I-Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh biết:
-Dựa vào bản đồ, lược đồ, chỉ và đọc tên các đồng bằng ở duyên hải miềm Trung
-Dải duyên hải miền Trung có nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp nối với nhau tạo thành dải đồng bằng với nhiều đồi cát ven biển
-Biết và nêu được đặc điểm khí hậu của các đồng bằng duyên hải miền Trung
-Nhận xét các thông tin trên tranh ảnh, lược đồ để biết đặc điểm nêu trên
-Chia sẻ với người dân miền Trung về những lúc khó khăn do thiên tai gây ra
II-Chuẩn bị:
-Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung, lược đồ đầm phà duyên hải miền Trung
-Các tranh ảnh về đồng bằng duyên hải miền Trung: đèo Hải Vân, phá Tam Giang, đầm nuôi tôm, hầm Hải vân, doi cát và rừng phi lao, cảnh lũ lụt, cảnh cứu trợ.
-Bảng phụ ghi các bảng biểu cho các hoạt động
-Bảng phụ ghi trò chơi
III-Hoạt động dạy học
9 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Địa lý - Bài: Dải đồng bằng duyên hải miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ải Vân
-GV kết luận: Dãy núi Bạch Mã và đèo Hải Vân không những cắt ngang giao thông từ Bắc vào Nam ( từ Nam ra Bắc) mà còn chặn đứng buồng gió thổi từ phía Nam tạo ra sự khác biệt rõ rệt về khí hậu của 2 miền Bắc và Nam đồng bằng duyên hải miền Trung
Bước 2: Hoạt động nhóm
+Nêu khí hậu phía Bắc dãy Bạch Mã
+Nêu khí hậu phía Nam dãy Bạch Mã
-GV nhận xét
+Có sự khác nhau về nhiệt độ như vậy là do đâu?
-GV kết lụân: vậy có thể gọi dãynúi Bạch Mã là bức tường chắn gió của đồng bằng duyên hải miền Trung đã làm ảnh hưởng rõ rệt đến khí hậu của phía Bắc và phía Nam dãy Bạch Mã
Bước 3: Chơi trò chơi “Tiếp sức”
-GV treo 2 lược đồ chữ còn trống 1 số từ
-Hướng dẫn cách chơi: Mỗi đội có 5bạn . Mỗi bạn chọn 1 từ ghi sẵn để điền vào những từ đóng để gắn vào chỗ chấm sao cho đoạn văn hoàn chỉnh, d8ủ ý. Nếu đội nào gắn nhanh đóng vào bảng trước là thắng
-Yêu cầu lớp trưởng điều khiển
-GV nhận xét
+Khí hậu ở đồng bằng duyên hải miền Trung có thuận lợi cho người dân sinh sống và sản xuất không?
-GV treo tranh lũ lụt và cứu trợ và giải thích thêm
4.Củng cố:
+ Đồng bằng duyên hải miền Trung nhỏ hẹp vì sao?
+Đặc điểm khí hậu vùng đồng bằng duyên hải miền Trung
=>Bài học
5.Dặn dò:
-Nhận xét tiết học
+Bài: Ôn tập
-HS chỉ trên bản đồ đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng Nam bộ
+Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã tạo nên đồng bằng Bắc Bộ
Sông Đồng Nai và sông Cửu Long đã tạo nên đồng bằng Nam Bộ
-HS nhận xét
-HS nhắc lại tên bài
-HS quan sát lược đồ SGK
+Có 5 dải đồng bằng
-1 HS lên bảng chỉ trên lược đồ và gọi tên
+Đồng bằng Thanh – Nghệ – Tĩnh
+Đồng bằng Bình – Trị – Thiên
+Đồng bằng Nam – Ngãi
+Đồng bằng Bình Phú – Khánh Hòa
+Đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thuận –HS nhận xét
-HS quan sát lược đồ SGK, thảo luận cặp đôi trong 2 phút
+Các đồng bằng này nằm sát biển phía Bắc giáp đồng bằng Bắc Bộ, phía Tây giáp dãy núi Trường Sơn, phía Nam giáp đồng bằng Nam Bộ , phía Đông giáp biển Đông
-HS trình bày và chỉ trên lược đồ
-HS khác nhận xét
+Tên gọi của các dải đồng bằng lầy từ tên các tỉnh nằm trên vùng đồng bằng đó
+Các dãy núi chạy qua các dải đồng bằng và lan ra sát biển
+1 HS nêu
-1 HS đọc và chỉ trên lược đồ
--HS nhận xét
+Ở các đồng bằng này thường có hiện tượng di chuyển của các cồn cát
-HS nhận xét
