I/ MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS có thể:
- Mô tả vùng trung du Bắc Bộ.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa thiên nhiên và hoạt động sản xuất của con người trung du Bắc Bộ.
- Nêu được qui trình chế biến chè. Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tự tìm ra kiến thức.
- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng rừng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh qui trình sản xuất chè.
8 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 982 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Trường Tiểu học Mạo Khê B, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à hoạt động sản xuất của con người trung du Bắc Bộ.
- Nêu được qui trình chế biến chè. Dựa vào tranh ảnh, bảng số liệu để tự tìm ra kiến thức.
- Có ý thức bảo vệ rừng và tham gia trồng rừng.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Tranh qui trình sản xuất chè.
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ: 3’
? Mô tả qui trình sản xuất phân lân?
? Tai sao chúng ta phải bảo vệ, giữ gìn và khai thác khoáng sản hợp lí?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:1’
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Vùng đồi núi với đỉnh tròn, sườn thoải: 9’
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
- HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi:
? Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
? Các đồi ở đây như thế nào?
? Mô tả sơ lược vùng trung du?
? Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
- Gv treo bản đồ hnàh chính Việt Nam cho Hs chỉ các tỉnh có vùng đồi trung du.
- Là một vùng đồi.
- các đồi có đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Có nét riêng biệt mang những dấu hiệu vừa của đồng bằng vừa của miền núi.
- Các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang là những tỉnh có vùng đồi núi trung du.
3. Chè và cây ăn quả ở trung du:9’
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm.
- Chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm dựa vào kênh hình và kênh chữ ở mục 2 SGK thảo luận và trả lời câu hỏi:
? Trung du Bắc Bộ thích hợp cho việc trồng những loại cây gì?
? H1 và H2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
? Xác định vị trí của hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang trên bản đồ?
? Trong những năm gần đây ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện những trang trại chuyên trồng loại cây gì?
? Quan sát H3 và nêu qui trình sản xuất chè?
- Cây ăn quả (cam, chanh, dứa, vải) và cây công nghiệp (nhất là cây chè)
- Chè ở Thái Nguyên.
- Vải ở Bắc Giang.
- Xuất hiện nhiều trang trại chuyên trồng cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Hái chè -> phân loại chè -> vò, sấy khô -> các sản phẩm chè.
4. Các hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp:9’
Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
- HS quan sát tranh ảnh đồi trọc và trả lời câu hỏi:
? Vì sao ở vùng trung du Bắc Bộ lạ có nhiều đất trống đồi trọc?
? Để khắc phục tình trạng này người dân nơi đây đã trồng loại cây gì?
? Dựa vào bảng số liệu, nhận xét về diện tích rừng trồng mới ở Phú Thọ trong những năm gần đây?
? ở địa phương em thường trònh những loại cây gì?
? Em đã có ý thức bảo vệ rừng như thế nào?
- Vì rừng bị khai thác cạn kiệt do đốt phá rừng bừa bãi làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi.
- Cây công nghiệp lâu năm: Keo, trẩy, sởcây ăn quả.
- Diện tích trồng rừng nhày cảng tăng.
- HS liên hệ thực tế.- Cây công nghiệp lâu năm: Keo, trẩy, sở...rừng bừa bãi làm nương rẫy để trồng trọt và khai thác gỗ bừa bãi.
5. Củng cố:1’
Nhận xét tiết học.
Nhận xét của BGH
Nhận xét của tổ trưởng
TUẦN 6
Ngày soạn: 18/9/2009
Ngày giảng: 21/9/2009(4A); 23/9/2009(4B)
BÀI 5: TÂY NGUYấN
I/ Mục đích, yêu cầu
Học xong bài học này, HS biết:
- Vị trí các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Trình bày được một số đặc điểu của Tây Nguyên (vị trí, địa hình, khí hậu).
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), bảng số liệu, tranh, ảnh, để tìm kiến thức.
II/ Đồ dùng dạy học
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
- Tranh ảnh và tư liệu về các cao nguyên ở Tây Nguyên.
III/ Lên lớp
A. Bài cũ (3-5’)
- Yêu cầu HS mô tả vùng trung du Bắc Bộ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động dạy học:
a) Tây Nguyên-xứ sở của các cao nguyên xếp tầng: 15’
Hoạt động 1: Làm việc cả lớp
- GV treo tranh chỉ vị trí của các cao nguyên trên lược đồ hình 1 và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- 3 HS lên bảng chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường và đọc tên các cao nguyên theo hướng từ Bắc xuống Nam.
- Yêu cầu HS dựa vào bảng số liệu (SGK) xếp các cao nguyên theo thứ tự từ thấp đến cao.
- GV giới thiệu một số đặc điểm tiêu biểu của 4 cao nguyên.
Các cao nguyên từ Bắc xuống Nam:
- Cao nguyên Kom Tum
- Cao nguyên Plây-Ku
- Cao nguyên Đắc Lắc
- Cao nguyên Lâm Viên
- Cao nguyên Di Linh
- Độ cao của các cao nguyên xếp theo thứ tự từ thấp đến cao
+ Đắc Lắc
+ Kom Tum
+ Di Linh
+ Lâm Viên
b) Tây Nguyên có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô: 15’
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- HS dựa vào bảng số liệu ở mục 2-SGK: TLCH
? ở Buôn Ma Thuột mùa mưa vào những tháng nào?
? Mùa khô vào những tháng nào?
? Khí hậu ở Tây Nguyên có mấy mùa? là những mùa nào?
- 4-5 em mô tả cảnh mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên.
- Mùa mưa: tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10
- Mùa khô: tháng 1, 2, 3, 4, 11, 12
- Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô
3. Củng cố, dặn dò: 1’
- HS chỉ bản đồ vị trí của Tây Nguyên và trình bày một số đặc điểm
- Nhận xét tiết học.
