1. Phát triển thể chất:
a. Rèn luyện sức khoẻ cho trẻ, phát triển các kỹ năng thụ động (thô - tinh) và các tố chất thể lực, phát triển năng lực của các giác quan.
- Trẻ biết được các món ăn hàng ngày, phòng tránh những thức ăn không an toàn.
b- Phát triển các kỉ năng vận động trèo thang, ném xa, bật xa,
- Phối hợp các vận động giữa tay và mắt; khả năng thăng bằng
- Phát triển vận động tinh: Cử động cơ thể theo nhu cầu của bản thân
2. Phát triển nhận thức:
- Biết địa chỉ nơi trẻ sống, địa chỉ họ hàng gần gũi của trẻ.
- Biết mối quan hệ của các thành viên trong gia đình.
- Hiếu thảo, lễ phép, cách ứng xử với người thân.
- Hình thành nhân cách con người văn minh, lịch sự cho trẻ qua các môn học.
68 trang |
Chia sẻ: donghaict | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án giảng dạy lớp 4 môn Đạo đức - Chủ đề: Bé yêu gia đình nhỏ - Ngày 20 -11, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấn vẽ
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Trò chuyện về người thân của bé
+Cô gợi cho trẻ trò chuyện về người thân của bé.
+GD trẻ biết yêu quý ông bà cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
+Gợi cho trẻ vẽ những người thân đó thì vẽ như thế nào ?
+Gợi cho trẻ vẽ theo ý thích của mình bằng phấn dưới sân chơi.
+Nhận xét sản phẩm.
Hoạt động 2: TCVĐ: Rồng rắn lên mây.
+Cô phổ biến luật chơi, cách chơi.
+Tổ chức cho trẻ chơi 4-5 lần.
Hoạt động 3: Chơi tự do: Cô bao quát lớp.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
. Làm quen câu chuyện: Ba cô gái
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
- Trẻ thích nghe kể chuyện.
- Trả lời được câu hỏi của cô.
- Giáo dục trẻ yêu quý mẹ.
II.CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ câu chuyện.
III.TIẾN HÀNH:
- Hát: bàn tay mẹ.
- Gợi cho trẻ trò chuyện tình cảm về mẹ con.
- Cô kể cho trẻ nghe câu chuyện: Ba cô gái
- Gợi cho trẻ trò chuyện theo nội dung truyện:
+ Cô vừa kể truyện gì ?
+ Trong truyện có ai ?
+Bé có nhận xét gì về ba cô gái?
+ Nếu là con con sẽ làm gì khi mẹ ốm ?
- Hát: Cả nhà thương nhau.
Vui chơi cùng kỉdsmart
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết khám phá các ngôi nhà của các con vật
- Trẻ hứng thú thực hiện tìm tòi khám phá
II. CHUẨN BỊ:
- Máy vi tính
III. TIẾN HÀNH:
- Hướng dẫn trẻ khám phá ngôi nhà của các con vật
- Trẻ gọi tên các con vật - Đếm số lượng của từng nhóm
IV. ĐÁNH GIÁ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 4 ngày 2 tháng 12 năm 2009
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐLQVH:Ba cô gái
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Kiến thức: Trẻ nhớ tên chuyện, các nhân vật trong câu chuyện. Hiểu nội dung câu chuyện, biết kể lại chuyện dưới sự hướng dẫn của cô
2. Kỷ năng: - Phát triển sự chú ý, ghi nhớ -Trẻ đàm thoại diễn đạt mạch lạc rõ ràng 3. Thái độ: -.Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia vào hoạt động học tập .
- Giáo dục trẻ biết hiếu thảo,yêu thương bố mẹ
II.CHUẨN BỊ:
Tranh minh họa, mô hình, bài thơ,bài hát về gia đình
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: Cho trẻ hát bài : “Cả nhà thương nhau”
- Đàm thoại nội dung bài hát, trò chuyện kể về gia đình bé
Hoạt động 2:
- Cô dẫn dắt, giới thiệu câu chuyện
- Cô kể chuyện lần 1
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp tranh minh họa
- Đàm thoại trích dẫn:
- Trong câu chuyện có những ai?
- Bà mẹ sinh được mấy người con?
- Bà gọi sóc con dến và nói gì?
- Sóc đưa thư cho chị Cả và nói gì?
- Chị Cả biến thành con gì?
- Chị Hai biến thành con gì? Vì sao?
- Nghe tin mẹ ốm chị Út như thế nào?
- Nếu mẹ ốm con phải làm gì?
- Cô củng cố lại và giáo dục trẻ
Hoạt động 3:
- Cho trẻ chơi: Thi ghép hình các nhân vật trong chuyện
- Cô hướng dẫn cho trẻ kể chuyện qua mô hình
- Kể đối đáp theo lời đối thoại các nhân vật
Hoạt động 4:
- Trẻ đọc bài thơ “ Yêu mẹ”, chuyển hoạt động nhẹ nhàng
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Kể chuyện sáng tạo.
