I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
- HS biết dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn rát dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
- HS biết ở dãy núi Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm.
2. Kỹ năng:
- HS chỉ được trên lược đồ và bản đồ Việt Nam vị trí của dãy núi hoàng Liên Sơn.
- Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
- Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
- Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
6 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 11684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Bài: Dãy hoàng Liên Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN
MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU:
Kiến thức:
Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn:
HS biết dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất việt Nam: có nhiều đỉnh nhọn, sườn rát dốc, thung lũng thường hẹp và sâu.
HS biết ở dãy núi Hoàng Liên Sơn khí hậu lạnh quanh năm.
Kỹ năng:
HS chỉ được trên lược đồ và bản đồ Việt Nam vị trí của dãy núi hoàng Liên Sơn.
Trình bày một số đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn (vị trí, địa hình, khí hậu)
Mô tả đỉnh núi Phan-xi-păng.
Bước đầu biết dựa vào lược đồ (bản đồ), tranh ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
Thái độ:
Tự hào về cảnh đẹp thien nhiên của đất nước Việt Nam.
CHUẨN BỊ:
SGK
Bản đồ địa lí tự nhiên việt Nam
Tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Phan-xi-păng.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 phút
5 phút
6 phút
7 phút
7 phút
3 phút
1 phút
Ổn định lớp: hát
Bài cũ: Làm quen với bản đồ(tt)
Bản đồ là gì? Kể tên một số yếu tố của bản đồ?
Tìm vị trí thành phố em đang ở trên bản đồ miền Đông Nam Bộ.
GV nhận xét, cho điểm.
Bài mới:
Giới thiệu: Hôm nay cô sẽ dạy các em bài địa lý đầu tiên trong chương trình địa lý lớp 4 đó là bài dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Hoạt động 1:Thảo luận nhóm đôi.
GV chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn.
Đây là dãy núi Hoàng Liên Sơn, ở vị trí này dãy núi Hoàng Liên Sơn có đặc điểm gì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập 1.
Cô mời 1 bạn đọc to yêu cầu bài tập 1.
1. Quan sát lược đồ hình 1
a/ Tìm ký hiệu dãy núi, chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn.
b/ Hãy cho biết dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà.
Bây giờ các em quay vào nhóm 2 người để thảo luận vấn đề này.
Cô mời đại diện các nhóm lên trình bày phần làm việc của nhóm mình nào.
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Khi chỉ núi chúng ta chỉ theo hướng núi. Khi chỉ sông ta chỉ từ nơi bắt nguồn đến chỗ chảy ra biển. Cả lớp mình nhớ nhé.
Ở trong bài cách sử dụng bản đồ cô đã nói quy định của hướng bản đồ như sau. Phía trên là hướng Bắc, phía dưới là hướng Nam, phía bên tay phải là hướng Đông, tay trái là hướng Tây. Dãy Hoàng Liên Sơn của chúng ta nằn bên tay trái của sông Hồng nên nó nằm ở phía Tây của sông Hồng. Nằm bên phải của sông Đà nên nó nằm ở phía Đông của sông Đà.
Bây giờ cô mời đại diện của nhóm khác lên trình bày kết quả làm việc nào.
Qua nghiên cứu bài số 1 các em cho cô biết dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở đâu?
GV chốt ý: Dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía Bắc nước ta, nằm giữa sông Hồng và sông Đà.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm 6
Trước khi tìm hiểu đặc điểm dãy núi Hoàng Liên Sơn, cô mời 1 bạn lên vẽ dãy núi theo cách hiểu của mình.
Bạn đã vẽ xong rồi bây giờ cô mời 1 bạn lên xác định đỉnh núi, sườn núi.
Vậy chỗ đất thấp nằm giữa sườn núi này được gọi là gì?.
2. Làm việc theo nhóm.
a/ Hãy quan sát lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta? So với các dãy núi chính đó dãy núi Hoàng Liên như thế nào?.
b/ Hãy quan sát tranh dãy núi Hoàng Liên Sơn và cho biết nhận xét về đỉnh núi, sườn núi và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn?.
Bây giờ các em quay vào nhóm để thảo luận vấn đề này.
GV mời học sinh trình bày phần thảo luận của nhóm.
Qua thảo luận nhóm các em thấy đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn như thế nào?
GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
Hoạt động 3: làm việc nhóm
Chúng ta biết rồi 1 đặc điểm nổi bật của dãy Hoàng Liên Sơn này là có những đỉnh sắc và nhọn. chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn đặc điểm này qua bài tập số 3 trong phiếu học tập.
Cô mời 1 bạn đọc cho cô yêu cầu bài tập số 2.
3. Quan sát lược đồ hình 1:
a/ Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ và cho biết độ cao, đặc điểm của nó. Vì sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của tổ quốc?
b/ Chỉ vị trí của Sa Pa, nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7?
