1. Phát triển thể chất.
a. Rèn luyện sức khoẻ cho trẻ, phát triển các kỹ năng thụ động và các tố chất thể lực, phát triển năng lực của các giác quan.
- Trẻ biết được các món ăn hàng ngày, phòng tránh những thức ăn không an toàn.
b. Rèn luyện kỹ năng cơ bản về vận động : Lăn và di chuyển theo bóng, chạy nhấc cao đùi
- Trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát trong các hoạt động.
2. Phát triển nhận thức:
- Nhận biếtcác loại phương tiện giao thông phổ biến.
- Phân biệt các loại giao thông theo nhóm
- Nhận biết công dụng và lợi ích của các loại giao thông
- Biết chấp hành luật giao thông.
3. Phát triển ngôn ngữ:
- Tăng thêm vốn từ khi đọc các bài thơ, bài hát
- Trẻ kể được nội dung sự việc, bày tỏ ý định của mình đối với người khác.
- Làm quen một số từ mới qua đọc sách, trò chuyện về tranh ảnh phương tiện và luật giao thông
- Rèn luyện lễ phép khi giao tiếp.
41 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Đạo đức - Chủ đề: Phương tiện và luật lệ giao thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đích yêu cầu:
- Thay đổi trạng thái hoạt động học tập cho trẻ
- Củng cố hiểu biết của trẻ về cái ống nghe,như:đặc điểm, cấu tạo, công dụng
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn, bảo vệ sức khoẻ của mình.
II. Chuẩn bị:
Biển báo đèn giao thông - một số đá sỏi, khăn mặt
III.Tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát:
- Giới thiệu hoạt động, cho trẻ quan sát biển báo đèn giao thông.
- Trò chuyện về đặc điểm, công dụng, lợi ích
- Giáo dục trẻ biết chấp hành LLGT
Hoạt động 2: Trò chơi :
- Đèn giao thông.Cô nêu cách chơi, luật chơi
- Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. Tổ chức cho trẻ chơi (3-4 lần)
Hoạt động 3: Chơi tự do: Xâu lá
- Cô cho trẻ chọn nội dung chơi mà trẻ thích :nhặt lá vàng, xâu lá, chơi với chong chóng
- Cô theo dõi quá trình chơi của trẻ.
Cô nhận xét kết quả hoạt động và tuyên dương trẻ
III. SINH HOAT CHIỀU
Vui chơi cùng kidsmart
1. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ nhớ cách sử dụng công cụ máy tính.
- Trẻ biết lắng nghe thực hiện tốt các ở các góc.
- Trẻ đoàn kết vui chơi với bạn.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính
- Đồ dùng , đồ chơi ở các góc
III. Tiến hành:
- Hướng dẫn trẻ học kidsmart: LQ với các công cụ máy tính, hướng dẫn cách điều khiển con chuột, cách mở tắt các ngôi nhà ( Hoạt động mở: Học các đếm, đọc các chữ số)
Chơi trong góc
I. Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết thể hiện tốt vai chơi trong góc chơi.
- Rèn tính hợp tác và giúp đỡ nhau trong quá trình chơi.
II.Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi trong góc
III.Tiến hành:
- Cho trẻ về các góc theo sở thích, cô quan sát trẻ hoạt động và gợi ý trẻ chơi mở rộng.Kết hợp rèn luyện cho trẻ buổi sáng học chưa thực hiện được
- Nhận xét góc chơi.
IV. ĐÁNH GIÁ.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ tư ngày 24 tháng 3 năm 2010
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐLQVH: Ai đáng khen nhiều hơn.
I.Mục đích – yêu cầu:
- Phát triển ngôn ngữ, làm quen với một số từ mới.
- Hiểu nội dung chuyện, kể chuyện theo cô từng đoạn.
- Biết quan tâm giúp đỡ bạn bè và biết chấp hành luật lệ giao thông.
II.Chuẩn bị:
- Tranh kể chuyện
- Các con rối kể chuyện.
* Phương pháp: thực hành, trực quan, diễn kịch.
III.Tiến hành:
Hoạt động 1: - Cho trẻ chơi trò chơi “ôtô và chim sẻ”
- Trò chuyện về giao thông đường bộ.
Hoạt động 2:
- Cô giới thiệu tên truyện, nội dung chuyện và kể một lần cho trẻ nghe.
- Lần hai vừa kể vừa kết hợp với tranh minh họa.
- Đặt một số câu hỏi về nội dung chuyện, để trẻ suy nghĩ trả lời.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời bố mẹ, biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh.
- Cho trẻ kể lại chuyện theo mô hình diễn biến,
- Cũng cố cho trẻ diễn biến kịch, đóng vai các nhân vật, cô làm dẫn chuyện.
Hoạt động 3:
- Nhắc nhở và chuyển hoạt động.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
Quan sát tàu hỏa.
TCV Đ: Lái tàu.
CTD: Chơi theo ý thích.
I.Mục đính - yêu cầu:
- Nhận biết hình dáng, công dụng, đặc điểm, cấu tạo của tàu hỏa.
