Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Tiết 21: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ

I- MỤC TIÊU:

-Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ : Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa.

-Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ:

+Người dân ở Tây nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ.

+Trang phục phổ biến của ngươì dân đồng bằng nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.

-Giáo dục học sinh yêu thích con người và sông nước Nam Bộ

II- CHUẨN BỊ:

 -Giáo viên : Bản đồ Việt Nam, quy trình sản xuất lúa gạo của người dân Nam Bộ

 -Học sinh : Tranh ảnh sưu tầm

 

doc2 trang | Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1048 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Tiết 21: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN : ĐỊA LÍ - TUẦN 21 - TIẾT 21 TÊN BÀI DẠY : NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ NGÀY SOẠN : 20/1/2010 NGÀY DẠY : 21/1/2010 I- MỤC TIÊU: -Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ : Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: +Người dân ở Tây nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơn sơ. +Trang phục phổ biến của ngươì dân đồng bằng nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. -Giáo dục học sinh yêu thích con người và sông nước Nam Bộ II- CHUẨN BỊ: -Giáo viên : Bản đồ Việt Nam, quy trình sản xuất lúa gạo của người dân Nam Bộ -Học sinh : Tranh ảnh sưu tầm III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ v Hoạt động 1 : -Ổn định -Kiểm tra kiến thức cũ: Đồng bằng Nam Bộ +Nguồn gốc hình thành, diện tích, đất đai vùng đồng bằng Nam Bộ ? +Nêu tên một số sông lớn, kênh rạch ở đồng bằng Nam Bộ -Nhận xét -Bài mới : Người dân ở đồng bằng Nam Bộ v Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức *Nhà ở của người dân ở đồng bằng Nam bộ: -Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi . +Từ những đặc điểm về đất đai sông ngòi ở bài trước, hãy rút ra những hệ quả về cuộc sống của người dân ở đồng bằng Nam bộ. +Theo em ở đồng bằng Nam bộ có những dân tộc nào sinh sống ? *Trang phục và lễ hội : -Giáo viên treo các loại tranh ảnh về trang phục lễ hội của người dân đồng bằng Nam bộ. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: +Từ những bức tranh (ảnh) rút ra được những đặc điểm gì về trang phục của người đồng bằng Nam bộ ? +Từ những bức ảnh, em nêu được những lễ hội gì của người dân ở đồng bằng Nam bộ. v Hoạt động 3: Luyện tập -Trò chơi :Xem ai nhớ nhất -Phổ biến luật chơi( dùng thẻ từ dân tộc sinh sống; phương tiện; nhà ở; trang phục; lễ hội) -Tổ chức cho học sinh tham gia v Hoạt động 4: Tổng kết - Dặn dò -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Nam Bộ -Hát +Học sinh nêu :Do phù sa sông Mê Công và sông Đồng Nai bồi đắp -Có diện tích lớn nhất, gấp 3 lần đồng bằng Bác Bộ. -Có đất phù sa, còn có đất chua, đất mặn. +Sông lớn: sông Mê Công, Đồng Nai, kênh Rạch Sỏi, Phụng Hiệp, Vĩnh Tế. -Học sinh thảo luận. +Học sinh nêu :Là vùng đồng bằng nên có nhiều dân sinh sống, khai khẩn đất hoang.Hệ thống kênh rạch chằng chịt nên người dân làm nhà dọc theo sông. Phương tiện thuyền ghe. +Các dân tộc sinh sống : Kinh, Khơ me, Hoa.Phương tiện đi lại chủ yếu: thuyền, ghe.Nhà ở xây dọc theo các sông ngòi. -Học sinh quan sát thảo luận.Lớp chia thành 2 dãy, 4 nhóm. +Trang phục phổ biến của người dân ở đồng bằng Nam bộ là áo bà ba và chiếc khăn rằn. +Những lễ hội đặc trưng: Lễ hội bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà, lễ cúng trăng... -Mỗi dãy cử 5 bạn lập thành một đội. -Một học sinh bốc thăm nhận thẻ từ và diễn đạt bằng từ khác.Học sinh đội bạn diễn giải từ bạn vừa nêu. -Nội dung : ôn các ý chính cần ghi nhớ sau khi tìm hiểu bài.

File đính kèm:

  • docNguoidanoDongbangNamBo.doc
Giáo án liên quan