Qua phần trình bày của các bạn em nào cho cô biết đặc điểm của đỉnh núi Phan-xi-păng?
Khi chỉ đỉnh núi các em chỉ đúng vào ký hiệu của đỉnh núi.
GV tổng kết:
Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của tổ quốc vì đỉnh Phan-xi-păng cao nhất nước Việt Nam.
Sa Pa có khí hậu mát mẽ quanh năm, phong cảnh đẹp nên đã trở thành một nơi du lịch, nghỉ mát lí tưởng của vùng núi phía Bắc.
Cũng cố, dặn dò:
Cũng cố: Trò chơi ai nhanh, ai nhanh.
GV yêu cầu HS trình bày lại những đặc điểm tiêu biểu về vị trí, địa hình và khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn.
GV cho HS xem một số tranh ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và giới thiệu thêm: Tên của dãy núi được lấy theo tên của cây thuốc quý mọc phổ biến ở vùng này là Hoàng Liên.
Dặn dò: chuẩn bị bài một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
HS hát
HS trả lời.
Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một khu vực hay toàn bộ bề mặt Trái Đất theo một tỉ lệ nhất định.
Một số yếu tố của bản đồ: tên bản đồ, phương hướng, tỉ lệ và bảng chú giải.
HS lên chỉ trên bản đồ miền Đông Nam bộ.
HS quan sát.
HS đọc yêu cầu.
HS dựa vào ký hiệu để tìm vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn ở lược đồ hình 1.
HS thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS các nhóm nhận xét, bổ sung.
Đại diện nhóm khác lên trình bày lại kết quả thảo luận.
HS trả lời
HS lên vẽ dãy núi.
HS lên chỉ đỉnh núi, sườn núi.
Chỗ đất thấp nằm giữa sườn núi này được gọi là thung lũng.
HS đọc yêu cầu.
HS chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn và mô tả( dãy núi Hoàng Liên Sơn cao nhất nước ta, dài tới 180km, có nhiều đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
HS trả lời đặc điểm của dãy Hoàng Liên Sơn: cao và dài, sắc và nhọn, sườn núi dốc, thung lũng hẹp và sâu.
HS chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ Việt Nam.
Đỉnh Phan-xi-păng cao 3143m cao nhất nước ta nên được gọi là nóc nhà của tổ quốc.
Đỉnh Phan-xi-păng sắc nhọn như răng cưa, xung quanh có sương mù bao phủ.
HS chỉ vị trí của Sa Pa, nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7.
HS còn lại nhận xét.
Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao và đồ sộ nhất Việt Nam. Nó nằm gữa sông Hồng và sông Đà. Dãy núi Hoàng Liên Sơn cao và dài đến 180km. Ở đây các đỉnh núi rất sắc và nhọn, sườn núi rất dốc, thung lũng hẹp và sâu. Các đỉnh ở đây thường cao từ 2800m- 3000m so với mặt nước biển. Và đặc biệt là có đỉnh núi Phan-xi-păng cao 3143m cao nhất nước Viêt Nam nên được gọi là nóc nhà của Tổ quốc.
1. Quan sát lược đồ hình 1
a/ Tìm ký hiệu dãy núi, chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn.
b/ Hãy cho biết dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà.
2. Làm việc theo nhóm.
a/ Hãy quan sát lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta? So với các dãy núi chính đó dãy núi Hoàng Liên như thế nào?.
b/ Hãy quan sát tranh dãy núi Hoàng Liên Sơn và cho biết nhận xét về đỉnh núi, sườn núi và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn?.
3. Quan sát lược đồ hình 1:
a/ Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ và cho biết độ cao, đặc điểm của nó. Vì sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của tổ quốc?
b/ Chỉ vị trí của Sa Pa, nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7?
1. Quan sát lược đồ hình 1
a/ Tìm ký hiệu dãy núi, chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn.
b/ Hãy cho biết dãy núi Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà.
2. Làm việc theo nhóm.
a/ Hãy quan sát lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ kể tên những dãy núi chính ở phía Bắc nước ta? So với các dãy núi chính đó dãy núi Hoàng Liên như thế nào?.
b/ Hãy quan sát tranh dãy núi Hoàng Liên Sơn và cho biết nhận xét về đỉnh núi, sườn núi và thung lũng ở dãy núi Hoàng Liên Sơn?.
3. Quan sát lược đồ hình 1:
a/ Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng trên lược đồ và cho biết độ cao, đặc điểm của nó. Vì sao đỉnh núi Phan-xi-păng được gọi là nóc nhà của tổ quốc?
b/ Chỉ vị trí của Sa Pa, nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7?
File đính kèm:
- DAY HOANG LIEN SON lop 4.doc