II. Chuẩn bị:
Tranh tàu hỏa, phấn, hột hạt.
III.Tiến hành:
Hoạt động 1: QS
- Cô đọc câu đố, giới thiệu tranh tàu hỏa cho trẻ quan sát.
- Nêu lên đặc điểm, công dụng của tàu.
- Cho trẻ so sánh taù hỏa và một số phương tiện giao thông đường bộ khác.
- Giáo dục trẻ không nên chơi gần đường sắt, không ném đá lên tàu.
Hoạt động 2: TCVĐ: Lái tàu.
- Cô giới thiệu tên trò chơi, cho trẻ nhắc lại cách chơi
- Quan sát và hướng dẫn trẻ chơi. Nâng yêu cầu trong khi chơi
Hoạt động 3: CTD
- Cho trẻ chơi theo ý thích.
- Cô quan sát trẻ chơi
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Vui chơi cùng kỉdsmart
I.Mục đich -yêu cầu:
- Trẻ biết khám phá các dụng cụ, đồ dùng của bé
- Biết xử dụng công cụ máy tính
- Trẻ hứng thú thực hiện tìm tòi khám phá
II.Chuẩn bị:
Máy vi tính -bút màu
III.Tiến hành:
- Hướng dẫn trẻ chơi kidsmart: khám phá đồ dùng, dụng cụ của bé
- Trẻ gọi tên các dụng cụ, đồ dùng đó
- Đếm số lượng các nhóm đồ dùng.
- Viết số tương ứng với số lượng đồ dùng trong tranh
Rèn thói quen lau mặt cho trẻ
I.Mục đich -yêu cầu:
- Trẻ biết thực hiện các thao tác lau mặt theo đúng trình tự.
- Rèn tính sạch sẽ
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân.
II.Chuẩn bị:
Khăn sạch cho mỗi cá nhân trẻ
III.Tiến hành:
- Cô hướng dẫn trẻ cách mở vòi nước, thao tác giặt khăn, vắt khăn khô và lau mặt theo đúng trình tự các bước, biết cách gấp khăn gọn gàng, biết cách sử dụng nước tiết kiệm trong khi rửa
IV. ĐÁNH GIÁ.
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ năm ngày 25 tháng 3 năm 2010
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐLQCV: Làm quen chữ p, q
I.Mục đích – yêu cầu:
- Nhận biết và phát âm đúng chữ: p, q.
- Phát triển vận động qua trò chơi.
- Biết giúp đỡ bạn trong học tập.Biết chấp hành luật lệ giao thông.
II.Chuẩn bị:
- Tranh chú bộ đội phi công và hải quân.
- Câu thơ, câu đó có chữ p,q.
* Phương pháp: đàm thoại, trực quan, luyện tập.
III.Tiến hành:
Hoạt động 1:
- Cho trẻ hát bài hát: em đi qua ngã tư đường phố.
- Nói chuyện về những người điều khiển phương tiện giao thông.
Hoạt động 2:
* Làm quen với p,q:
- Cô giới thiệu về tên gọi của người điều khiển giao thông đường không và lính bảo vệ biển khơi.
- Cho trẻ tên các chú bộ đội: phi công, hải quân.
- Cất tranh vè tìm chữ cái đã học, phát âm chữ đã học.
- Giới thiệu chữ mới: p, q.
- Cho trẻ phát âm đúng chữ: p, q.
- Cho trẻ so sánh giống và khác nhau giữa p và q:
* Trò chơi:
- Tìm chữ theo yêu cầu của cô.
- Ôtô về bến.
Cô giới thiệu luât chơi, trò chơi, hướng ndẫn trẻ chơi.
Hoạt động 3:
- Cho trẻ đọc bài thơ: đèn đỏ đền xanh và chuyển hoạt động.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
QS: Đèn giao thông
TCVĐ: Tín hiệu đèn giao thông
CTD: Chơi với chong chóng, lá khô,cát, sỏi
I.Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ quan sát và biết được đặc điểm của đèn giao thông.
- Trẻ biết tác dụng của đèn và hiểu luật đi đường đơn giản
II. Chuẩn bị:
Sân chơi sạch sẽ, đồ chơi cho trẻ, đèn giao thông, hộp đèn 3 màu
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: QS
- Quan sát đèn giao thông
- Bạn nào nhớ kể cho cô nghe đèn giao thông có những màu gì?
- Đèn giao thông thường đặt ở đâu?
- Đèn giao thông dùng để làm gì?...
- Cô cho trẻ quan sát đèn giao thông, cùng đàm thoại về đặc điểm, tác dụng của đèn và giáo dục trẻ một số luật đi đường đơn giản.
Hoạt động 2: TCVĐ:
- Làm theo tín hiệu đèn
Cô gọi tên trò chơi, cách chơi, luật chơi và tổ chức cho trẻ cùng chơi.
Tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
Hoạt động 3: Chơi tự do:
- Gợi ý cho trẻ chọn đồ chơi, chơi theo ý thích, cô quan sát, xử lý
- Nhận xét tuyên dương trẻ, chuyển hoạt động.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Trò chuyện về PTGT đường thuỷ
I.Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ biết tên gọi của một số PTGT đường thuỷ, có thái độ đúng đắn khi ngồi trên các PT.