+Người dân ở đây thường trồng phi lao để ngăn gió di chuyển sâu vào đất liền
-HS nhận xét
+Các đồng bằng duyên hải miền Trung thường nhỏ hẹp, nằm sát biển, có nhiều cồn cát và đầm phá
-HS quan sát lược đồ SGK
+Dãy núi Bạch Mã
+Thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng
-2 HS nên chỉ trên lược đồ dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, thành phố Huế và Đà Nẵng
-HS nhận xét
+Đi đường bộ trên sườn đèo Hải Vân hoặc đi xuyên qua đường hầm Hải Vân +-1HS mô tả đèo Hải Vân
-HS nhận xét
+Rút ngắn đoạn đường đi, dễ đi hạn chế tắc nghẽn giao thông
–HS chia nhóm
-Đọc SGK, thảo luận và TLCH
+Có mùa đông lạnh giá. Nhiệt độ có sự chênh lệch giữa mùa đông và mùa hạ
+Không có mùa đông lạnh, chỉ có mùa mưa vàmùa khô. Nhiệt độ tương đối đồng đều giữa các tháng trong năm
-2 nhóm trình bày
-Nhóm khác bổ sung, nhận xét
+Do dãy núi Bạch Mã đã chắn gió lạnh lại.
-1 HS đọc đoạn: Mùa hạhết bài
-Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 5 em lên điền
*Mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh
-HS chơi – HS nhận xét
+Gây ra nhiều khó khăn cho người dân sinh sống và trồng trọt sản xuất
-1 HS lên bảng chỉ và gọi tên 5 dải đồng bằng duyên hải miền Trung
+Vì núi lan ra sát biển
+Mùa hạ, tại đây thường khô, nóng và bị hạn hán. Cuối năm thường có mưa lớn và bão dễ gây ngập lụt. Khu vực phía Bắc dãy Bạch Mã có mùa đông lạnh
-3HS đọc
-Về học bài sau
-Chuẩn bị bài sau: Người dân và hoạt động sản xuất ở đồng bằng duyên hải miền Trung
Người soạn Duyệt của BGH
KẾ HỌACH GIẢNG DẠY
MÔN: KHOA HỌC
Bài: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa
I.Mục tiêu: Sau bài học, học sinh biết
-Hoa là cơ quan sinh sản của những loài thực vật có hoa
-Chỉ đâu là nhị, nhụy. Nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy. Phân biệt hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
-Yêu thiên nhiên biết chăm sóc và bảo vệ cây cối
II. Chuẩn bị:
-Hình 1, 2/ 104, hình 6/105
-Sưu tầm hoa thật, tranh ảnh về hoa
-Phiếu khổ to ( 4 nhóm)
III. Các hoạt động dạy học
Thời gian
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/
4/
30/
4/
1/
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu tên bài trước và TLCH.
-Thế nào là sự biến đổi hóa học? Cho ví dụ.
-Hãy nêu tính chất của đồng?
-Hãy nêu tính chất của thủy tinh?
-GV nhận xét – ghi điểm.
GV nhận xét chung bài cũ
3.Bài mới:
-Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Nhị và nhụy hoa đực và hoa cái.
Mục tiêu: Biết cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là hoa. Phân biệt được nhị và nhụy hoa đực và hoa cái.
Cách tiến hành :
Bước 1: GV dán hình 1, hình 2 phóng to lên bảng. Hỏi:
-Hình 1 chụp cây gì?( Cây khoai riềng, khoai đao)
-Hình 2: Chụp cây gì?
-Hai cây đang phát triển vào thời kỳ nào?
-Hãy nêu tên cơ quan sinh sản của cây dong riềng, cây phượng?
-Vậy cây phượng và cây dong riềng có đặc điểm gì chung?
Nói tóm lại: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
-GV kết luận
Hỏi: -Trên cùng 1 loại cây hoa có những tên gọi nào?
-Bước 2: Cặp đôi
Yêu cầu HS chỉ và nói cho nhau nghe đâu là nhị, đâu là nhụy của hoa râm bụt và hoa sen ở hình 3, 4 – trang 104
Bước 3: Trình bày kết quả
-GV kết luận trên hoa thật (hoặc tranh )
Bước4: Cả lớp
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 5a, 5b và cho biết:
-Hoa nào là hoa đực?
-Hoa nào là hoa cái?