Nhận xét của BGH
Nhận xét của tổ trưởng
TUẦN 7
Ngày soạn: 25/9/2009
Ngày giảng: 28/9/2009(4A); 30/9/2009(4B)
BÀI 6: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở TÂY NGUYấN
I/ Mục đích, yêu cầu
Học xong bài này, HS biết:
- Một số dân tộc ở Tây Nguyên
- Trình bày được những đặc điểm tiễu biểu về dân cư, buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Tây Nguyên.
- Mô tả về nhà rông ở Tây Nguyên.
- Dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên và có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh, ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, lễ hội, các loại nhạc cụ dân tộc ở Tây Nguyên.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. Bài cũ (3-5’)
Nêu một số đặc điểm của Tây Nguyên?
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Các hoạt động
1. Tây Nguyên- nơi có nhiều dân tộc sinh sống
Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh đọc mục 1 và TLCH
? Kể một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
? Trong các dân tộc kể trên dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên?
? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
? Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt?
? Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
- HS trả lời câu hỏi
GV chốt ý
Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Bước 1: HS đọc mục 2 và dựa vào tranh ảnh để thảo luận.
? Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà gì đặc biệt?
? Nhà rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả nhà rông?
? Sự to, đẹp của nhà rông biểu hiện cho điều gì?
- Bước 2: Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc
- GV-HS nhận xét
Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm
- Bước 1: Các nhóm đọc mục 3 (SGK) và H1, 2, 3, 5, 6 để thảo luận.
? Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc gì?
? Nhận xét về trang phục của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
? Lễ hội ở Tây Nguyên thường được tổ chức khi nào?
? Kể tên một số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
? Người Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
? ở Tây Nguyên người dân thường sử dụng những loại nhạc cụ độc đáo nào?
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng
- Kinh, Mông, Tày, Nùng
- Tiếng nói, tập quán, sinh hoạt. . .
- Đang chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên giàu và đẹp.
ị Tây Nguyên có nhiều dân tộc chung sống nhưng đây là nơi thưa dân nhất nước ta.
2. Nhà rông ở Tây Nguyên
- Nhà rông
- Sinh hoạt tập thể như hội họp, tiếp khách của cả buôn.
- Nhà rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn càng giàu có, thịnh vượng.
3. Trang phục lễ hội:
- Nam: đóng khố
- Nữ: Quấn váy
- Trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc.
- Mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch họ thường tổ chức lễ hội
- Lễ hội cồng chiêng, đua voi, hội xuân, lễ hội đâm trâu. . .
- Uống rượu, múa hát
- Đàn tơ rưng, đàn krông-pút, cồng, chiêng
ị Ghi nhớ (SGK)
3, Củng cố, dặn dò: 1’
- Nhận xétp tiết học
- Chuẩn bị cho tiết 2.
Nhận xét của BGH
Nhận xét của tổ trưởng
TUẦN 8
Ngày soạn: 01/10/2009
Ngày giảng: 05/10/2009(4A); 07/10/2009(4B)
BÀI 7: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYấN
I/ Mục tiêu
Học xong bài này, HS biết:
- Trình bày một số hoạt động sản xuất tiêu biểu của người dân ở Tây Nguyên: Trồng cây công nghiệp lâu năm trên đất ba dan và chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ.
- Rèn kỹ năng xem, phân tích bản đồ, bảng thống kê.
- Biết được mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên và hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
II/ Đồ dùng dạy học
Bản đồ, tranh ảnh.
III/ Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:3’
? nêu một số dặc điểm tiêu biểu về dân cư, sinh hoạt, trang phục và lễ hội của một số dân tộc sống ở Tây Nguyên?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:1’
Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên
2. Trồng cây công nghiệp trên đất ba dan:15’
Hoạt động 1:
- Yêu cầu HS quan sát H1.
? Chỉ trên lược đồ và kể tên các cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên và giải thích lí do
- Hãy quan sát bảng số liệu về diện tích trồng cây công nghiệp và cho biết:
? Loại cây trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên?
? Cây công nghiệp có giá trị kinh tế gì?
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- GV kết luận: SGK
- HS lên bảng vừa chỉ bản đồ vừa trả lời.
- Cây trồng chủ yếu ở Tây Nguyên là: Cà phê, cao su, hồ tiêu. Vì các cây đó phù hợp với đất đỏ ba dan, tơi xốp phì
nhiêu.
- Loại cây trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là: cà phê ở Buôn Ma Thuột.
+ HS chỉ vị trí Buôn Ma Thuột trên bản đồ.
- Cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, thông qua việc xuất khẩu.
3. Chăn nuôi gia súc lớn trên các đồng cỏ:15’
Hoạt động 2:
- Yêu cầu HS quan sát lược đồ một số cây trồng và vật nuôi ở Tây Nguyên và trả lời các câu hỏi:
? Chỉ trên bản đồ và nêu tên các vật nuôi ở Tây Nguyên?
? Vật nuôi nào có số lượng nhiều hơn? Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển?
? Ngoài bò, trâu Tây Nguyên còn có vật nuôi nào đặc trưng? Để làm gì?
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của HS.
- Yêu cầu Hs sơ đồ hoá kiến thức vừa học.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Bò, trâu, voi.
- Bò là vật nuôi có số lượng nhiều ở Tây Nguyên vì ở đây có nhiều đồng cỏ xanh tốt thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc.
- Còn nuôi voi để chuyên chở và phụ vụ du lịch.
- Hai HS trình bày bét chính về hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên.
4. Củng cố:1’
Nhận xét tiết học.
Nhận xét của BGH
Nhận xét của tổ trưởng
File đính kèm:
- dia li tuan 1 tuan 10.doc