- Lao động vệ sinh cây xanh
- Chới tự do.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
- Trẻ biết cùng cô nhặt lá, nhổ cỏ
- Biết kể chuyện về gia đình, diễn đạt mạch lạc.
II.CHUẨN BỊ:
- Khăn lau, xô nước, sọt rác
- Tranh ảnh về gia đình.
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1 : - Thực hành lao động vệ sinh cây xanh
+ Cô cùng trẻ trò chuyện về công việc cần làm.
+ Phân nhóm trẻ, phân công việc từng nhóm.
+ Cô cùng làm với trẻ, động viên trẻ tích cực tham gia.
Hoạt động 2: - Kể chuyện về gia đình.
+ Cô cho trẻ em tranh ảnh gia đình, gợi cho trẻ kể về nội dung bức tranh.
+ Gợi cho trẻ tự kể về gia đình cháu.
+ Động viên trẻ diễn đạt rõ ý.
+ Giáo dục trẻ yêu quý gia đình của minh.
Hoạt động 3: - Chơi tự do: Cô bao quát lớp.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Thi : Bé hát hay.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
- Trẻ mạnh dạn tham gia biều diễn.
II.CHUẨN BỊ:
- Nhạc cụ, mũ, hoa tay văn nghệ.
III.TIẾN HÀNH:
- Cô tổ chức cho trẻ thi “Bé hát hay”
+ Động viên trẻ mạnh dạn tham gia hát múa, biều diễn.
Chơi ở các góc
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết thể hiện tốt vai chơi trong góc chơi.
- Rèn tính hợp tác và giúp đỡ nhau trong quá trình chơi.
II. CHUẨN BỊ:
- Đồ dùng đồ chơi trong góc
III. TIẾN HÀNH:
- Cho trẻ về các góc theo sở thích, cô quan sát trẻ hoạt động và gợi ý trẻ chơi mở rộng , chơi sáng tạo
- Kết hợp rèn luyện cho những trẻ học buổi sáng chưa thực hiện được
IV. ĐÁNH GIÁ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 5 ngày 4 tháng 12 năm 2009
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
HĐLQVT:NHẬN BIẾT KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
1. Kiến thức: Nhận bíêt và phân biệt được khối vuông, khối chữ nhật
2.Kỹ năng : - Phát triển sự ghi nhớ có chỉ định
3.Thái độ : - Trẻ mạnh dạn tự tin tích cực tham gia vào hoạt động học tập .
- Trẻ biết giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập.
II.CHUẨN BỊ:
Mỗi trẻ có khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, dất sét
-Của cô giống trẻ, một số đồ dùng có hình dạng khối vuông, khối chữ nhật
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: - Cô và trẻ cùng hát bài “thiên đường của bé”
- Đàm thoại nội dung bài hát, và trò chuyện về tình cảm của bé với gia đình
Hoạt động 2 : a) Nhận biết khối cầu khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
- Cho trẻ chơi trò chơi xây nhà bằng các khối. Nói tên các khối
- Đặt câu hỏi để trẻ trả lời : vì sao có khối chồng lên nhau được, có khối không chồng lên nhau được
- Cho trẻ nhắc lại đặc điểm cấu tạo hình dạng bên ngoài của các khối và đếm số mặt của các khối
b) So sánh khối vuông, khối chữ nhật
- Cho trẻ so sánh sự khác nhau giưa hai hình khối
- Khác nhau: khối vuông có 6 mặt đều vuông, khối chữ nhật có 6 mặt đều là hình chữ nhật .
- Giống nhau: đều có 6 mặt, chồng được lên nhau.
Hoạt động 3 : Trò chơi:
- Tìm đồ dùng có hình dạng khối vuông, khối chữ nhật
- Thi ai nhanh cắt dán hình các mặt khối (cô hướng dẫn trẻ thực hiện)
Hoạt động 4: Cho trẻ hát : “Nhà của ai”
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
QS: Thời tiết
TCDG: dung dăng dung dẻ
CTD: chơi theo ý thích.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
- Biết được thời tiết trong ngày như thế nào( nóng, mát mẻ, ...)
- rèn và phát triển ngôn ngữ, óc quan sát, chú ý , ghi nhớ có chủ định
- Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật.
II.CHUẨN BỊ:
- Địa điểm hoạt động thoáng mát, lá cây, cỏ, sỏi đã chuẩn bị sẵn.
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: QS: Thời tiết
- Cô dẫn trẻ dạo chơi quanh sân trường
- Gợi hỏi trẻ về thời tiết hôm nay như thế nào?
- Trò chuyện với trẻ vê khí hậu, bầu trời, cảnh vật , cây cối ngày này.
- Giáo dục trẻ với trời nắng, nóng thi không nên đi ra ngoài nắng dể say nắng, và khi ra ngoài trời là cần phải đội mủ.
