A/ Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong
học tập là không dối trá, gian lận khi bài làm bài kiểm tra, bài thi.
- Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập.
- Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi
thiếu trung thực trong học tập.
B/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, bảng phụ.
- HS: Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về tính trung thực trong học tập.
C/ Các hoạt động dạy học:
I/ Hoạt động đầu tiên: đây là bài đầu tiên nên không kiểm tra bài cũ.
II/ Hoạt động dạy học bài mới:
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2/ Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
- Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- Tóm tắt các cách giải quyết chính:
a) Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem.
b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
H: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách giải quyết đó?
2 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Đạo đức - Trung thực trong học tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Đạo đức
Tên bài dạy : Trung thực trong học tập(T1)
SGK trang. Thời gian dự kiến: 40 phút
A/ Mục tiêu :
- Giúp học sinh nhận thức được cần phải trung thực trong học tập. Trung thực trong
học tập là không dối trá, gian lận khi bài làm bài kiểm tra, bài thi.
- Hình thành và rèn cho học sinh thói quen biết trung thực trong học tập.
- Học sinh biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi
thiếu trung thực trong học tập.
B/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh vẽ, bảng phụ.
- HS: Xem trước bài, sưu tầm các mẩu chuyện, tấm gương về tính trung thực trong học tập.
C/ Các hoạt động dạy học:
I/ Hoạt động đầu tiên: đây là bài đầu tiên nên không kiểm tra bài cũ.
II/ Hoạt động dạy học bài mới:
1/ Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
2/ Hoạt động 2 : Xử lí tình huống.
- Cho HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 em liệt kê các cách giải quyết có thể có của bạn Long trong tình huống.
- Tóm tắt các cách giải quyết chính:
a) Mượn tranh của bạn để đưa cho cô giáo xem.
b) Nói dối cô là đã sưu tầm nhưng quên ở nhà.
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm, nộp sau.
H: Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? Vì sao chọn cách giải quyết đó?
Kết luận: Cách giải quyết (c) là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. Khi mắc lỗi gì chúng ta nên thẳng thắn nhận lỗi và sửa lỗi.
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ SGK.
3/ Hoạt động 3: Làm việc cá nhân bài tập1 (SGK).
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 1 trong SGK.
- HS làm việc cá nhân bài tập 1
- HS trình bày, nhận xét và kết luận:
+ Ý (c) là trung thực trong học tập.
+ Ý (a), (b), (d) là thiếu trung thực trong học tập.
4/ Hoạt động 4 : Thảo luận nhóm bài tập 2 (SGK).
- GV nêu từng ý trong bài tập và yêu cầu HS thảo luận và đưa các bảng tên phù hợp( Tán thành; Phân vân; Không tán thành).
- Yêu cầu HS các nhóm cùng lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn của mình, nhận xét đánh giá( Ý kiến (b), (c) tán thành; ý (a) không tán thành).
- Giáo dục HS:
.H: Chúng ta cần làm gì đểthể hiện tính trung thực trong học tập?
- Kết luận: (.cần thành thật trong học tập, dũng cảm nhận lỗi khi mắc lỗi, không nói dối, không quay cóp, chép bài của bạn, không nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra.)
5/ Hoạt động 5 : Liên hệ bản thân.
- Cho HS kể lại các mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập mà các em đã sưu tầm.
.H: Hãy nêu những hành vi của bản thân em mà em cho là trung thực?
.H: Nêu những hành vi không trung thực trong học tập mà em biết?
*Kết luận: Trung thực trong học tập giúp em mau tiến bộ và được mọi người yêu quý, tôn trọng.
" Khôn ngoan chẳng lọ thật thà
Dẫu rằng vụng dại vẫn là người ngay"
III/ Hoạt động cuối cùng:
1/ Củng cố :
- Hướng dẫn thực hành: GV yêu cầu HS về nhà tìm 3 hành vi thể hiện sự trung thực, 3 hành vi thể hiện sự không trung thực trong học tập.
2/ Dặn dò: Các nhóm chuẩn bị tiểu phẩm theo chủ đề bài học( BT5 SGK).
3/ Nhận xét tiết học.
File đính kèm:
- Trung thuc trong hoc tap(1).doc