-Tại sao em phân biệt được hoa đực và hoa cái?
-GV giơ 2 hoa thật lên ( hoặc tranh) rồi kết luận.
Hoạt động 2: Thực hanøh với hoa thật
-Mục tiêu: Phân biệt được hoa có cả nhị và nhụy với hoa chỉ có nhị hoặc nhụy
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia nhóm giao nhiệm vụ
-Yêu cầu các nhóm hoàn thành vào phiếu với hoa đã chuẩn bị.
-GV bao quát giúp đỡ
Hoa có cả nhị và nhụy
Hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái)
-Hoa râm bụt
-Hoa sen
-Hoa mận
.
-Hoa bí
-Hoa bầu
-Hoa dưa chuột
.
Bước 2: Trình bày:
-GV nhận xét => kết luận trên hoa thật
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hoa lưỡng tính
Mục tiêu: HS nói tên các bộ phận chính của nhị và nhụy hoa lưỡng tính
Bước 1: Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe những bộ phận chính của hoa lưỡng tính
Bước 2: Trình bày kết quả
-GV treo sơ đồ phóng to của hoa lưỡng tính
-GV kết luận – tuyên dương
-Gọi 1 HS nói lại các bộ phận chính của hoa lưỡng tính
-GV treo sơ đồ đã ghi sẵn => kết luận
4. Củng cố:
-Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là gì?
-Cơ quan sinh dục đực gọi là gì?
-Cơ quan sinh dục cái gọi là gì?
-Một bông hoa lưỡng tính gồm những bộ phận nào?
-Gọi HS đọc “ Bạn cần biết”
5.Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị bài “ Sự sinh sản của thực vật có hoa”
-Giáo dục, liên hệ thực tế
--GV nhận xét tiết học
Hát
Oân tập: Vật chất và năng lượng
-Là sư ïbiến đổi chất này thành chất khác. VD: xi măng trộn với cát và nước
-Màu đỏ nâu, có ánh kim, dễ dát mỏngvà kéo sợi, dẫn nhiệt, dẫn điện tốt
-Trong suốt, không ghỉ, cứng nhưng dễ vỡ.
-HS nhắc lại tựa bài
-HS quan sát lên bảng và TLCH
-Hình 1: Cây dong riềng
-Hình 2: cây phượng
-Thời kỳ ra hoa
-Đều là hoa
-Cùng là thực vật có hoa và có cơ quan sinh sản là hoa
-Là hoa
-Hoa đực, hoa cái
-Thảo luận cặp đôi
-Hình 3: Hoa râm bụt, phần đỏ đậm to chính là nhụy hoa tức là nhị cái, có khả năng tạo hạt. Phần màu vàng nhỏ chính là nhị tức là nhị đực.
-Hình 4: Hoa sen : Phần chấm đỏ có lồi lên một chút là nhụy hoa tức là nhị cái. Những cái tơ màu vàng ở phía dưới là nhị hoa tức là nhị đực
-Đại diện các nhóm lên trình bày
-Các nhóm khác nhận xét
-HS quan sát hình 5a, 5b,
-5a: Hoa mướp đực
-5b: Hoa mướp cái
-Vì ở hoa mướp cáiphần từ nách lá đến đài hoa có hính dạng giống quả mướp nhỏ
-Mỗi nhóm 8 đến 10 HS
-Nhóm trưởng điều khiển
-Đặt các bông hoa đã sưu tầm được lên bàn
. Quan sát các bộ phận của từng bông hoa, chỉ xem đâu là nhị và đâu là nhụy của những bông hoa đó rồi hoàn thành vào phiếu theo 2 nhóm: Hoa có cả nhị và nhụy – hoa chỉ có nhị (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái)
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả
VD: HS1 nói: Hoa có cả nhị và nhụy là hoa râm bụt.
HS2 : Giơ hoa lên và chỉ vào nhị và nhụy của hoa đó
-HS thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe những bộ phận chính của nhị và nhụy hoa lưỡng tính trong SGK---
-HS trình bày:
-HS1hỏi: Nhị hoa gồm những bộ phận nào?
-HS2 Trả lời: Gồm bao phấn ( chứa các hạt phấn) và chỉ nhị .
.
-1 HS nói lại cả sơ đồ hoa lưỡng tính
-Là hoa
-Là nhị
-Là nhụy
-Gồm nhị và nhụy
-HS đọc bạn cần biết
-Nhận xét tiết học
Người soạn Duyệt của BGH
File đính kèm:
- Dai dong bang duyen hai mien chung.doc