Hoạt động 2: TCDG: Dung dăng dung dẻ
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, cô khái quát lại và cho trẻ chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ cùng chơi
Hoạt động 3: CTD: Xâu xếp lá, vẽ, xếp hột hạt
- Cho trẻ lựa chọn các nội dung đã chuẩn bị. Cô quan sát, xử lý tình huống.
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Làm quen một số bài hát trong chủ điểm
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
- Trẻ biết tên và thuộc một số các bài hát trong chủ điểm gia đình -.Biết thể hiện cảm xúc khi hát.
- Rèn và phát triển khả năng cảm xúc thẩm mỹ, yêu thích âm nhạc
- Giáo dục tình yêu thương gia đình và người thân.
II.CHUẨN BỊ:
Băng nhạc các bài hát trong chủ điểm
III.TIẾN HÀNH:
Cho trẻ nghe một số bài hát về chủ điểm bằng băng hình.
- Đàm thoại về các bài hát mà trẻ nghe được.
- Mời một số trẻ lên hát bài hát mà trẻ thuộc.
-:Nhận xét, tuyên dương và trả trẻ.
Trẻ vui chơi cùng kidsmart
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu nội dung và thực hiện đúng yêu cầu bài học
- Trẻ tô màu các loại đồ dùng không làm lem ra ngoài
II.CHUẨN BỊ:
- Vở, giấy, bút màu, bàn ghế ..
III.TIẾN HÀNH:
* Hướng dẫn trẻ học kidsmart: Khám phá ngôi nhà Millie ( Hoạt động mở: Học các chữ số, đếm đủ số lượng 7 đồ dùng)
IV. ĐÁNH GIÁ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG MỘT NGÀY
Thứ 6 ngày 5 tháng 12 năm 2009
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
-. HĐDAN: Biểu diễn văn nghệ.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
- Trẻ hứng thú tham gia hát múa biểu diễn văn nghệ.
- Biết thể hiện tình cảm của mình qua các tác phẩm bài hát.
- Giáo dục trẻ yêu quý gia đình của mình.
II.CHUẨN BỊ:
- Đàn
- Nhạc cụ phách gõ, mũ múa, hoa tay
III.TIẾN HÀNH:
- Cô làm người dẫn chương trình cho trẻ tham gia biểu diễn các bài hát về gia đình.
- Động viên trẻ mạnh dạn tham gia.
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Quan sát: Xe đạp
- TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh
- CTD: Chơi theo ý thích
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU :
:- Trẻ nhận biết xe đạp là phương tiện đi lại cần thiết cho gia đình. Biết một số bộ phận, đặc điểm của xe đạp, biết so sánh khác nhau của một số loại xe.
- GD trẻ ngồi xe phải cẩn thận, bảo quản đồ dùng trong gia đình
II.CHUẨN BỊ:
- Xe đạp , phấn vẽ, hột hạt
III.TIẾN HÀNH:
Hoạt động 1: QS: Xe đạp
- Cô cho trẻ kể tên một số đồ dùng trong gia đình
- Cô giới thiệu trẻ quan sát xe đạp và gợi ý cho trẻ cùng khám phá đặc điểm công dụng của một số bộ phận
- Cho trẻ kể về xe của nhà bé, nêu lợi ích của xe
- Cho trẻ so sánh sự khác nhau của một số loại xe.
Hoạt động 2: TCVĐ: Thi xem tổ nào nhanh
- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi luật chơi
- Cô tổ chức cho trẻ cả lớp cùng tham gia chơi, cô bao quát trẻ chơi trong quá trình chơi cô tăng cao yêu cầu
Hoạt động 3: TCTD : - Cô cho trẻ nhặt lá xung quanh trường kết thành đồ chơi, chơi với các đồ chơi trong trường
III. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
Sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết cùng cô sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định.
- Rèn tính cẩn thận, ngăn nắp
- Giáo dục trẻ biết hợp tác cùng bạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
II. TIẾN HÀNH:
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ.và phân vị trí sắp xếp đồ chơi cho từng tổ
- Cô thực hiện cùng trẻ, quan sát và hướng dẫn trẻ cách sắp xếp gọn gàng
đẹp mắt
Nêu gương cuối tuần
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Trẻ biết nhận xét về mình về bạn, biết cố gắng chăm ngoan để có được phiếu bé ngoan.
- Giáo dục trẻ tính thật thà,biết nhận cái sai, đúng
II. CHUẨN BỊ :
- Phiếu bé ngoan
III. TIẾN HÀNH:
- Cho trẻ hát: “Cả tuần đều ngoan”.
- Đàm thoại về bài hát và khái niệm ngoan hư.
- Cho trẻ nhận xét giữa các bạn trong nhóm, trong tổ, trong lớp.
- Cô nhận xét chung.
- Tuyên dương và phát phiếu bé ngoan cho trẻ.
IV. ĐÁNH GIÁ
File đính kèm:
- Gia dinh.doc