I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
· Xác định vị trí của thành phố Hải Phòng trên bản đồ Việt Nam.
· Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
· Hình thành biểu tượng và thành phố cảng, trung tâm công nghiệp đóng tàu, trung tâm du lịch.
· Có ý thức tìm hiểu về thành phố cảng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
· Các bản đồ : hành chính, giao thông Việt Nam.
· Tranh, ảnh về thành phố Hải Phòng.
· Bản đồ Hải Phòng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1)
2. Kiểm tra bài cũ (4)
· GV gọi 2 HS làm bài tập 2, 3 / 31 VBT Địa lí.
· GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30)
35 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1044 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Kì II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có đặc điểm gì ?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
- Yêu cầu HS chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam treo tường, các vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan.
- 1, 2 HS chỉ trên bản đồ.
- GV mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm về vai trò của Biển Đông đối với nước ta.
Kết luận: Vùng biển nước ta có diện tích rộng và là một bộ phận của biển Đông. Biển Đông có vai trò điều hòa khí hậu và đem lại nhiều giá trị kinh tế cho nước ta như muối, khoáng sản,
2. Đảo và quần đảo
Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp
Mục tiêu:
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta.
Cách tiến hành :
- GV chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lời câu hỏi :
- Làm việc cả lớp.
+ Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ?
+ Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất ?
- HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- Một số HS trình bày kết quả làm việc trước lớp.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3 : Làm việc theo nhóm
Mục tiêu:
Vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta.
Cách tiến hành :
- Yêu cầu HS dưạ vào SGK tranh, ảnh vốn hiểu biết của HS để thảo luận các câu hỏi trong SGV trang 120.
- Làm việc theo nhóm.
- Gọi các nhóm trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- Gọi HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền trên bản đồ và nêu đặc điểm, ý nghĩa kinh tế và quốc phòng của các đảo, quần đảo.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
Kết luận: Không chỉ có vùng biển mà nước ta còn có rất nhiều đảo và quần đảo, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Do đó, chúng ta cần phải khai thác hợp lý nguồn tài nguyên vô giá này.
Hoạt động cuối: Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK.
- 1, 2 HS đọc.
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT địa lí và chuẩn bị bài sau..
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Địa lí( tiết 32) KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ HẢI SẢN ỞVÙNG BIỂN VIỆT NAM
Ngày dạy : 7/5/2009
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
Vùng biển nước ta có nhiều hải sản, dầu khí; nước ta đang khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía nam và khai thác cát trắng ở ven biển.
Nêu thứ tự tên các công việc từ đánh bắt đến xuất khẩu hải sản của nước ta.
Chỉ trên bản đồ Việt Nam vùng khai thác dầu khí, đánh bắt nhiều hải sản ở nước ta.
Một số nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
Có ý thức giữ vệ sinh môi trường biển khi đi tham quan, nghỉ mát ở vùng biển.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Tranh ảnh về khai thác dầu khí; khai thác và nuôi hải sản, ô nhiễm môi trường biển.
Bản đồ công nghiệp, nông nghiệp Việt Nam.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lê bảng kiểm tra bài cũ.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài mới và ghi đề lên bảng.
* Hoạt động 1 : làm việc theo cặp
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh, ảnh, vốn hiểu biết bản thân, trả lời các câu hỏi sau :
+ Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất của vùng biển Việt Nam là gì ?
+ Nước ta đang khai thác những khoáng sản nào ở vùng biển Việt Nam ? Ở đâu ? Dùng để làm gì ?
+ Tìm và chỉ trên bản đồ vị trí nơi đang khai thác các khoáng sản đó.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
GV nhận xét thêm : Hiện nay dầu khí của nước ta khai thác được chủ yếu dùng cho xuất khẩu, nước ta đang xây dựng các nhà máy lọc và chế biến dầu.
* Hoạt động 2 : thảo luận nhóm
- GV yêu cầu HS dựa vào tranh, ảnh, bản đồ, SGK, và vốn hiểu biết thảo luận và trả lời các câu hỏi sau :
+ Nêu những dẫn chứng thể hiện nước ta có rất nhiều hải sản.
+ Hoạt động đánh bắt hải sản của nước ta diễn ra như thế nào ? Những nơi nào khai thác nhiều hải sản ? Hãy tìm những nơi đó trên bản đồ.
