Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Tiết 9: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên

I- MỤC TIÊU:

 - Nắm được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên. Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất.

 Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng.

 - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất.

 Mô tả sơ lược đặc điểm sông, rừng rậm nhiệt đới ở Tây Nguyên.

 Chỉ trên bản đồ ( lược đồ ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên.

 - GDHS yêu thiên nhiên đất nước con người Việt Nam.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bảng phụ.

- HS: Tìm hiểu bài

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Tiết 9: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : ĐỊA LÍ – TUẦN 9 - TIẾT 9 TÊN BÀI DẠY: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (T2) NGÀY SOẠN : 14/10/2009 NGÀY DẠY : 15/10/2009 I- MỤC TIÊU: - Nắm được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở Tây Nguyên. Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất. Biết được sự cần thiết phải bảo vệ rừng. - Nêu được vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất. Mô tả sơ lược đặc điểm sông, rừng rậm nhiệt đới ở Tây Nguyên. Chỉ trên bản đồ ( lược đồ ) và kể tên những con sông bắt nguồn từ Tây Nguyên. - GDHS yêu thiên nhiên đất nước con người Việt Nam. II- CHUẨN BỊ: - GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam. Bảng phụ. - HS: Tìm hiểu bài III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Thầy Trò v HĐ1: - Ổn định - Kiểm tra kiến thức cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (T1) + Đất badan ở TN thuận lợi cho trồng loại cây gì? + Nêu vài đặt sản ở Tây Nguyên? + Tại sao ở Tây Nguyên chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển? -Nhận xét- Tuyên dương. -Bài mới : Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên (T2) v HĐ 2,3: Cung cấp kiến thức - Hình thức : cá nhân – nhóm – lớp * Khai thác sức nước: - Cho HS quan sát lược đồ H4 và đọc SGK/90 thực hiện các yêu cầu sau: + Kể tên một số con sông ở Tây Nguyên? + Đặc điểm dòng chảy của các con sông ở đây như thế nào? Điều đó có tác dụng gì? + Nhà máy thủy điện nào nổi tiếng ở Tây Nguyên? Nằm trên con sông nào? + Chỉ vị trí các nhà máy thủy điện Ya-li & Đa Nhim trên lược đồ hình 4 & cho biết chúng nằm trên con sông nào? - Cho HS trình bày. - Nhận xét. * Rừng ở TN và việc khai thác: - Yêu cầu HS đọc mục 4 SGK và quan sát hình 6, 7, 8, 9, 10. Thảo luận trả lời các câu hỏi: + Tây Nguyên có những loại rừng nào? Vì sao ở Tây Nguyên lại có các loại rừng khác nhau? + Mô tả rừng rậm nhiệt đới & rừng khộp?(các từ gợi ý sau: rừng rậm rạp, rừng thưa, một loại cây, nhiều loại cây với nhiều tầng, rừng rụng lá mùa khô, xanh quanh năm.).Lập bảng so sánh 2 loại rừng. + Rừng Tây Nguyên cho ta những gì? + Rừng ở Tây Nguyên có giá trị gì? + Gỗ, tre, nứa được dùng làm gì? + Việc khai thác rừng hiện nay như thế nào? + Những nguyên nhân chính nào ảnh hưởng đến rừng? => Giải thích cho HS biết thế nào là du canh, du cư. + Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ rừng? v HĐ 4: Củng cố - Trò chơi “ Lật ô chữ”. Nội dung sách thiết kế bài dạy trang 42. - Nhận xét – giáo dục. -Tổng kết - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau: TP Đà Lạt - Hát - 3 HS trả lời - Nhận xét - Quan sát và trả lời câu hỏi + Xê Xan, Bê, Đồng Nai + Chảy qua nhiều vùng có độ cao khác nhau nên lòng sông lắm nhiều thác ghềnh. Người dân đã lợi dụng sức nước chảy để chạy tuabin sản xuất ra điện. + Y-a-li nằm trên sông Xê Xan. - 2 HS lên thực hiện - Rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp vào mùa khô. Vì phụ thuộc vào đặc điểm khí hậu của Tây Nguyên có 2 mùa mưa và khô rõ rệt. - Mô tả - Cho nhiều sản vật nhất là gỗ. - Trả lời - Chưa tốt, khai thác bừa bãi - Khai thác rừng bừa bãi, đốt phá rừng làm nương rẫy, mở rộng diện tích trồng cây không hợp lí và tập quán du canh, du cư. - Khai thác rừng hợp lí, Tạo điều kiện để đồng bào định canh, định cư. Không đốt phá rừng bừa bãi. Mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp hợp lí. - Thực hiện chơi - Nhận xét – tuyên dương

File đính kèm:

  • docHoatdongsanxuatcuanguoidanotaynguyen_T2.doc