- Hiểu được khái niệm về các PTGT của các loại đường.
II. Chuẩn bị:
- Tranh về một số PTGT
III. Tiến hành:
- Cho trẻ xem các bức tranh về PTGT đường thuỷ: tàu thuỷ, ca nô, thuyền buồm, cho trẻ gọi tên, nêu đặc điểm của các PT
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên thuyền không được vẫy tay xuống nước
Chơi trong góc
I. Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện tốt vai chơi trong góc chơi.
- Rèn tính hợp tác và giúp đỡ nhau trong quá trình chơi.
II.Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi trong góc
III.Tiến hành:
- Cho trẻ về các góc theo sở thích, cô quan sát trẻ hoạt động và gợi ý trẻ chơi mở rộng.Kết hợp rèn luyện cho trẻ buổi sáng học chưa thực hiện được
- Nhận xét góc chơi.
* Nêu gương, nhận xét cuối ngày
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Thứ sáu ngày 26 tháng 3 năm 2010
HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐAN: BIỄU DIỄN VĂN NGHỆ
I. Mục đích - yêu cầu:
-Trẻ biết vận động, hát đúng diễn cảm theo giai điệu các bài hát đã học.Biết phối hợp cùng bạn biễu biễn văn nghệ.
- Phát triển, rèn luyện kỹ năng hát, nghe hát, vỗ tay và kỹ năng chú ý,ghi nhớ có chủ định, và cảm xúc âm nhạc.
- Giáo dục tình yêu âm nhạc, tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
Hoa tay, gõ phách, trang phục văn nghệ.
* Phương pháp: biểu diễn diễn cảm
III. Tiến hành:
Hoạt động 1:
- Cô ổn định tổ chức, hóa trang cho trẻ.
- Cô giới thiệu nội dung hoạt động.
Hoạt động 2: Biễu diễn văn nghệ.
- Cô tổ chức cho cả lớp hát kết hợp vỗ tay, vận động theo các bài trong chủ đề theo hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân
+ Lái ô tô
+ Em đi chơi thuyền
+ Đường em đi
+ Em đi qua ngã tư đường phố
+ Nhớ lời cô dặn
- Cô kết hợp hát cho trẻ nghe bài “Anh phi công ơi, nhớ lời cô dặn” vào giữa chương trình biễu diễn của trẻ.
Hoạt động 3: Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRƠI.
Quan sát: ôtô tải.
TCVĐ: Ôtô và chim sẻ.
CTD: Vẽ theo ý thích.
I.Mục đính- yêu cầu:
- Trẻ nhận biết hình dáng, công dụng, nơi hoạt động của ôtô tải.
- Biết một số luật lệ giao thông đường bộ.
II.Chuẩn bị:
Tranh ô tô tải
III. Tiến hành:
Hoạt động 1: TCVĐ
- Ôtô và chim sẻ.
- Cô giới thiệu về trò chơ, luật chơi và hướng dẫn trẻ chơi.
Hoạt động 2: QS: ôtô tải.
- Cô đố câu đố về ôtô tải, cho trẻ kể về hình dáng xe tải mà trẻ được thấy.
- Giới thiệu tranh ôtô tải cho trẻ quan sát và nêu các bộ phận rõ nét của ôtô tải.
- Cô nêu lại các đặc điểm chính và giáo dục trẻ không chơi ở lòng đường, không ném đá vào xe, tàu,..
Hoạt động 3: CTD
- Vẽ theo ý thích.
- Quan sát và hướng dẫn trẻ vẽ ôtô, thuyền buồm,
III. HOẠT ĐỘNG CHIÊU
Chơi trong góc
I.Mục đích - yêu cầu: - Trẻ biết thể hiện tốt vai chơi trong góc chơi.
- Rèn tính hợp tác và giúp đỡ nhau trong quá trình chơi.
II.Chuẩn bị:
- Đồ dùng đồ chơi trong góc
III.Tiến hành:
- Cho trẻ về các góc theo sở thích, cô quan sát trẻ hoạt động và gợi ý trẻ chơi mở rộng.Kết hợp rèn luyện cho trẻ buổi sáng học chưa thực hiện được
- Nhận xét góc chơi.
Nêu gương cuối tuần
I.Mục đích - yêu cầu:
- Trẻ biết nhận xét về mình về bạn, biết cố gắng chăm ngoan để có được phiếu bé ngoan.
- Giáo dục trẻ tính thật thà,biết nhận cái sai, đúng
II .Chuẩn bị:
- Phiếu bé ngoan
III. Tiến hành:
- Cho trẻ hát: “Hoa bé ngoan”.
- Đàm thoại về bài hát và khái niệm ngoan hư.
- Cho trẻ nhận xét giữa các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp.
- Cô nhận xét chung.
- Tuyên dương và phát phiếu bé ngoan cho trẻ.
* Vệ sinh - trả trẻ.
IV. ĐÁNH GIÁ.
File đính kèm:
- Phuong tien giao thong.doc