+ Trả lời các câu hỏi của mục 2 trong SGK.
+Ngoài việc đánh bắt hải sản, nhân dân còn làm gì để có thêm nhiều hải sản ?
+ Nêu một vài nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn hải sản và ô nhiễm môi trường biển.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
. Củng cố dặn dò :
- GV nhắc nhở HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài sau.
HS lắng nghe và ghi chép.
HS trình bày kết quả trước lớp và chỉ bản đồ treo tường các nơi đang khai thác khoáng sản (dầu khí, cát trắng) ở biển Việt Nam.
HS lắng nghe.
Các nhóm trình bày kết quả lần lượt theo từng câu hỏi, chỉ trên bản đồ vùng đánh bắt nhiều hải sản.
HS kể tên những loại hải sản như : cá, tôm, cua đã trông thấy hoặc đã được ăn.
HS nêu một vài nguyên nhân: đánh bắt cá bằng mìn, điện; làm tràn dầu khi chở dầu trên biển; vứt rác xuống biển;
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
Địa lí( tiết 33) ÔN TẬP
Ngày dạy : 7/5/2009
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
So sánh, hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống Việt Nam.
Các bảng hệ thống cho HS điền.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Kiểm tra bài cũ
GV gọi 2 HS lê bảng kiểm tra bài cũ.
GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài mới và ghi đề lên bảng.
* Hoạt động 1 : làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS điền các địa danh theo yêu cầu của câu 1 vào lược đồ khung của mình.
Sau đó yêu cầu HS lên chỉ vị trí các địa danh theo yêu cầu.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời. * Hoạt động 2 : thảo luận nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một bảng hệ thống về các thành phố như sau :
Tên thành phố
Đặc điểm tiêu biểu
Hà Nội
Hải Phòng
Huế
Đà Nẵng
Đà Lạt
Tp. Hồ Chí Minh
Cần Thơ
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
Củng cố dặn dò :
- GV nhắc nhở HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và chuẩn bị bài ôn tập sau.
HS lắng nghe và ghi chép.
HS thảo luận và hoàn thiện bảng hệ thống được phát.
HS lên chỉ các thành phố đó trên bản đồ hành chính Việt Nam treo tường.
HS trao đổi kết quả trước lớp, chuẩn xác đáp án.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY :
TUẦN 34
TIẾT 34b ÔN TẬP
Ngày dạy :
I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS biết:
Chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng; đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ, các đồng bằng duyên hải miền Trung; các cao nguyên ở Tây Nguyên và các thành phố đã học trong chương trình.
So sánh, hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người, hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và dải đồng bằng duyên hải miền Trung.
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của các thành phố đã học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
Bản đồ hành chính Việt Nam.
Phiếu học tập có in sẵn bản đồ trống Việt Nam.
Các bảng hệ thống cho HS điền.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Khởi động (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
GV gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới (30’)
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Giới thiệu bài mới và ghi đề lên bảng.
* Hoạt động 1 : làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3,4 trong SGK.
Sau đó yêu cầu HS dưới lớp nhận xét.
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
(đáp án câu 4 : 4.1 : ý d; 4.2 : ý b; 4.3 : ý b; 4.4 : ý b)
* Hoạt động 2 : làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 5 trong SGK.
Gọi HS nhận xét.
- GV sửa chữa và giúp các nhóm hoàn thiện câu trả lời.
( đáp án câu 5 : ghép 1 với b; 2 với c; 3 với a; 4 với d; 5 với e; 6 với d).
- GV tổng kết, tuyên dương những em có ý thức tích cực xây dựng bài.
HS lắng nghe và ghi chép.
HS lên bảng trả lời theo yêu cầu của GV.
HS nhận xét.
HS lắng nghe và sửa chữa.
HS thực hiện yêu cầu của GV.
HS dưới lớp nhận xét câu trả lời của bạn.
HS lắng nghe và sửa chữa.
3. Củng cố dặn dò :
- GV nhắc nhở HS về nhà học bài chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra.
TUẦN 35
TIẾT 35 KIỂM TRA ĐỊNH KỲ ĐỊA LÝ
(cuối học kỳ 2)
Thời gian :
* Nội dung : GV thực hiện theo chỉ đạo chuyên môn của nhà trường.
File đính kèm:
- DIA LI LOP 4 HKII.doc