng vẽ sơ đồ đơn giản và trình bày trên sơ đồ. -Tiếp nối nhau trả lời: +Thực vật cần nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng để sống. + Chúng ta đã làm thí nghiệm trên 5 cây đậu: 1 cây được trồng và cung cấp đầy đủ các điều kiện cần : nước, ánh sáng, không khí, các chất khoáng thấy cây sống và phát triển bình thường ; 4 cây còn lại, mỗi cây cung cấp thiếu 1 điều kiện nên chỉ trong 1 thời gian cây đã chết hoặc phát triển không bình thường. -Lắng nghe. Hoạt động 1 MÔ TẢ THÍ NGHIỆM -Tổ chức cho HS tiến hành mô tả, phân tích thí nghiệm trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. -Yêu cầu: Quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm và trả lời câu hỏi: + Mỗi con chuột được sống trong những điều kiện nào? + Mỗi con chuột này chưa được cung cấp điều kiện nào? GV đi giúp đỡ từng nhóm. -Gọi HS trình bày yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 hình, các nhóm khác bổ sung. GV kẽ bảng thành cột và ghi nhanh lên bảng. -Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã hoạt động tích cực, có kết qủa đúng. -Hỏi: + Các con chuột trên có điều kiện sống nào giống nhau? + Con chuột nào thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường? Vì sao em biết điều đó. + Thí nghiệm các em vừa phân tích để chứng tỏ điều gì? + Em hãy dự đoán xem, để sống thì động vật cần phải có những điều kiện nào? + Trong các con chuột trên, con chuột nào đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện đó? -Thí nghiệm các em đang phân tích giúp ta biết được động vật cần gì để sống. Các con chuột trong hộp số 1, 2, 4, 5 gọi là con vật thực nghiệm, mỗi con vật đều lần lượt được cung cấp thiếu 1 yếu tố. Riêng con chuột trong hộp số 3 là con đối chứng, con này phải đảm bảo được cung cấp tất cả các điều kiện cần để cho nó sống thì thí nghiệm mới cho kết qủa đúng. Vậy với những điều kiện nào thì động vật sống và phát triển bình thường? Thiếu 1 trong các điều kiện cần thì nó sẽ ra sao ? chúng ta cùng phân tích để biết. -4 HS ngồi 2 bàn trên dưới tạo thành 1 nhóm, hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. -Quan sát 5 con chuột trong thí nghiệm, sau đó điền vào phiếu thảo luận. -Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung sửa chữa(nếu sai). -Lắng nghe. + Các con chuột trên được cùng nuôi thời gian như nhau, trong 1 chiếc hộp giống nhau. + Con chuột số 1 thiếu thức ăn vì trong hộp của nó chỉ có bát nước. + Con chuột số 2 thiếu nước uống vì trong của nó chỉ có đĩa thức ăn. + Con chuột số 4 thiếu không khí để thở, vì nắp hộp của nó được bịt kín, không khí không thể chui vào được. + Con chuột số 5 thiếu ánh sáng vì chiếc hộp nuôi nó được đặt trong góc tối. +Thí nghiệm về nuôi chuột trong hộp để biết xem động vật cần gì để sống. + Để sống động vật cần phải được cung cấp không khí, nước, ánh sáng, thức ăn. + Trong các con chuột trên chỉ có con chuột trong hộp số 3 đã được cung cấp đầy đủ các điều kiện sống. -Lắng nghe. Hoạt động 2 ĐIỀU KIỆN CẦN ĐỂ ĐỘNG VẬT SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN BÌNH THƯỜNG 4 phút 1 phút -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS. -Yêu cầu: Quan sát tiếp các con chuột và dự đoán xem các con chuột nào sẽ chết trước ? vì sao? GV đi giúp đỡ các nhóm. -Gọi các nhóm trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về 1 con chuột, các nhóm khác bổ sung. GV kẻ thêm cột và ghi nhanh lên bảng. + Động vật sống và phát triển bình thường cần phải có những điều kiện nào? -GV giảng:Động vật cần có đủ không khí, thức ăn, nước uống, và ánh sáng thì mới tồn tại, phát triển bình thường. Không có không khí để thực hiện trao đổi khí động vật sẽ chết ngay. Nước uống cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với động vật. Nó chiếm 80 – 95 % khối lượng cơ thể của sinh vật. Không có thức ăn động vật sẽ chết vì không có các chất hữu cơ lấy từ thức ăn để đi nuôi cơ thể. Thiếu ánh sáng động vật sẽ sống yếu ớt, mất dần 1 số khả năng có thể thích nghi với môi trường. HOẠT ĐỘNG KẾT THÚC -Hỏi: + Động vật cần gì để sống? -Nhận xét câu trả lời của HS. -Nhận xét tiết học. 4. Dặn dò: -Dặn HS về nhà sưu tầm tranh, ảnh về những con vật khác nhau. -Hoạt động trong nhóm gồm 4 HS theo sự hướng dẫn của GV. -Đại diện các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. + Con chuột số 1 sẽ bị chết sau con chuột số 2 và số 4. Vì con chuột này không có thức ăn, chỉ có nước uống nên nó chỉ sống được 1 thời gian nhất định. + Con chuột số 2 sẽ chết sau con chuột số 4, vì nó không có nước uống. Khi thức ăn hết, lượng nước trong thức ăn không đủ để nuôi dưỡng cơ thể, nó sẽ chết. + Con chuột số 3 sống và phát triển bình thường. + Con chuột số 4 sẽ chết trước tiên vì ngạt thở, đó là do chiếc hộp của nó bị bịt kín, không khí không thể tràn vào được. + Con chuột số 5 vẫn sống nhưng không khỏe mạnh, không có sức đề kháng vì nó không tiếp xúc với ánh sáng. + Để động vật sống và phát triển bình thường cần phải có đủ: không khí, nước uống, thức ăn, ánh sáng. Học sinh trình bày. Học sinh lắng nghe và ghi nhớ

File đính kèm:

  • dockhoa hoc lop 4 CKT tuan 19 31 3 cot.doc
Giáo án liên quan